Các doanh nghiệp tại Bình Dương đã được vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng

Chiều nay, 22/10/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến về giải pháp của ngành ngân hàng góp phần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Thông tin tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian qua trên địa bàn tỉnh, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 4.700 khách hàng với tổng giá trị nợ 10.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi, hạ lãi suất cho gần 69.300 khách hàng với dư nợ khoảng 130.000 tỷ đồng, số tiền lãi được miễn, giảm là 1.188 tỷ đồng.

Đặc biệt, cho vay mới để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 223.000 tỷ đồng với số khách hàng còn dư nợ tại cuối kỳ báo cáo là 13.300 khách hàng.

Các kết quả này đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

 
Trong 9 tháng đầu năm 2021, dư nợ tại Bình Dương tăng 5,15% so với cuối năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn quốc (7,54%). Đồng thời, nợ xấu đang có xu hướng gia tăng.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Vụ Tín dụng cũng chia sẻ thêm, đến cuối tháng 9/2021, tỷ lệ nợ xấu toàn tỉnh Bình Dương mặc dù được kiểm soát ở mức dưới 1%, song có xu hướng tăng so với đầu năm và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp bị thua lỗ, tạm dừng hoạt động, mất thị trường tiêu thụ, không có khả năng thanh toán nợ vay do ảnh hưởng của dịch.

Về kế hoạch trong thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị các đơn vị trong ngành ngân hàng tập trung đẩy mạnh thực hiện 7 nhiệm vụ.

Thứ nhất, quyết liệt triển khai có kết quả, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Thống đốc tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021, Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 12/3/2020 (được sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN), Công văn 3947/NHNN-TD ngày 3/6/2021, Công văn 5901/NHNN-TD và 5902/NHNN-TD ngày 16/8/2021theo hướng chia sẻ tối đa khó khăn với người dân, doanh nghiệp trong và sau khi dịch kết thúc.

Thứ hai, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, hạ lãi suất, chủ động cân đối vốn để đầu tư các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi trong tình hình mới.

Thứ ba, đẩy mạnh triển khai cam kết giảm lãi suất dư nợ hiện hữu quy mô trên 20.613 tỷ đồng của 16 ngân hàng thương mại (riêng 04 ngân hàng thương mại nhà nước dành thêm 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho các khách hàng).

Thứ tư, rà soát quy định nội bộ về thủ tục, quy trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo hướng hỗ trợ, phù hợp với thực tế dịch bệnh, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận được chính sách; tăng cường công tác tập huấn về công tác triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Thứ năm, Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thống nhất, đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả trong toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội chính sách cho vay vay trả lương ngừng việc, cho vay trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ trong cung ứng dịch vụ ngân hàng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19.

Thứ bảy, kịp thời phản ánh với Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo UBND tỉnh về các khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng thời ông Tú cũng đề nghị Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Bình Dương, cùng với các sở, ban, ngành, các hội, hiệp hội doanh nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp các nhiệm vụ giúp cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


SHB đạt 3.095 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 86,5% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021, trong đó ghi nhận nhiều chỉ…

Chia sẻ :


ĐHCĐ Ngân hàng Bản Việt: Dự kiến lợi nhuận năm 2022 tăng 44%

Ngày 8/4/2022, Ngân hàng Bản Việt tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.

Chia sẻ :


8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

Trong báo cáo cập nhật hoạt động ngân hàng mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021.

Chia sẻ :


Covid-19 và dư địa của chính sách tiền tệ

Vào cuối năm 2019, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới đã dẫn đến một số dự báo về nguy cơ suy thoái toàn cầu có thể xảy ra trong năm 2020.

Chia sẻ :


BAC A BANK ƯU ĐÃI CHO VAY HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19

Chung sức cùng Khách hàng khắc phục những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 để từng bước ổn định đời sống, khôi phục…

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Thông tư 14: “Phao cứu sinh” cho doanh nghiệp

Khá nhiều doanh nghiệp cho biết, Thông tư 14/2021/TT-NHNN ban hành trong tuần qua như chiếc “phao cứu sinh”, kịp thời hỗ trợ để doanh nghiệp hồi phục sản xuất trong dịch bệnh Covid-19.

Chia sẻ :


Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng trong bối cảnh ðại dịch Covid-19

Kho dữ liệu Thông tin tín dụng (TTTD) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) quản lý lưu giữ thông tin của gần 47 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng trên cơ sở cập nhật định kỳ, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lý thông tin tự động, tiên tiến.

Chia sẻ :


KienlongBank triển khai chương trình giảm lãi suất cho vay lên đến 2%

KienlongBank ưu đãi giảm lãi vay cho KHDN và KHCN Với mong muốn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó, khôi phục sản…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *