Big Tech Trung Quốc quyên góp hàng tỷ USD sau lời kêu gọi “thịnh vượng chung”

Bên trong một văn phòng của Pinduoduo ở Thượng Hải - Ảnh: Reuters.

Hôm thứ Ba tuần này, hãng thương mại điện tử Pinduoduo cam kết trao tặng toàn bộ 372 triệu USD lợi nhuận mà công ty đạt được trong quý 2 năm nay. Số tiền này sẽ đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp và các vùng nông thôn Trung Quốc. Pinduoduo cũng dự kiến sẽ đóng góp tổng cộng 10 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,5 tỷ USD, cho các lĩnh vực này.

Trong một tuyên bố, Chủ tịch kiêm CEO Chen Lei của Pinduoduo cho biết đích thân ông sẽ giám sát dự án từ thiện của công ty. “Đây là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn. Chúng tôi sẽ đầu tư thật kiên nhẫn”, ông Chen nói.

Trao tặng hết lợi nhuận quý 2 là một quyết định lớn đối với Pinduoduo, công ty niêm yết trên sàn Nasdaq ở Mỹ, bởi quý 2 là quý báo lãi đầu tiên của công ty với tư cách một doanh nghiệp đại chúng. Kể từ khi lên sàn cách đây 3 năm, Pinduoduo chưa bao giờ trả cổ tức cho cổ đông. Dù vậy, giá cổ phiếu công ty đã tăng gấp hơn 3 lần.

Nhà đầu tư đồng tình với quyết định từ thiện của Pinduoduo và lạc quan về triển vọng lợi nhuận của công ty. Giá cổ phiếu Pinduoduo tăng 22% trong phiên ngày thứ Ba tại thị trường New York, sau khi công ty báo cáo kết quả kinh doanh quý 2.

Cũng trong tuần này, “đế chế” Internet khổng lồ Tencent cam kết trao tặng 50 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 7,7 tỷ USD, nhằm hỗ trợ thu nhập cho người nghèo, giải quyết bất bình đẳng giáo dục, và một số sáng kiến khác.

Những động thái từ thiện của hai Big Tech nói trên là sự hưởng ứng lời kêu gọi “thịnh vượng chung” mà Đảng và Chính phủ Trung Quốc đưa ra. Mục đích của lời kêu gọi này phân bố lại tài sản vốn đã tập trung quá nhiều vào một nhóm nhỏ những người siêu giàu, nhằm thúc đẩy bình đẳng kinh tế và xã hội. Trong một cuộc họp gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi “thịnh vượng chung” là một phần của “phát triển kinh tế chất lượng cao”.

Lời kêu gọi “thịnh vượng chung” gia tăng sức ép đối với tầng lớp những người giàu nhất và các công ty lớn nhất ở Trung Quốc – nhóm vốn đang đương đầu với sự siết chặt giám sát của Bắc Kinh nhằm kiểm soát sức mạnh của khu vực kinh tế tư nhân.

Tuyên bố quyên góp của Pinduoduo và Tencent được đưa ra trong bối cảnh nhà chức trách Trung Quốc mở một cuộc điều tra về quan hệ giữa doanh nghiệp với quan chức địa phương ở Hàng Châu, thành phố nơi hãng thương mại điện tử khổng lồ Alibaba đặt trụ sở. Tuy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) cảnh báo quan chức ở Hàng Châu phải giải quyết triệt để bất kỳ mối xung đột lợi ích nào liên quan đến cá nhân và người thân trong gia đình.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bị siết giám sát, các tỷ phú công nghệ Trung Quốc tăng cường làm từ thiện

“Không phải ngẫu nhiên mà các tỷ phú công nghệ Trung Quốc lại chứng tỏ mong muốn làm từ thiện mạnh mẽ vào lúc này”…

Chia sẻ :


Bị chỉ trích kiếm quá nhiều tiền, Alibaba của Jack Ma “trả lại xã hội” Trung Quốc 100 tỷ NDT

Động thái đóng góp 100 tỷ NDT của Alibaba diễn ra không lâu sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhóm họp, tuyên bố sẽ điều chỉnh các thu nhập quá mức, kêu gọi và hối thúc người giàu “trả lại xã hội” vì mục tiêu “thịnh vượng chung”.

Chia sẻ :


Các đại gia Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì đòn trừng phạt của Bắc Kinh

Phần lớn tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc đều chứng kiến tài sản sụt giảm do chiến dịch trấn áp ngành công nghệ và tài chính của chính quyền Bắc Kinh.

Chia sẻ :


Nghịch lý: Giới tỷ phú Trung Quốc tìm cách để không trở nên quá giàu?

Ai cũng muốn trở nên càng giàu có càng tốt tốt nhưng các tỷ phú Trung Quốc lại không muốn trở nên quá giàu. Việc đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú có thể tiềm ẩn những rủi ro lớn.

Chia sẻ :


“Vô địch” về thương mại điện tử suốt 15 năm, Alibaba đang đối mặt mối đe dọa mới

Xu hướng mới trong mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc đang buộc Alibaba phải thích nghi nhanh chóng và quyết liệt, trong bối cảnh công ty này rơi vào “tầm ngắm” của chiến dịch siêt chặt kiểm soát của Bắc Kinh…

Chia sẻ :


Từng là thị trường tỷ đô con cưng của ngành thương mại điện tử, điều gì khiến lĩnh vực mua chung tại Trung Quốc sa thải hàng ngàn nhân viên?

Nổi lên từ đầu đại dịch, dịch vụ mua chung theo nhóm nhanh chóng tăng trưởng thành một thị trường tỷ đô tại Trung Quốc, thu hút sự tham gia của cả những gã khổng lồ công nghệ hàng đầu. Tuy nhiên, ngọn lựa này mau chóng nguội lại trước quy định quản lý ngày càng thắt chặt.

Chia sẻ :


Jack Ma thất thế, “ông trùm” pin xe điện Trung Quốc lọt top 5 người giàu nhất châu Á

“Bảng xếp hạng tỷ phú Trung Quốc từng chủ yếu là các ông trùm bất động sản, và sau này là các doanh nhân công nghệ. Nhưng giờ đây, chúng ta đang chứng kiến nhiều gương mặt hơn đến từ lĩnh vực năng lượng mới”…

Chia sẻ :


Cuộc khủng hoảng Evergrande có thể loang ra toàn cầu như thế nào?

Cuộc khủng hoảng thanh khoản tại tập đoàn địa ốc Trung Quốc Evergrande đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển. Các chiến lược gia cho rằng vụ này thậm chí có thể ảnh hưởng đến triển vọng của nền kinh tế toàn cầu….

Chia sẻ :


Trong tháng 9, Tổ công tác của Thủ tướng sẽ báo cáo, tham mưu ‘gỡ vướng’ cho dự án đầu tư

Sau khi lắng nghe kiến nghị của địa phương và ý kiến từ các bộ, ngành, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ ngay trong tháng 9, trên tinh thần báo cáo các vấn đề đã hướng dẫn, giải đáp rõ cho địa phương, và tham mưu những quyết sách mạnh mẽ hơn để giải quyết các tồn tại.

Chia sẻ :


Trung Quốc có thêm 1 tỷ phú USD nhờ nền tảng việc làm trực tuyến

Dù chưa có lãi, nền tảng việc làm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Kanzhun vừa huy động được hơn 900 triệu USD khi IPO tại Mỹ, đưa người sáng lập Zhao Peng vào “câu lạc bộ” tỷ phú…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *