Bộ Tài nguyên và Môi trường nói gì về hiện tượng “quân xanh – quân đỏ”, bỏ cọc trong đấu giá đất?

Phiên chất vấn sáng ngày 16/3 - Ảnh: Quochoi.vn

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước phiên chất vấn chiều 16/3, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, các địa phương đã đẩy mạnh việc này để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Cơ bản việc này đã hạn chế tiêu cực, lợi dụng cơ chế xin – cho, chỉ định người được giao đất, thuê đất để mưu lợi cá nhân, làm thất thoát tài sản và góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. 

NHIỀU “LỖ HỔNG” PHÁP LÝ

Tuy nhiên, ông Hà nhìn nhận, tại một số địa phương đã xuất hiện hiện tượng “cò đấu giá”, “quân xanh- quân đỏ”, để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá trước khi cuộc đấu giá diễn ra và tình trạng “xã hội đen” đe dọa cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xin rút hồ sơ.

“Có hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng tạo mặt bằng giá ảo để mua đi, bán lại nhiều lô đất đã trúng đấu giá khác hoặc bán ra các lô đất đã gom trong khu vực nhằm thu lợi. Một số nơi có hiện tượng thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để ‘dìm giá’…”, Bộ trưởng cho biết và dẫn ví dụ về vụ đấu giá đất tại tỉnh Thái Bình năm 2020 và tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2021.

Phân tích nguyên nhân của hiện tượng này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Hà cho rằng quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Việt Nam còn bất cập, hạn chế.

Theo ông, một số quy định về trình tự, thủ tục đấu giá của Luật Đấu giá tài sản còn chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo tính linh hoạt để xử lý các tình huống phát sinh trong đấu giá loại tài sản đặc biệt như đấu giá quyền sử dụng đất.

Cụ thể là quy định về mức tiền đặt trước chưa phù hợp, chưa có quy định về thời gian, trách nhiệm của người có tài sản trong việc thẩm tra hồ sơ, điều kiện và năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có quy định mang tính nguyên tắc về việc áp dụng đấu giá bằng hình thức trực tuyến đối với các tài sản công có giá trị cao như thông lệ đấu giá tài sản công của các nước trên thế giới…

“Hiện nay, mới chỉ có Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có quy định về điều kiện, năng lực tài chính của tổ chức tham gia. đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật bao gồm pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật về tín dụng, pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở chưa quy định điều kiện vốn chủ sở hữu, cam kết bảo lãnh của ngân hàng, chứng minh sự minh bạch, tính khả thi về huy động vốn, tính khả thi về phương án đầu tư kinh doanh trên khu đất trúng đấu giá cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong bối cảnh hiện nay”, ông Hà nêu rõ.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, việc áp dụng pháp luật về quản lý thuế để xử lý cho trường hợp đấu giá đất là chưa phù hợp. Nguyên nhân là việc thực hiện cam kết trong hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trúng đấu giá là tự nguyện theo pháp luật dân sự, không giống như trường hợp được Nhà nước ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất (quyết định hành chính).

Một “lỗ hổng” pháp lý nữa được Bộ trưởng Hà chỉ ra là thời gian từ khi trúng đấu giá đất đến khi hủy quyết định trúng đấu giá do người trúng đấu giá không nộp đủ tiền là khá dài. Ví dụ với trường hợp đấu giá đất ở Thủ Thiêm là 180 ngày.

“Đây là một sơ hở để các công ty tham gia đấu giá thực hiện các ý đồ như thổi giá bất động sản để tăng giá trị cổ phiếu, cơ cấu lại khoản nợ trong các ngân hàng, bán hàng tồn đọng…”, Bộ trưởng nhìn nhận.

CẦN SỰ VÀO CUỘC QUYẾT LIỆT CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

Trên cơ sở các phân tích trên, lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề ra một loạt giải pháp để khắc phục tình trạng bất cập trong hoạt động đấu giá đất thời gian tới.

Cụ thể, cần thống nhất về mặt nhận thức trong công tác định giá đất bởi giá đất trúng đấu giá là giá đặc thù, cá biệt. Do đó, cần cân nhắc kỹ khi coi giá đất trúng đấu giá là thông tin đầu vào để xác định giá đất cụ thể. Bên cạnh đó, cần tổng kết, đánh giá sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản, trong
đó trú trọng quy định cụ thể về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan liên quan như Bộ Tư Pháp với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất; Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo làm tốt công tác xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm sát giá thị trường; quản lý chặt chẽ đối với hồ sơ đấu giá; tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản; tăng cường mối quan hệ giữa tổ chức bán đấu giá với cơ quan công an để đảm bảo an ninh trật tự tại các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất; áp dụng linh hoạt hình thức đấu giá, mở rộng hình thức đấu giá trực tuyến.

Phiên chất vấn sáng ngày 16/3 - Ảnh: Quochoi.vn
Phiên chất vấn sáng ngày 16/3 – Ảnh: Quochoi.vn

Theo ông Trần Hồng Hà, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi), thực hiện các thủ tục, trình tự xây dựng dự án Luật theo đúng quy định để trình Quốc hội sau khi Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định những chủ trương lớn cần cần tiếp tục đổi mới trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Bộ cũng chủ động rà soát, đánh giá hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến đất đai để xác định các nội dung còn chồng chéo, thiếu thống nhất để sửa đổi. 

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) quy định rõ các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, sử dụng đất có yếu tố tín ngưỡng, tâm linh; kiểm soát chặt chẽ và công khai, minh bạch trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, hoạt động sản xuất và đời sống của người có đất thu hồi…

Dự án luật này đã được Quốc hội thông qua đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự kiến xin ý kiến Quốc hội lần đầu tại kỳ họp tháng 5 tới và lần thứ hai tại kỳ họp tháng 10.

Chiều 16/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong đó bất cập liên quan tới đấu giá đất. 

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Sàng cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với các vấn đề thuộc lĩnh vực công thương.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sửa đổi nhiều quy định tháo gỡ vướng mắc đất đai khi chờ sửa Luật

Kết quả rà soát vướng mắc, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai của các Bộ, ngành, địa phương và từ ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội… đã cho thấy có nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi…

Chia sẻ :


Làm thế nào để kiểm soát giá đất?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 04/04, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – ông Lê Công Thành đã nêu lên những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giá đất ở nhiều nơi trên cả nước tăng nhanh cũng như nêu ra một số giải pháp để kiểm soát hiện tượng này.

Chia sẻ :


Khánh Hòa: Vẫn còn nhiều bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất

DNVN – Hiện nay, nhiều cuộc đấu giá trên địa bàn tình Khánh Hòa vẫn tồn tại tình trạng dàn xếp, thỏa thuận từ trước giữa những người tham gia đấu giá, dẫn đến cuộc đấu giá không mang nhiều tính cạnh tranh mặc dù số lượng người tham gia đấu giá trong mỗi lô đất khá nhiều.

Chia sẻ :


Biển số ô tô đẹp sẽ được đấu giá

Bộ Công an được giao tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành liên quan đến việc thí điểm cấp quyền lựa chọn…

Chia sẻ :


Bổ sung một số trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ đỏ

Có hiệu lực từ ngày 1/9/2021, Thông tư mới sửa đổi bổ sung một số điều của 9 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai với nhiều điểm mới quan trọng,..

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách từ thuế

Hiện nay, nguồn thu có đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước là nguồn thu từ thuế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tình trạng vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến.

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Ngăn ngừa sai phạm trong đấu giá đất: Giải pháp nào đủ mạnh, hợp lý?

Vấn nạn “quân xanh quân đỏ”, dìm giá trong đấu giá đất đai ở nhiều địa phương không có gì lạ. Sau vụ lùm xùm ở Thủ Thiêm, nhiều nơi vẫn xảy ra các vụ đấu giá với nhiều dấu hiệu bất thường. Nhiều chuyên gia nói rằng ngăn chặn việc này không khó, nhưng giải pháp nào đủ mạnh thì xem ra vẫn còn phải chờ, nhất là khi nhiều tỉnh mới chỉ siết lại ở…văn bản.

Chia sẻ :


Hà Nội lập hồ sơ xử lý các dự án đã được gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chậm triển khai

Các dự án này sẽ được báo cáo để UBND TP xem xét, quyết định. Ngoài ra, các trường hợp đề xuất không lập hồ sơ thì phải nêu rõ lý do, nguyên nhân và phương án xử lý…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *