Buôn tàu cũ lãi triệu đô

Buôn tàu cũ lãi triệu đô - Ảnh 1.

Thị trường mua bán tàu biển chở container đang sôi sục, không chỉ tàu mới, mà cả tàu cũ.

 

Nhu cầu vận chuyển container vẫn tiếp tục tăng mạnh khiến chi phí vận tải biển tăng phi mã và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Lợi nhuận siêu ngạch từ chuyên chở container không chỉ làm giàu cho các hãng vận tải biển, mà còn cho các tập đoàn đóng mới tàu viễn dương và các công ty buôn bán tàu container cũ.

Nhật báo Naftemporiki ra tại Hy Lạp tuần qua có bài “Buôn tàu chở container mang lại lợi nhuận siêu cao”. Bài báo kể lại 2 thương vụ vừa mới diễn ra.

Hồi tháng 2/2020, tập đoàn vận tải biển Hy Lạp Tsakou đã mua một con tàu container cũ từ một hãng vận tải của Đức với giá chỉ 13 triệu USD. Mới đây, tập đoàn Hy Lạp vừa bán lại con tàu cũ này với giá 39 triệu USD, ôm khoản lãi 26 triệu USD sau 1 năm chỉ từ một con tàu cũ kỹ đóng từ năm 2007.

Một ví dụ khác là công ty Technomar Shipping vừa bán con tàu container có tên Nasia với giá 36 triệu USD, trong khi hồi hãng này mua con tàu này vào năm 2018, chỉ phải bỏ ra 10 triệu USD.

Buôn tàu cũ lãi triệu đô - Ảnh 1.

Buôn tàu chở container mang lại lợi nhuận siêu cao. (Ảnh minh họa: Getty Images)

Trên khắp thế giới, các hãng vận tải biển đang cố gắng mở rộng đội tàu chở container, mua lại tàu cũ, đặt đóng tàu mới.

 

Nhật báo phố Wall bản ra tại châu Âu đăng bức ảnh một con tàu container của Brazil đang tiến vào cảng New York, với chú thích: “Trong 5 tháng đầu năm 2021 này, các hãng vận tải biển đã đặt đóng loại tàu này nhiều hơn gần gấp đôi so với tổng số của cả 2 năm trước đó cộng lại”.

Tờ La Vanguardia ra tại Tây Ban Nha vào tuần trước có bài báo dài với các thống kê rất chi tiết. Trong 6 tháng đầu năm nay, các hãng vận tải biển đã đặt đóng mới 286 tàu chở container, tức nhu cầu tàu container đã tăng 790% so với nửa đầu năm 2020, mức tăng chưa từng thấy trong 20 năm trở lại đây.

Có một chi tiết khác biệt sau vụ mắc cạn trên kênh đào Suez hồi đầu năm nay. Tờ báo Tây Ban Nha có đoạn viết: “Niềm đam mê đối với những con tàu siêu lớn, có thể chở được nhiều hơn 20.000 container 20 feet, đã suy yếu. Hiện nay, các hãng vận tải biển quan tâm đặc biệt đến các tàu cỡ trung bình, thường được gọi là dòng tàu Panama Max, có tải trọng từ 13.000 – 15.000 container”.

Giá bán loại tàu cỡ trung đã tăng khủng khiếp, như bài báo nhấn mạnh: “Một chiếc Panamax 15 năm tuổi, trước đại dịch trị giá 20 triệu USD, thì nay lên tới 48 triệu”. Dù tăng nhưng vẫn có người mua, vì lợi nhuận từ vận tải biển đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm. Hồi đầu năm nay, một con tàu cỡ Panamax lãi 19.000 USD/ngày. Giờ đây, một con tàu container loại này mang về cho hãng vận tải biển tới 45.000 USD lợi nhuận mỗi ngày.

(Theo VTV)

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đơn hàng container tăng cao, quý 2 Cảng Đồng Nai (PDN) lãi 54 tỷ đồng tăng 44% so với cùng kỳ

Luỹ kế nửa đầu năm 2021, Cảng Đồng Nai (PDN) lãi sau thuế 92 tỷ đồng tăng 35% so với cùng kỳ, EPS đạt 4.360 đồng.

Chia sẻ :


Mạng lưới vận tải biển và cuộc khủng hoảng 65 năm có 1: Bao giờ mới kết thúc?

Các cảng vận chuyển trên thế giới luôn phải đối mặt với tình trạng chậm trễ do sóng biển, sương mù hay bão. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn nhất kể từ khi hoạt động vận chuyển container bắt đầu phát triển cách đây 65 năm. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán sự gián đoạn của chuỗi cung ứng sẽ kéo dài đến giữa năm 2022.

Chia sẻ :


Chủ tịch Hải An (HAH) Vũ Ngọc Sơn: Giá cước vận tải vẫn ở mức cao đến cuối năm 2022, doanh nghiệp cảng biển có đủ cơ sở tiếp tục duy trì mức lợi nhuận tốt

Theo dự đoán, Việt Nam sẽ cơ bản khống chế được dịch trong tháng 8, vì vậy kinh tế sẽ hồi phục và phát triển mạnh từ tháng 9 trở đi, tất cả các doanh nghiệp cảng biển sẽ tập trung hoàn tất Hợp đồng của năm 2021 và tiến hành ký, thực hiện Hợp đồng cho năm 2022. Do vậy lượng hàng thông qua các cảng biển sẽ liên tục tăng, các cảng có cơ sở để duy trì và đạt lợi nhuận cao trong năm 2021 và các tháng đầu năm 2022.

Chia sẻ :


Cơ hội kiếm tiền giữa lúc chuỗi cung ứng đứt gãy: Có 1 ngành đang bội thu, ghi nhận khoản lãi lớn chưa từng có trong 11 năm

Dù là những con tàu container khổng lồ chất đầy những thùng hàng bằng thép dài 40 feet, tàu chở hàng rời có khoang chứa hàng nghìn tấn than hay những tàu chuyên dụng chở ô tô và xe tải, hầu hết đều chứng kiến lợi nhuận tăng vọt.

Chia sẻ :


Việt Nam cần hơn 1 tỉ đô la đầu tư đội tàu container đi các tuyến nội Á

Đội tàu biển Việt Nam hiện nay chỉ đảm nhiệm được 7% thị phần vận tải, phần còn lại nằm trong tay các hãng tàu nước ngoài, và đây là một trong những nguyên nhân khiến chi phí logistics tại Việt Nam hiện đang cao gấp đôi so với các nước phát triển. Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) đề xuất cần 1,5 tỉ đô la từ các nguồn khác nhau để phát triển đội tàu container hoạt động trên các tuyến nội Á (Intra-Asia) để chủ động hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK).

Chia sẻ :


Chịu gánh nặng cước vận tải biển, lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng

DNVN – Mặc dù xuất khẩu hàng hóa quý I/2022 tăng trưởng khả quan, nhưng “gánh nặng” cước vận tải biển đang khiến lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.

Chia sẻ :


The Economist: Khi chi phí vận tải không giảm, tàu hết chỗ nằm chờ, doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng ra sao?

Liệu tắc nghẽn kéo dài có làm thay đổi mô hình thương mại toàn cầu?

Chia sẻ :


Ùn tắc hàng hoá tại cảng Cát Lái: Cần tháo gỡ ngay, tránh ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trước tình hình ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái còn có thể kéo dài và lan sang các cảng khác như Cái Mép, Hải Phòng, tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu…

Chia sẻ :


Hiệu quả tích cực từ soi chiếu hàng hoá xuất nhập khẩu của ngành Hải quan

6 tháng đầu năm 2021, hiệ suất, hiệu quả soi chiếu của ngành Hải quan đạt trên 64.000 container, tăng 2,01 lần so với cùng kỳ năm 2020; lượng container nghi vấn tăng cao gấp 4,78 lần; số lượng container vi phạm tăng gấp 1,75 lần song với cùng kỳ năm trước… Kết quả này mang lại từ việc ngành Hải quan đẩy mạnh công tác soi chiếu hàng hoá xuất nhập khẩu.

Chia sẻ :


Hòa Phát không M&A, không tham gia quản trị công ty sản xuất ván tre gỗ ép

Thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát (HPG – HOSE) cho biết, Tập đoàn không có ý định mua sáp nhập, mua cổ phần hay tham gia quản trị công ty sản xuất ván tre gỗ ép.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *