Bộ Y tế phải khẩn cấp thu hồi Công văn Số: 5944/BYT-YDCT Về danh mục thuốc đông y, thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng, chống Covid-19

Bộ Y tế phải khẩn cấp thu hồi Công văn Số: 5944/BYT-YDCT kèm theo phụ lục ban hành ngày 24-7-2021 gửi các tỉnh, thành, cơ sở kinh doanh dược liệu về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.

Ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y dược Cổ Truyền (Bộ Y tế) chắc sẽ có nhiều việc phải làm sau sự kiện này.

Một trong những việc cần giải thích là: Công văn 5944 này, do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký, không hề nhắc gì tới 12 sản phẩm này, mà chỉ đề nghị các bệnh viện, cơ sở y tế cân nhắc sử dụng các sản phẩm y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19.

Văn bản đính kèm nội dung: “Hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu trong phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19” ghi chi tiết 12 loại thuốc (trong đó có Hoạt huyết Nhất Nhất), bên dưới có ghi tên Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhưng chữ ký để trống. Việc này là sao? Lỗi do thư ký hay là người đánh máy văn bản?

Về việc vì sao sản phẩm thuốc Hoạt huyết Nhất Nhất được đưa vào danh mục 12 thuốc nêu trên, thì ông Thịnh giải thích: “Sản phẩm hoạt huyết không phải là thuốc điều trị Covid-19 mà là sản phẩm trong danh sách đơn vị tài trợ, nên chúng tôi hướng dẫn sử dụng”. –> Vậy cứ tài trợ là được đưa vào danh sách hướng dẫn sử dụng chăng? Chơi gì kỳ zậy?

Mới trước đấy, tin đồn tinh dầu hỗ trợ điều trị Covid mà hàng đã cháy. Rồi 1 sản phẩm của Sao Thái Dương nâng giá gấp mấy lần cũng bị dân mạng phát hiện, lên án.

Một số người nói, không bổ ngang thì bổ dọc, đều là các thuốc, Thực phẩm chức năng có tác dụng bổ trợ cả. Đấy là cách đánh lận, vì giữa việc cơ quan Nhà nước có chuyên môn công bố thông tin, nó khác hoàn toàn với việc rỉ tai nhau công dụng nước cam tăng đề kháng.

Vì nó tạo ra niềm tin cho người dân về các sản phẩm đó. Vô hình chung, tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường. Và nếu sản phẩm chưa được kiểm chứng lâm sàng, chưa có phác đồ điều trị mà công bố vội vã, thì sẽ rất nguy hiểm khi người dân tự ý mua về sử dụng.

Trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, làm nhũng loạn thông tin, vô tình tiếp tay, làm lợi cho các DN cũng là việc khó chấp nhận được.

Nguồn: Nhà báo Quyết Nguyễn

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Yêu cầu xử lý nghiêm việc tăng giá sản phẩm Xuyên Tâm Liên, Kovir

Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được ghi công dụng “kháng virus, kháng Covid-19” như Xuyên Tâm Liên, Kovir.

Chia sẻ :


Ngăn chặn tình trạng lưu hành thuốc tân dược tẩy xóa, thay đổi hạn dùng

Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cảnh báo một số đối tượng có hành vi tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc…

Chia sẻ :


Thuốc kháng thể của AstraZeneca cho hiệu quả tốt trong điều trị các ca Covid nhẹ

Thuốc kết hợp kháng thể (antibody cocktail) của AstraZeneca cho hiệu quả tốt trong việc ngăn những ca bệnh Covid-19 thể nhẹ hoặc thể vừa chuyển thành thể nặng…

Chia sẻ :


Vingroup hỗ trợ 500.000 lọ thuốc điều trị COVID-19 của Mỹ cho công tác chống dịch trong tháng 8

Dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Tập đoàn Vingroup vừa đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt – 500.000 lọ Remdesivir, thuốc…

Chia sẻ :


Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kiến nghị về 2 phương pháp điều trị F0

Đây là 2 phương pháp điều trị F0 đã được thế giới áp dụng thành công do Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đề xuất nhằm giảm tỷ lệ tử vong…

Chia sẻ :


Sở Công thương TP.HCM chỉ ra lý do các cửa hàng ăn uống vẫn ‘im lìm’ dù đã được phép mở trở lại

Mặc dù các cửa hàng ăn uống được phép kinh doanh trở lại dưới hình thức bán mang đi qua ứng dụng công nghệ, shipper, thế nhưng, sau 2 ngày kể từ khi được phép mở cửa, hầu hết quán ăn, cafe vẫn tiếp tục đóng cả “im lìm”, chưa có dấu hiệu mở bán lại.

Chia sẻ :


Thuốc uống đặc trị Covid có thể mang về hàng tỷ USD doanh thu cho hãng dược Nhật Bản

Hãng dược phẩm Nhật Bản Shionogi & Co. Ltd cho biết thuốc đặc trị Covid-19 mà hãng này đang phát triển có tiềm năng mang về doanh thu 2 tỷ USD mỗi năm…

Chia sẻ :


Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch

Nhiều tỉnh, thành phố chưa thực hiện nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội…

Chia sẻ :


Dự kiến cuối năm 2021, sẽ có một vaccine Covid-19 trong nước được cấp phép lưu hành

Hiện Việt Nam có 3 ứng viên vaccine phòng Covid-19 đang triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Dự kiến, đến cuối năm 2021 sẽ có kết quả phục vụ đăng ký lưu hành vaccine trong nước, ít nhất có 1 vaccine được cấp phép lưu hành…

Chia sẻ :


Đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào cộng đồng điều trị cho F0

Từ ngày 27/8, Bộ Y tế cùng Sở Y tế TP.HCM sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào cộng đồng điều trị cho F0. Sản phẩm được Hãng dược phẩm Merck (Mỹ) và Công ty Ridgeback (Đức) nghiên cứu phát triển nhằm điều trị Covid-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *