Bộ Công an yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ông Trịnh Văn Quyết: Các ngân hàng lên tiếng

Bộ Công an yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ông Trịnh Văn Quyết: Các ngân hàng lên tiếng

Ngoài cá nhân ông Trịnh Văn Quyết, theo đại diện của các ngân hàng, cơ quan điều tra cũng đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản của một số cá nhân khác, trong đó có bà Trịnh Thị Thúy Nga, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS và Trịnh Thị Minh Huế, thành viên ban kế toán Tập đoàn FLC. Đây là 2 em gái của ông Trịnh Văn Quyết.

Được biết, 8 ngân hàng được nhắc tên gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).

Trao đổi với Dân Việt, đại diện của các ngân hàng này cho biết, thông tin được cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp bao gồm: hồ sơ mở tài khoản; thông tin tài khoản thanh toán, tiết kiệm, tiền vay (VND và ngoại tệ); sao kê tài khoản; sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch (các bút toán giao dịch ký, nhận, chuyển tiền) của ông Trịnh Văn Quyết.

“Khối quản trị rủi ro đang xử lý thông tin liên quan. Văn bản này liên quan đến thông tin về mặt cá nhân ông Trịnh Văn Quyết và một số cá nhân khác. Bên ngân hàng không có quan hệ giao dịch nào đối với cá nhân ông Trịnh Văn Quyết và tập đoàn FLC, thậm chí ngay cả với Tân Hoàng Minh. Ngân hàng sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan chức năng và sẽ có văn bản gửi lên tới các cơ quan có liên quan”, đại diện một ngân hàng cho hay.

Trao đổi với Dân Việt, đại diện một ngân hàng khác cho hay không phải có quan hệ tín dụng với ông Trịnh Văn Quyết hay các cá nhân liên quan mới nhận được yêu cầu của cơ quan chức năng.

“Cứ ngân hàng nào ông Trịnh Văn Quyết mở tài khoản này đều sẽ nhận được công văn để hợp tác điều tra. Đây là việc hết sức bình thường, bởi theo nguyên tắc ngân hàng phải giữ bí mật của khách hàng, cơ quan điều tra muốn biết thông tin số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, quan hệ vay mượn,… thì phải có văn bản yêu cầu theo quy định. Ngân hàng không cung cấp thì cơ quan điều tra sẽ không nhìn vào giao dịch tài khoản để điều tra ông Trịnh Văn Quyết được”, vị này cho hay.

Một số đại diện khác đều thừa nhận, ngân hàng vẫn đang phối hợp với cơ quan chức năng, đây đều là những thông tin liên quan đến cá nhân khách hàng, vì vậy ngân hàng sẽ không thể công bố thông tin rộng rãi ra công chúng, chỉ cung cấp cho các cơ quan phục vụ điều tra theo văn bản yêu cầu

Trước đó, ngày 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.

Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam, đồng thời ra lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Trịnh Văn Quyết để phục vụ điều tra.

Hai em gái ông Quyết cũng đã bị C01 bắt tạm giam để điều tra về cùng tội danh.

Bộ Công an yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ông Trịnh Văn Quyết: Các ngân hàng lên tiếng

Lực lượng chức năng làm việc tại tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết tối 29/3. (Ảnh: DV)

Theo xác minh ban đầu, từ ngày 1/12/2021 đến 10/1, ông Quyết đã chỉ đạo các cá nhân điều hành Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất cao, tạo ra cung cầu giả. Từ đây, giá cổ phiếu được đẩy lên cao.

Nhóm ông Quyết đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường. Họ bị cho rằng đã thao túng để cổ phiếu liên tục tăng trong nhiều phiên, “lùa” nhà đầu tư. Hành vi tạo cung cầu giả này đã “tạo đòn bẩy” giúp giá cổ phiếu FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu lên mức 24.000 đồng, tăng hơn 64%.

Khi giá được đẩy lên giá “trần”, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo người thân đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu với giá 22.586 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, ông Quyết lại không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán. Tổng số tiền ông Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là 1.689 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng.

Ngay sau khi xảy ra việc bán chui cổ phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra và ra quyết định xử phạt hành chính 1,5 tỷ đồng và và đình chỉ 5 tháng giao dịch đối với ông Trịnh Văn Quyết.

Mới đây, quyết định xử phạt hành chính cũng được hủy bỏ với lý do cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bộ Công an đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ liên quan Trịnh Văn Quyết cùng nhiều lãnh đạo FLC

Để điều tra vụ án thao túng chứng khoán, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan Trịnh Văn Quyết cùng nhiều lãnh đạo FLC.

Chia sẻ :


Bộ Công an đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ liên quan vụ án tại Tập đoàn FLC

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) vừa có văn bản đề nghị 8 ngân hàng phối hợp để phục vụ công tác điều tra vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” liên quan FLC.

Chia sẻ :


Tập đoàn FLC đang vay tiền của những nhà băng nào?

Theo báo cáo tài chính mới đây vừa được công bố, Tập đoàn FLC đang vay tiền của nhiều ngân hàng ở Việt Nam.

Chia sẻ :


Hé lộ ngân hàng sẽ sáp nhập với Vietcombank, BIDV, Vietinbank

 Danh tính những ngân hàng có thể “kết hôn” với Vietcombank, BIDV, Vietinbank đã được hé lộ. Sáp nhập ngân hàngđang là thông tin được…

Chia sẻ :


IFC cung cấp gần 1,1 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp Việt phục hồi chuỗi cung ứng

Trong năm tài chính 2021, IFC đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với giá trị gần 700 triệu USD và cấp hơn 400 triệu USD cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản…

Chia sẻ :


Eximbank chịu trách nhiệm thế nào khi bán cổ phiếu STB dưới giá tối thiểu?

Để đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng, Eximbank phải bán ra cổ phiếu STB để giảm sở hữu xuống dưới 5%.

Chia sẻ :


NHNN yêu cầu Eximbank giải trình vụ bán cổ phiếu STB giá thấp hơn 13,000 đồng/cp

Tại ĐHĐCĐ sắp tới, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) dự kiến trình cổ đông thông qua báo cáo kết quả chuyển nhượng cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) dưới mức giá tối thiểu 13,000 đồng/cp dẫn đến làm giảm thu nhập của Eximbank. Nếu cổ đông không thông qua, các tổ chức, cá nhân liên quan phải bồi hoàn hơn 6.3 tỷ đồng.

Chia sẻ :


NVL giúp VN-Index “neo” lại sát mốc 1,490 điểm

Trong bối cảnh thông tin xử phạt một số cá nhân liên quan đến lĩnh vực chứng khoán lần lượt được công bố, hai chỉ số thị trường đã có 1 tuần 04-08/04 khá tiêu cực. VN-Index giảm 2.27% so với cuối tuần trước, về 1,482 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm dến 4.86%, kết thúc tuần với 432.02 điểm.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính: Sẽ phối hợp Bộ Công an cung cấp thông tin vụ ông Trịnh Văn Quyết, tinh thần sai đâu xử nghiêm đó

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Tinh thần của Bộ là thượng tôn pháp luật, sai đến đâu xử lý nghiêm tới đó đúng quy định của pháp luật…

Chia sẻ :


Chủ tịch UBCK: “Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt là sự việc đơn lẻ chỉ tác động ngắn hạn bởi hệ sinh thái FLC chỉ chiếm 0,35% vốn hoá thị trường”

Chủ tịch UBCK Trần Văn Dũng cho rằng những sự kiện liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết chỉ tác động đến thị trường chứng khoán chỉ là ngắn hạn và không quá lớn do giá trị vốn hóa của FLC, cũng như các công ty trong hệ sinh thái FLC chiếm giá trị không lớn trên thị trường (lần lượt chiếm khoảng 0,16% và 0,35% vốn hóa toàn thị trường).

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *