Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo mới khi mua sắm trực tuyến mùa dịch

Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo mới khi mua sắm trực tuyến mùa dịch - Ảnh 1.

Cụ thể, các đối tượng sẽ dùng một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo như lừa đảo qua dịch vụ “Ship COD” (dịch vụ vận chuyển sẽ ứng số hàng cho người bán khi nhận hàng và thu lại tiền của người mua khi giao hàng). Nhiều trường hợp người mua yêu cầu người bán nâng giá ghi trên phiếu mua hàng của sản phẩm để thu khoản chênh lệch giá; người bán cho rằng việc đó không ảnh hưởng gì đến mình nên đồng ý và sử dụng dịch vụ “Ship COD” để giao nhận hàng.

Sau khi đưa hàng cho dịch vụ vận chuyển và nhận tiền ứng hàng lớn hơn so với giá trị sản phẩm, người bán chuyển khoản số tiền chênh lệnh lại cho người mua theo như thỏa thuận. Tuy nhiên, khi dịch vụ vận chuyển thông báo không tìm thấy người nhận ở địa chỉ nhận hàng hoặc không có ai mang tên như trên phiếu giao hàng thì người bán phải hoàn lại tiền ứng hàng vì không thể giao hàng. Như vậy, người bán đã bị lừa mất số tiền chênh lệnh giá.

Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo mới khi mua sắm trực tuyến mùa dịch - Ảnh 1.
Các đối tượng tội phạm mạng triệt để sử dụng những sơ hở trong quá trình mua sắm trực tuyến, sự bất cẩn của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Một phương thức khác là dùng ảnh chụp màn hình lệnh chuyển khoản giả. Nhiều người bán hàng bị nhóm trên mạng xã hội Facebook lừa vì tưởng nhầm khách đã chuyển tiền cho mình. Theo đó, đối tượng giả làm khách đặt mua hàng qua mạng, đồng thời chụp màn hình điện thoại về thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán cho bên bán thành công qua Internet Banking. Bên bán coi hình chụp màn hình điện thoại, tưởng thông tin chuyển khoản số tiền là thật nên nhờ dịch vụ giao nhận chuyển hàng cho khách.

Khi Shipper lấy hàng đi rồi, tài khoản ngân hàng của người bán chưa nhận được tiền nên gọi cho khách hàng thì sẽ được trấn an là do ngân hàng bị lỗi mạng nên tiền chưa tới. Lúc này, phía dịch vụ vận chuyển giao hàng xong nên bên bán không thể lấy lại hàng được.

Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo mới khi mua sắm trực tuyến mùa dịch - Ảnh 2.

Ứng dụng giả mạo yêu cầu đăng ký mua và tiêm vaccine dịch vụ.

 

Các đối tượng còn dùng các “App” lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine COVID-19, thiết bị y tế. Các ứng dụng này có hình thức đầu tư vào các gói vaccine COVID-19 hoặc thiết bị y tế như khẩu trang, kính bảo hộ… Người dùng bị dụ dỗ, lôi kéo đăng ký tài khoản tại một trang web hoặc “App” không rõ nguồn gốc, không có bản quyền công ty bảo hộ; việc đầu tư sẽ thu lời hàng ngày. Việc trao đổi thông tin với người hỗ trợ cũng như các thành viên khác được thực hiện qua nhóm chat trên Zalo, Telegram hoặc các ứng dụng mạng xã hội khác. Nhiều người bị lừa hàng chục triệu đồng khi “App” sập, không thể rút lại tiền.

Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng “xoáy” nhiều vào các thủ đoạn liên quan như tạo các website bán hàng trực tuyến vật tư y tế như khẩu trang y tế, nước rửa tay khử khuẩn… Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc và không giao hàng như thỏa thuận. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá dịch vụ tiêm vaccine, bán các sản phẩm có khả năng phòng ngừa virus để lừa nạn nhân.

Đồng thời, các đối tượng còn giả danh nhân viên bệnh viện mạo nhận thông báo đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi bệnh COVID-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán chi phí cho quá trình điều trị…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Vạch trần 6 chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã cảnh báo 6 chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chia sẻ :


Lừa đảo tài chính ngân hàng: Làm gì để không thành nạn nhân?

Người tiêu dùng tuyệt đối không truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của người tiêu dùng vào trang web/liên kết lạ.

Chia sẻ :


Trở thành ‘con mồi’ vì đăng thông tin ‘lỗi chuyển tiền’ lên mạng xã hội

Theo cơ quan điều tra, một trong những thủ đoạn mới nhất của nhóm tội phạm an ninh mạng là truy tìm “con mồi” trên các trang mạng xã hội (Facebook, Google) bằng cách tìm từ khóa như: “chuyển tiền nhầm”, “lỗi chuyển tiền”.

Chia sẻ :


Thêm 7 ngân hàng tham gia chuyển tiền nhanh Napas247 bằng mã VietQR

Đến thời điểm hiện tại, khách hàng đã có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền bằng mã QR trên ứng dụng mobile banking của 21 ngân hàng…

Chia sẻ :


Gần 2.000 người “sập bẫy” lừa chạy quảng cáo trên mạng xã hội

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, phát hiện ngày 21/10/2020, tại phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Quá trình điều tra xác định, có khoảng gần 2.000 người trên khắp cả nước bị nhóm của Lương Ngọc Đức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ :


Lừa đảo bán rau Đà Lạt hữu cơ

Một tài khoản mạng xã hội tên Hữu cơ Đà Lạt đã thường xuyên thực hiện hành vi giả bán rau củ hữu cơ để lừa đảo tiền đặt hàng của nhiều người.

Chia sẻ :


Công an cảnh báo người dân về những “sàn chứng khoán quốc tế”

Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa đưa ra cảnh báo cho người dân về những “sàn chứng khoán quốc tế”.

Chia sẻ :


Cảnh giác với chiêu bán số lô đề

Nhiều người dùng Facebook phản ánh các chủ tài khoản lạ mặt liên tục gửi yêu cầu mời họ kết bạn. Những tài khoản này thường quảng cáo trúng số lô, đề “bao trúng 100%”.

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Tin CTKM Thảnh thơi giao dịch – Thỏa thích nhận quà (Ebanking)

THẢNH THƠI GIAO DỊCH – THỎA THÍCH NHẬN QUÀ CÙNG BAC A BANK Thảnh thơi giao dịch- Thỏa thích nhận quà cùng Bac A Bank…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *