Các hãng hàng không Việt Nam đang nợ như “chúa chổm”

Các hãng hàng không Việt Nam đang nợ như "chúa chổm"

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc gỡ khó, hỗ trợ cho doanh nghiệp hàng không.

Nội lực bị bào mòn, dòng tiền thâm hụt nghiêm trọng

Ông Phạm Việt Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam – cho biết, nội lực các hãng đang bị bào mòn. Đợt bùng phát dịch lần thứ 3 và thứ 4 rơi vào mùa bay cao điểm Tết cổ truyền và mùa du lịch hè 2021 khiến doanh thu giảm trên 90% so với cùng kỳ. Từ đầu tháng 5 đến nay, gần 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế bị đóng băng.

“Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt Nam giảm trên 60%, ước năm nay tiếp tục giảm so với năm 2020 và năm nay lỗ sẽ lớn hơn khoản lỗ 16.000 tỷ đồng năm 2020. Số tiền nộp ngân sách năm 2020 sẽ bị giảm khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó mỗi tháng các hãng vẫn phải chi trên 100 tỷ đồng để trả tiền thuê máy bay, trả vay ngân hàng, trả cho đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào, duy tu bảo dưỡng và trả lương cho nhân viên” – ông Dũng thông tin.

Dẫn chứng cụ thể về từng hãng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho hay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của Vietnam Airlines (VNA), Vietjet Air (VJA) và Bamboo Airways (BAV) hiện đã lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động của các hãng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong đó, riêng VNA tính đến 30/6 nợ quá hạn với các đối tác, nhà cung cấp lên đến 13.337 tỷ đồng.

Mặc dù trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay, VJA báo có lãi gộp nhưng đó là do bán tài sản, bán cổ phiếu quỹ và kinh doanh tài chính. Thực chất VJA cũng bị lỗ lớn ở trong ngành nghề kinh doanh chính của hãng là vận tải hàng không. Tính đến 30/6, khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả quá hạn của VJA đã lên tới 13.800 tỷ đồng; số nợ này của BAV cũng lên tới gần chục nghìn tỷ đồng…

Trong khi dịch Covid-19 khiến nguồn thu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của việc thực hiện giãn cách xã hội đã đẩy nhiều hãng hàng không vào tình thế khó khăn, kiệt quệ về tài chính. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành hàng không, dù nguồn thu giảm mạnh nhưng chi thường xuyên của các hãng vẫn rất lớn như chi trả tiền thuê, mua tàu bay; trả nợ, lãi ngân hàng, chi bảo hiểm; bảo dưỡng, chi trả lương… Năm 2019 trung bình mỗi ngày VNA chi hết 268 tỷ đồng, VJA chi hết 128 tỷ đồng.

Khôi phục các đường bay nội địa, quốc tế

Trong văn bản gửi Thủ tướng, VABA kiến nghị Thủ tướng sớm có yêu cầu cụ thể đối với việc khôi phục lại các đường bay quốc tế và quốc nội trên cơ sở đánh giá các nguy cơ bảo đảm công tác phòng chống dịch như công nhận việc tiêm vaccine giữa các quốc gia có đường bay đến Việt Nam, giảm hoặc miễn thời gian cách ly đối với hành khách đã được tiêm vaccine, xét nghiệm, tạo điều kiện cho việc xét nghiệm tại các cảng hàng không, sân bay, thống nhất giá trị hiệu lực của kết quả xét nghiệm…

Cùng đó, VABA đề nghị cho phép các địa phương được xây dựng và chủ động áp dụng vùng, hành lang du lịch an toàn đối với khách du lịch quốc tế. Có chính sách ưu tiên vốn ngân sách cho các công trình, dự án quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời tạo điều kiện giảm giá dịch vụ liên quan đến các công trình hạ tầng hàng không khác có thể được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

Về chính sách nguồn vốn, VABA đề nghị xem xét chính sách cho hãng hàng không khác vay lãi suất 0%, như đã thực hiện với VNA (gói 4.000 tỷ đồng vay tối đa 3 năm), nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng theo luật định và giúp hãng hàng không giải quyết thanh khoản.

VABA cũng đề nghị cho phép tiến hành các thủ tục đối với gói vay 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho các hãng hàng không như đề xuất từ tháng 11/2020 của Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì và duy trì hoạt động trong thời gian chưa đạt miễn dịch cộng đồng.

Về chính sách thuế, phí, VABA đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục để giảm 70% thuế bảo vệ môi trường cho các hãng hàng không. Theo đánh giá của ông Phạm Việt Dũng, mức giảm 30% hiện nay không đáng kể.

Cùng đó, VABA đề xuất cho phép giảm từ 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hãng hàng không trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay, giảm từ 50% thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, giảm thời gian nộp bảo hiểm xã hội đến hết năm 2022 để hỗ trợ cho người lao động, giảm từ 50% thuế nhập khẩu phụ tùng sửa chữa máy bay.

Xem xét miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ công ích như Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam.

Liên quan tới kiến nghị của VABA, mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản đề nghị các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định pháp luật về việc hỗ trợ doanh nghiệp ngành hàng không.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Chính phủ yêu cầu loạt bộ ngành vào cuộc “giải cứu” các hãng hàng không

Văn phòng Chính phủ vừa chuyển 4 Bộ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý kiến nghị hỗ trợ các hãng hàng không vay lãi suất ưu đãi, để hoá giải “bom nợ” ngắn hạn trên 50.000 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


Hãng hàng không tư nhân sắp được giải cứu?

Dự kiến ngày 28/9 tới đây sẽ có buổi đối thoại trực tiếp giữa Ngân hàng Nhà nước với toàn bộ doanh nghiệp hàng không và ngân hàng thương mại có dư nợ để tháo gỡ khó khăn về vốn…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp bầu Thắng lỗ nặng, dòng tiền âm

Công ty cổ phần Đồng Tâm do ông Võ Quốc Thắng nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị có quý I/2021 u ám khi rơi vào thua lỗ, dòng tiền âm nặng.

Chia sẻ :


Vietnam Airlines: Lỗ lũy kế gần 18.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chính thức âm

Làn sóng Covid-19 lần thứ tư giáng thêm một đòn chí mạng xuống các doanh nghiệp ngành hàng không, bi đát nhất là Vietnam Airlines.

Chia sẻ :


Làn sóng Covid thứ 4 chưa dứt, gần 80 nghìn DN rút khỏi thị trường

Sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19. Nhiều DN thiếu trầm trọng nguồn tiền để trả lương, bảo hiểm, vốn vay, thuê mặt bằng… 

Chia sẻ :


FLC: Doanh thu bán niên trên 3.826 tỷ đồng, lãi tăng mạnh so với cùng kỳ

Báo cáo tài chính quý 2 của FLC cho thấy doanh nghiệp ghi nhận trên 3.826 tỷ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 6 tháng đầu năm, với lãi tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ :


Tham lãi nghìn tỷ, ngân hàng giảm lãi suất nhỏ giọt

Các ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay hơn nữa để hỗ trợ DN gặp khó khăn do dịch Covid-19, nếu họ chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận.

Chia sẻ :


Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *