Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: ‘Hồ sơ kinh điển’ chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 1.

Tháng 6/2021, một phiên đấu giá diễn ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đi vào lịch sử khi đấu giá thành công chiếc bình sứ xoay phượng hoàng Dương Thái – tác phẩm lập kỷ lục đồ gốm sứ đắt nhất thế giới, với mức giá được bán ra là 265,7 triệu NDT (tương đương 9.351 tỷ VNĐ).

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 1.

Thông tin về người mua đến thời điểm này chưa được tiết lộ, ngoài số hiệu 8696 bí ẩn.

Phiên đấu giá đó đã lập tức xô đổ kỷ lục thế giới được giữ suốt 4 năm bởi một món cổ vật khác cũng của Trung Quốc. Đó là món đồ gốm Nhữ thời nhà Tống, được bán với giá 37,7 triệu USD (tương đương khoảng 245 triệu NDT).

Tờ Tin tức Bắc Kinh cho biết, chiếc bình sứ vừa lập kỷ lục giá mới từng là món quà mà Hoàng đế Càn Long lệnh chế tác tặng cho Sùng Khánh Hoàng thái hậu nhân dịp mừng thọ 60 tuổi của bà. Vậy chiếc bình sứ xoay phượng hoàng Dương Thái này chứa đựng điều gì mà giá trị lớn đến vậy? Đâu là lý do khiến các nhà sưu tập sẵn sàng “dốc túi” mua lại tác phẩm có mức giá trên trời này?

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 2.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 3.

Bình xoay (转心瓶) là kiểu dáng bình được sáng chế dưới thời nhà Thanh, để đáp ứng nhu cầu sưu tầm bình độc lạ của Hoàng đế Càn Long. Về cơ bản, bình sứ xoay không phải một khối mà bao gồm 4 phần: Bình trong, bình ngoài, đế và cổ bình.

Đặc biệt, lớp bình bên ngoài sẽ có nhiều khe hở để lộ phần họa tiết của lớp bên trong.

Một số loại bình xoay thực sự có thể xoay lớp sứ bên trong bằng cách vặn phần đáy bình, khi xoay tạo ra cảm giác như đang chiêm ngưỡng một cuộn tranh giấy.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 4.

Cấu trúc thường thấy của một chiếc bình sứ xoay với 4 phần: Bình trong, bình ngoài, đế và cổ bình. Ảnh: The Value

Kiểu tạo tác công phu của bình xoay sẽ tạo nên hiệu ứng 3D bắt mắt, nhưng cũng đòi hỏi tay nghề điêu luyện của người thợ. Mất ít nhất 18 tháng để hoàn thành một tác phẩm bình xoay đủ tiêu chuẩn dâng lên hoàng đế, điều này lý giải tại sao rất ít sản phẩm gốm sứ dạng này còn tồn tại cho đến tận ngày nay.

Chiếc bình sứ xoay phượng hoàng Dương Thái được trang trí bằng bức tranh “Hữu phụng lai nghi, bách điểu triều phụng” (Tạm dịch: Phượng Hoàng đại giá đế vương/ Trăm loài chim quý bốn phương phụng bồi).

Lớp bình bên ngoài vẽ chim phượng hoàng đáp xuống cánh rừng mùa xuân, còn lớp bên trong họa một số loài chim khác. Hai bức họa nhiều chi tiết phức tạp nhưng lại vô cùng hài hòa, tương xứng với nhau nên khi nhìn lần đầu, ít ai nhận ra tranh được vẽ ở 2 lớp bình tách biệt.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 5.

Màu sắc và đường nét trang trí của chiếc bình đắt đỏ này thể hiện khá rõ đặc trưng của dòng gốm sứ Dương Thái của nhà Thanh, với chữ “Dương” mang nghĩa “từ nước ngoài”, ý chỉ loại đồ sứ đó có sử dụng các kỹ thuật hội họa và những kiểu thức trang trí hoa văn lối Tây phương.

Điểm khác biệt của men Dương Thái với gốm sứ cổ điển Trung Hoa có thể thấy rõ qua một vài chi tiết như: Các hoa văn cây cỏ trên gốm sứ có đổ bóng, sử dụng kỹ thuật phối cảnh sáng tối, xuất hiện thêm các hoa văn từ phương Tây như hoa cúc họa mi, cây nho, trong khi gốm sứ cổ điển thường chỉ có hoa sen và mẫu đơn.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 6.

Chiếc bình lập kỷ lục thế giới được chế tác dưới bàn tay của nghệ nhân tinh thông kỹ thuật gốm sứ thời nhà Thanh – Đường Anh. Ông từng là quan coi lò gốm hoàng gia Cảnh Đức suốt 20 năm, phục vụ cho hai đời vua Ung Chính và Càn Long. Vốn giỏi về văn thơ, thư họa, lại nho nhã nên vị nghệ nhân này đã tạo ra nhiều tác phẩm gốm sứ tinh xảo, giàu ý nghĩa, được các đời hoàng đế yêu thích.

Đối với bình xoay phượng hoàng Dương Thái, Đường Anh đã cùng lúc áp dụng nhiều kỹ thuật khó như điêu khắc sứ, chạm rỗng (chạm khắc tạo ô rỗng trên gốm sứ), làm đế xoay. Bình có dáng hình con tiện với phần cổ cao thanh lịch cùng hai tay cầm hình con quỳ (linh vật rồng Trung Quốc thường sống trong gỗ đá và chỉ có một chân), dưới đáy bình có dấu của vua Càn Long.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 7.

Cái tên của chiếc bình sứ quý này cũng mang những tầng ý nghĩa sâu xa.

“Hữu phụng lai nghi” là thành ngữ xuất phát từ cuốn “Kinh Thư” của Khổng Tử, mô tả cảnh tượng uy nghi khi chim phượng hoàng bay xuống thị uy giữa vùng lãnh địa núi rừng. Thành ngữ này được sử dụng trong nhiều tác phẩm văn học cổ như “Hồng lâu mộng” để ám chỉ những điều cát tường, may mắn đang đến rất gần.

Còn “Bách điểu triều phụng” là điển tích phượng hoàng trở thành vua của trăm loài chim. Theo đó, hàng năm, các loài chim sẽ phải bay đến chầu phượng hoàng, mỗi loài dâng lên điểu vương một chiếc lông đẹp nhất để bày tỏ tấm lòng thành. Đây chắc hẳn là câu chuyện vô cùng hoàn hảo khi được đặt trong bối cảnh bữa tiệc mừng thọ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu.

“Hữu phụng lai nghi” đi với “Bách điểu triều phụng”. Cách ghép thành ngữ, điển tích sáng tạo của tác giả đã mở ra một cảnh tượng huy hoàng nơi chim phượng hoàng sà xuống núi với hàng trăm loài chim ngóng đợi bên dưới.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 8.

Tâm điểm của bức họa là con chim phượng hoàng được chạm nổi đang uyển chuyển sà xuống từ những tầng mây, bên dưới là núi đồi, cây cỏ, suối nguồn. Dễ thấy, con chim phượng vốn là nữ hoàng của các loài chim cũng chính là hình tượng đại diện cho mẫu thân của vua Càn Long.

Lẩn khuất sau tầng mây còn là nhiều loài chim khác cũng mang ý nghĩa may mắn khác như chim cút tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng, chim trĩ vàng tượng trưng cho sự tiền tài hay chim uyên ương tượng trưng cho đôi vợ chồng thuận hòa.

Hình tượng những loài chim này cũng được nghệ nhân lấy cảm hứng từ cuốn sách “Điểu Phả” – cuốn sách cổ minh họa các loài chim từng được cho là “sách gối đầu giường” của chính Hoàng đế Càn Long.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 9.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 10.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 11.

Điều thú vị là sau khi rời Tử Cấm Thành, tuyệt tác gốm sứ Dương Thái từng được sở hữu bởi một gia đình quý tộc Scotland sống tại London, Vương quốc Anh trong suốt 200 năm. Chiếc bình được truyền lại theo dạng thừa kế trong gia tộc trong một thời gian dài, thậm chí còn được trưng bày trong nhiều cuộc triển lãm quan trọng.

Năm 1999, chiếc bình sứ này được bán đấu giá tại London và được nhà sưu tập người Trung Quốc William Chak mua lại với giá 331.500 bảng Anh (tương đương 10,3 tỷ VNĐ).

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 12.

Nhà sưu tập người Trung Quốc William Chak đã mua chiếc bình với giá 331.500 bảng Anh vào năm 1999.

Tới năm 2006, Đại học Nghệ thuật Hoàng gia ở London cất công mượn chiếc bình từ nhà sưu tập William Chak để trưng bày tại triển lãm “China: The Three Emperors, 1662—1795”, người ta cũng phải mua bảo hiểm trị giá 300 triệu NDT cho chiếc bình.

4 năm sau, chiếc bình xoay phượng hoàng một lần nữa được trưng bày trước công chúng trong triển lãm “Bộ sưu tập Trung Quốc – thế giới lần thứ nhất”. Để bảo vệ chiếc bình, ban tổ chức cũng phải mua vé máy bay hạng nhất cho nó và cử thêm một người chuyên trách “hộ tống” bình đến tận điểm tổ chức triển lãm tại thủ đô Bắc Kinh.

Đến tháng 6 năm nay, chiếc bình chính thức được chủ nhân đem đi bán đấu giá tại phiên đấu giá của Poly Auction tại Bắc Kinh. Với mức khởi điểm 200 triệu NDT và bước giá 1 triệu NDT, tác phẩm được trả giá nhiều lần, cuối cùng chốt bán lại với giá 231 triệu NDT cho một người mua giấu tên có số hiệu 8696. Mức chi phí sau hoa hồng mà nhà sưu tập ẩn danh này phải trả là 265,7 triệu NDT.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 13.

Việc chiếc bình sứ phượng hoàng thời Càn Long xác lập mức giá kỷ lục mới đã một lần nữa khơi gợi cuộc tranh cãi gay gắt về nghệ thuật thời nhà Thanh: Mắt thẩm mỹ của Càn Long là thiên tài hay thảm họa?

Càn Long là vị vua yêu nghệ thuật, đồ tạo tác, đặc biệt là các tác phẩm gốm sứ. Hoàng đế Càn Long ưa chuộng loại hình trang trí cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ, họa tiết trên đồ gốm nên hầu hết những món đồ gốm sứ hoàng cung dưới thời trị vì của ông đều được trang trí vô cùng phức tạp.

Phong cách nghệ thuật này là khác biệt hoàn toàn so với những vị vua đi trước, đặc biệt là thị hiếu tao nhã, quý phái của vị hoàng đế tiền nhiệm Ung Chính. Đây là lý do “thẩm mỹ Càn Long” từng bị hậu thế đánh giá là “lòe loẹt, kém sang trọng”.

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 14.

Hồi năm 2016, trang blog nghệ thuật Trung Quốc “Flying Bird” đã đăng tải bài viết có tựa đề: “Ung Chính: Ta không có một đứa con trai ngu ngốc như con”, trong đó so sánh thị hiếu nghệ thuật của Càn Long với vua cha Ung Chính.

“Thị hiếu của Ung Chính rất được ngưỡng mộ, theo ít nguyên tắc hơn. Nhưng phong cách triều Thanh bỗng nhiên thay đổi đến thời của Càn Long” – bài viết giải thích đồng thời đăng bức ảnh chụp các bình hoa do Ung Chính và Càn Long ủy quyền làm.

“Trông bình hoa của Ung Chính đơn giản và thanh nhã, trong khi bình hoa của Càn Long thì nhiều màu sắc và nhiều họa tiết, cứ như thể ai đó mặc trên người cùng lúc những món đồ của nhiều thương hiệu như Louis Vuitton, Prada và Gucci. Chi hàng đống tiền nhưng vẫn thiếu tính thẩm mỹ”.

Bài viết đã gây tiếng vang lớn trên mạng xã hội, khiến Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng phải vào cuộc nghiên cứu. Chương trình lịch sử The Nation’s Greatest Treasures hồi năm 2017 cũng cho thấy Càn Long đã “tác động” vào tác phẩm của nhiều nghệ sĩ như thế nào.

Cụ thể, Càn Long đã đóng hàng chục con dấu và viết vào hơn 70 chỗ trong bức thư pháp “Khoái tuyết thời tình thiếp” của nhà thư họa nổi tiếng thời Đông Tấn – Vương Hi Chi (303-361). Phóng sự của CCTV khẳng định vị vua này đã nhiều lần đóng dấu và đề thêm thơ vào tranh, thư pháp nhằm giúp thế hệ hậu duệ hiểu được đây là những tác phẩm mà ông ngưỡng mộ.

Tuy đã phá hủy nhiều tác phẩm thư họa cổ song những sáng tạo đột phá của Càn Long dưới thời trị vì đã giúp nghệ thuật hoàng gia “bước ra khỏi vùng an toàn”. Ý tưởng độc đáo và sự đầu tư mạnh tay của vị vua này vào các tác phẩm nghệ thuật đã tạo nên nhiều thành tựu rõ rệt, tiêu biểu chính là chiếc bình sứ xoay phượng hoàng Dương Thái này đây!

Chiêm ngưỡng một số hình ảnh về tác phẩm bình sứ xoay phượng hoàng Dương Thái:

Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 15.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 16.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 17.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 18.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 19.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 20.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 21.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 22.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 23.
Bình sứ Càn Long lập kỷ lục đắt nhất thế giới: Hồ sơ kinh điển chứng minh con số 9.351 tỷ đồng!  - Ảnh 24.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Siêu quy hoạch 52.200ha liệu sẽ khiến thị trường bất động sản Hoà Bình sẽ bùng nổ?

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.

Chia sẻ :


Thị trường bất động sản Bình Dương: Qua rồi cái thời phân lô bán nền

Trước đây, khi nói đến bất động sản Bình Dương, người ta chỉ nghĩ đến đất nền phân lô. Nhưng đến nay, thị trường này lại đa dạng các loại hình sản phẩm nhà phố/biệt thự, đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư được nhiều người quan tâm và tìm kiếm.

Chia sẻ :


Nguy cơ khan hiếm giả tạo bình oxy y tế

Trước tình hình dịch Covid-19 tăng cao tại một số địa phương, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua các thiết bị y tế cung cấp khí ô xy để dự trữ nếu chẳng may mắc bệnh.

Chia sẻ :


Covid-19 vẫn dễ dàng “đột nhập” dù các doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”

Rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành chế biến gỗ, chế biến thủy sản đang rối bời với câu hỏi: đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngủ tại chỗ), công nhân “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Thế nhưng Covid vẫn xâm nhập vào các nhà xưởng sản xuất…

Chia sẻ :


Giao dịch bất động sản giảm

Tình hình giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh/thành phố tiếp tục diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước đã tác động tiêu cực đến quá trình giao dịch bất động sản trên địa bàn. Tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, các giao dịch bất động sản thứ cấp hầu như không có…

Chia sẻ :


Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu huy động gần 10.000 tỷ: Vòng xoáy vay nợ

Thị trường bất động sản đang đối mặt với khó khăn khi nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và trái phiếu với lãi suất cao. Chuyên gia cảnh báo, từ vụ Tân Hoàng Minh, nhà đầu tư gánh chịu hậu quả và rủi ro từ những vòng xoáy do các doanh nghiệp bất động sản kiểu này tạo ra.

Chia sẻ :


Túi xách siêu sang: Một thị trường đấu giá rộng mở

Mỗi năm, kỷ lục thế giới cho giá bán một chiếc túi xách tại cuộc đấu giá lại bị phá vỡ. Hiện tại, Hermès Himalaya Birkin đang ở vị trí dẫn đầu…

Chia sẻ :


Đề xuất mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình

UBND tỉnh Hòa Bình vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình theo phương thức PPP với cơ chế đặc thù…

Chia sẻ :


CNN: Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đâm vào vật thể lạ ở Biển Đông

CNN dẫn lời 2 quan chức quốc phòng cho biết một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đã va phải một vật thể ngầm chưa xác định khi hoạt động ở Biển Đông.

Chia sẻ :


Mercedes: Giấc mơ xe điện “giá phải chăng” sẽ còn xa vời

Giám đốc Công nghệ của Mercedes cho rằng với công nghệ hiện nay, xe điện giá cả phải chăng vẫn là một giấc mơ xa vời, và phải mất nhiều năm nữa mới thành hiện thực.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *