Các ngân hàng nói sẽ đưa lãi suất huy động về dưới 9,5%

Trước việc một số đơn vị đẩy lãi suất huy động lên 11-12% một năm, Hiệp hội ngân hàng đề xuất mức lãi (gồm cả phần khuyến mại) cao nhất chỉ 9,5% và được các nhà băng ủng hộ.

Sáng nay, với sự tham dự của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) họp với các tổ chức tín dụng về vấn đề lãi suất huy động và cho vay.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký VNBA đánh giá, nhờ các giải pháp điều hành linh hoạt, thị trường ngoại tệ đã bớt căng thẳng, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động của ngân hàng với doanh nghiệp và dân cư “vẫn rất cao”, phổ biến từ 9-10% với kỳ hạn trên 12 tháng, trong đó một số ngân hàng huy động tới 11,5%.

“Điều này gây nên tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn với cả người gửi tiền và đi vay”, Tổng thư ký VNBA nhận xét. Việc tăng lãi suất huy động cũng khiến chi phí đầu vào các nhà băng tăng lên, làm thu hẹp chênh lệch lãi suất, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khó giảm lãi suất cho vay.

Diễn biến này có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ buộc phải tăng lãi suất lên mức cao hơn mặt bằng chung để giữ chân khách hàng.

Trước tình hình đó, VNBA kêu gọi các hội viên là ngân hàng thương mại thống nhất mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5% trên năm, kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất. Điều này nhằm ổn định mặt bằng huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống.

Trước lời kêu gọi này, đại diện các tổ chức tín dụng cho biết thống nhất quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và ủng hộ đề xuất giới hạn trần lãi suất huy động ở mức 9,5%.

Dù vậy, một số công ty tài chính cũng kiến nghị không “áp trần” lãi suất. Theo đại diện Công ty Tài chính Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit), Công ty Tài chính Bưu Điện (PTF), do đặc thù công ty tài chính không được phép huy động vốn dân cư mà chỉ được huy động vốn của doanh nghiệp và các tổ chức khác nên lãi suất đầu vào cao. Các đơn vị này mong muốn Ngân hàng Nhà nước không áp trần lãi suất huy động để tạo điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Hiệp hội sau đó đã có văn bản báo cáo Thống đốc và kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2023.

Tham dự cuộc họp, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết đã quán triệt các ngân hàng giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực của từng tổ chức tín dụng. Ông yêu cầu giảm lãi suất nhưng không để các ngân hàng suy yếu về năng lực tài chính. Đồng thời, các nhà băng cũng không thể để lãi suất tăng đến mức gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

“Giảm lãi suất quan trọng nhất là cắt giảm chi phí hoạt động và lợi nhuận, và cổ đông phải chia sẻ”, ông Đào Minh Tú nói.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


Lãi suất thấp, người dân “chán” gửi tiền vào ngân hàng?

Với bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp, trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng gần như không tăng…

Chia sẻ :


Tham lãi nghìn tỷ, ngân hàng giảm lãi suất nhỏ giọt

Các ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay hơn nữa để hỗ trợ DN gặp khó khăn do dịch Covid-19, nếu họ chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận.

Chia sẻ :


Lãi suất tiết kiệm tăng: Ai lợi, ai thiệt?

Lãi suất huy động từ 6,4% thậm chí 7,55%/năm, khoảng 15 ngân hàng đã gia nhập cuộc đua tăng lãi suất huy động.

Chia sẻ :


Ngân hàng “mất đứt” 28 nghìn tỷ đồng chứ không phải chuyện trên ti vi

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, muốn ngân hàng có thể hỗ trợ tiếp doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp khó khăn, dưới chuẩn, cần phải có cơ chế và chính sách ở mức cao hơn…

Chia sẻ :


Sau thông báo của Fed, tỷ giá USD/VND vẫn bình ổn

Ngoại trừ tỷ giá trên liên ngân hàng tăng, giá USD tại các thị trường còn lại vẫn duy trì xu hướng giảm…

Chia sẻ :


Chỉ trong 2 tuần, đã có hơn 10 ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất cho vay từ 0,5-2%/năm

Trong khi đó, lãi suất huy động lại tăng nhẹ từ 10 – 40 điểm cơ bản ở một số ngân hàng với hầu hết các kỳ hạn.

Chia sẻ :


KienlongBank triển khai chương trình giảm lãi suất cho vay lên đến 2%

KienlongBank ưu đãi giảm lãi vay cho KHDN và KHCN Với mong muốn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó, khôi phục sản…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *