Bộ Xây dựng kiến nghị dành 65.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Ảnh minh họa.

Kiến nghị này nhằm góp phần thực hiện “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra là: Bảo đảm an sinh xã hội – nhà ở cho các đối tượng yếu thế (người thu nhập thấp, công nhân, người lao động trong khu công nghiệp); Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản; Góp phần thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 14/7/2021.

CẦN 220.000 TỶ ĐỒNG XÂY 294.600 CĂN NHÀ 

Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ từ báo cáo của các địa phương, thì giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp là khoảng 294.600 căn, với tổng mức đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị khoảng 131.100 căn, tổng mức đầu tư khoảng 138.000 tỷ đồng; Nhà ở cho công nhân khu công nghiệp là 163.500 căn, tổng mức đầu tư khoảng 82.000 tỷ đồng.

 
Về tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây dựng cho biết, các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân thuê có chất lượng xây dựng như nhà ở thương mại.

Như vậy, con số 65.000 tỷ đồng (bao gồm 2 gói tín dụng) dành cho phát triển nhà ở xã hội mà Bộ Xây dựng đề xuất mới chỉ đáp ứng được gần 30% so với nhu cầu vốn thực tế. 

Cụ thể, gói tín dụng thứ nhất là 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Trong đó, cấp vốn 14.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của Luật Nhà ở vay để mua, thuê mua hoặc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định; Cấp bù lãi suất 1.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định cho các Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay theo quy định.

Gói tín dụng thứ hai là 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho vay ưu đãi dành cho công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được vay ưu đãi từ Chương trình để mua, thuê mua nhà ở xã hội; Chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê; Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng theo quy định của Luật nhà ở.

CHẤT LƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI NHƯ NHÀ THƯƠNG MẠI

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đề nghị thực hiện nhiều giải pháp và cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ví như, về quy hoạch, quỹ đất cho dự án nhà lưu trú cho công nhân thuê, Bộ Xây dựng đề nghị UBND cấp tỉnh, trong quá trình quy hoạch khu công nghiệp, phải bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê (đảm bảo đáp ứng tối thiểu 50% số lượng công nhân có nhu cầu về nhà ở) có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ khu nhà ở công nhân, tuy nhiên phải bố trí riêng biệt với khu sản xuất, văn phòng.

Với dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt để bố trí đủ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; chỉ đạo cơ quan chức năng xác định cụ thể vị trí, địa điểm, quy mô diện tích đất của từng dự án xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Đối với các dự án nhà ở xã hội gần khu công nghiệp, Chính quyền địa phương phải có các cơ chế, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Các địa phương cũng phải rà soát, lựa chọn các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn đang triển khai dở dang hoặc đã có quyết định chủ trương, đã có đất sạch, có thể triển khai ngay để lập danh mục gửi Bộ Xây dựng tổng hợp.

Nói về tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây dựng cho biết, các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân thuê có chất lượng xây dựng như nhà ở thương mại.

Cụ thể, các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân thuê phải được quy hoạch, thiết kế, thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng đảm bảo cân đối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian, hài hòa kiến trúc cảnh quan trong phạm vi đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về quy hoạch, xây dựng, nhà ở, phòng cháy chữa cháy…

Đồng thời phải đảm bảo đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao… trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân thuê đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động…

 
Theo báo cáo, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã được phân bổ 2.163 tỷ đồng (còn thiếu 6.837 tỷ đồng so với nhu cầu 9.000 tỷ đồng) để cho các đối tượng cá nhân vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định (04 Ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định) chưa được bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội (nhu cầu vốn 248,63 tỷ đồng). Như vậy, so với kế hoạch vốn phát triển nhà ở xã hội đến năm 2020, ngân sách cấp cho phát triển nhà ở xã hội còn thiếu tổng số là 7.085,63 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020.
Nguồn: Bộ Xây dựng

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


“Bỏ quên” nhà ở cho người thu nhập thấp

Trong thời gian qua, thị trường nhà ở tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình nhà ở mới cũng đã xuất hiện, giá bán liên tục tăng cao. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội thì ngày càng thiếu hụt.

Chia sẻ :


Quảng Nam: Dành 46.926 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở trong 10 năm

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết 51/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030…

Chia sẻ :


Kiến nghị miễn tiền thuê đất, sử dụng đất với diện tích đất làm nhà cho công nhân thuê

Đây là một trong những nội dung mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho công nhân…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính nghiên cứu triển khai các giải pháp hỗ trợ mới cho người dân, doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đang theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ tiếp theo nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ :


Thanh Hóa cần hơn 149 ngàn tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Với nguồn vốn này, chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 28,6 m2 sàn/người. Trong đó, đô thị đạt 35 m2 sàn/người, nông thôn đạt 24,3 m2 sàn/người…

Chia sẻ :


Tỉnh Bến Tre: Tăng thu ngân sách giai đoạn 2021 – 2025

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre. Thu ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng và đạt khá trong 6 tháng đầu năm 2021, với trên 3.332 tỷ đồng, đạt 68% dự toán Trung ương giao và đạt 64,3% dự toán địa phương phấn đấu, tăng 31,9% so với cùng kỳ. Đây là kết quả quan trọng để tỉnh phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu nghị quyết về thu ngân sách trong 5 năm tới.

Chia sẻ :


Hoàn thành tích hợp 150 thủ tục hành chính thuế lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Tổng cục Thuế cho biết, ngành Thuế đã hoàn thành việc tích hợp 150 thủ tục hành chính thuế lên Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn, đạt 161% kế hoạch.

Chia sẻ :


Tập trung thoái vốn, bán cổ phần lần đầu một số doanh nghiệp lớn trong năm 2021

Để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo Bộ Tài chính, trong những tháng còn lại của năm, cần tập trung thoái vốn tại Sabeco, Vinamilk, Tập đoàn FPT, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; hoàn thành bán cổ phần lần đầu đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank, Công ty mẹ VNPT, MobiFone.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp trong nước

Theo đó, để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *