Biệt đội “săn” bất động sản của Thế giới di động

Biệt đội "săn" bất động sản của Thế giới di động

Theo giới thiệu của Thế giới di động, Biệt đội săn bất động sản hùng hậu chủ yếu là các bạn nam thanh niên năng động, tự tin và mạnh dạn, luôn sẵn sàng di chuyển. Họ sẽ chủ động tìm kiếm các mặt bằng, bất động sản phù hợp, thuyết phục và thương thảo giá cả, ký kết Hợp đồng với chủ nhà về thời gian thuê, các thủ tục pháp lý,…

Ngoài cách tiếp cận khách hàng trực tiếp, biệt đội săn bất động sản của Thế giới di động còn liên tục đăng tải các thông tin cần tìm kiếm mặt bằng rộng trên cả nước thông qua việc đăng tải các video, hướng dẫn khách có mặt bằng đẹp liên hệ, kết nối online với Thế giới di động để các chuyên viên phát triển mặt bằng thẩm định.

Ngay cả trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Thế giới di động vẫn tiếp tục “săn” mặt bằng quy mô lớn tại 63 tỉnh thành trên cả nước, và thậm chí kể cả một số thành phố bên Campuchia. Theo lý giải của Thế giới di động, trong đợt dịch vừa qua rất nhiều mặt bằng lớn, trống vì vậy Thế giới di động coi đây là cơ hội tìm được những mặt bằng tốt chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng sắp tới.

Được biết, cũng như nhiều đơn vị bán lẻ khác Thế Giới Di Động cũng gặp phải tình trạng khó khăn trong thời gian giãn cách Covid-19. Vấn đề giảm giá thuê mặt bằng liên tục được đơn vị này thương lượng với khách hàng kể từ năm 2020.

Còn nhớ đầu năm 2020, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch hội đồng quản trị của Thế giới Di động từng gây xôn xao dư luận xoay quanh chuyện giảm giá thuê mặt bằng: “Giảm 50% giá thuê mặt bằng trong vòng 12 tháng và miễn tiền thuê mặt bằng những cửa hàng tạm đóng cửa theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Nếu các chủ nhà không chung sức, Thế giới di động sẽ trả lại mặt bằng, chấp nhận mất tiền cọc”.

Theo lời ông Tài, thời điểm đó Thế giới di động mất gần 1 tháng đàm phán với các chủ nhà về việc giảm tiền thuê nhà nhưng chỉ có chừng 20% đối tác đồng ý giảm từ 20 – 50% tùy theo giá trị mặt bằng. Vị chủ tịch của Thế giới di động cho biết thêm, nhóm cửa hàng được đề cập giảm giá và miễn phí lần này là 2.964 cửa hàng của hai chuỗi Thegioididong.com và Điện máy Xanh.

Mới đây, Thê giới di động lại tiếp tục gây lùm xùm khi nhiều chủ nhà phản ánh đơn vị này tự ý giảm 70 – 100% tiền thuê mặt bằng, tự chuyển tiền vào tài khoản của người cho thuê khi chưa thống nhất thỏa thuận giữa hai bên. Trong đợt giãn cách của làn sóng dịch lần thứ  gần 2.000 cửa hàng Thế giới di động/Điện máy xanh phải tạm đóng hoặc kinh doanh hạn chế.

Được biết, trước khi đơn phương giảm giá, Thế giới di động từng ra văn bản đề nghị các khách cho thuê mặt bằng “Không tính tiền thuê và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước. Không tính tiền thuê 70% và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch”.

Thời gian áp dụng từ 1/1 – 1/8/2021. Công văn đề nghị tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng thuê nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng buộc cửa hàng phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng”. Đến tháng 9/2021, MWG có thông báo về thanh toán chi phí tiền thuê mặt bằng và tự chuyển khoản tiền thuê đã giảm.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Chủ cho thuê mặt bằng sẽ khởi kiện Thế Giới Di Động do đơn phương giảm tiền thuê, không tuân thủ các điều khoản

Với việc mặt bằng được miễn, giảm, MWG được lợi trong việc cắt giảm chi phí hoạt động nhưng lại đẩy thiệt hại về phía người có mặt bằng cho thuê gây nhiều ý kiến trái chiều trong giới kinh doanh và đối tác bức xúc.

Chia sẻ :


Không được đồng ý miễn giảm tiền thuê, Thế giới Di động (MWG) chính thức đơn phương chấm dứt hợp đồng với chủ nhà

Thế giới Di động (MWG) cũng cho biết các khoản công nợ, tiền thuê hoặc các chi phí khác sẽ được xác định căn cứ theo Hợp đồng thuê và quy định pháp luật trước ngày chấm dứt, Công ty đề nghị ông Mùi đề xuất thời gian để đại diện Công ty gặp trao đổi chốt lại các vấn đề còn lại khi kết thúc hợp đồng.

Chia sẻ :


Giảm giá kịch sàn căn hộ cho thuê: Giá thuê rẻ bằng phòng trọ sinh viên, căn hộ bỏ trống cả năm nhưng chủ nhà vẫn phải bỏ tiền túi hàng chục triệu đồng bù lỗ

Từ nhiều năm qua, hoạt động mua căn hộ rồi cho thuê đã mang lại lợi nhuận tốt cho không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư căn hộ cho thuê đang rơi vào tình cảnh điêu đứng và xuất hiện tình trạng giá thuê giảm kịch sàn.

Chia sẻ :


Ông Nguyễn Đức Tài từng kể chuyện TGDĐ lấy về 200 tỷ tiền giảm giá thuê: ‘Tôi đã khó khăn mà còn làm khó thì tôi trả mặt bằng chứ làm gì bây giờ?’

“Theo các bạn làm tài chính, tiền thuê mặt bằng là chi phí cố định, không thay đổi được. Thế Giới Di Động nói cố định thì kệ nó chứ, tôi sẽ cho nó biến động. Chúng tôi đi một vòng và lấy về 200 tỷ đồng tiền giảm giá thuê”, Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài từng chia sẻ.

Chia sẻ :


Góc nhìn chuyên gia từ việc Thế Giới Di Động đơn phương giảm tiền thuê mặt bằng: COVID-19 sẽ là tiền đề cho cuộc cách mạng ‘turnover rent’?

Trong giai đoạn trước đại dịch, khi kinh tế tăng trưởng, các nhà bán lẻ lo sợ giá thuê mặt bằng sẽ tăng, nên thường cố định giá thuê trong một thời gian dài. Song, đại dịch COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn những “lo ngại” của các bên thuê.

Chia sẻ :


Thế giới Di động đơn phương giảm tiền thuê khi chưa được chủ nhà đồng ý: Dù sụt giảm nhưng vẫn lãi cao trong 2 tháng khó khăn nhất

Việc Thế giới Di động đơn phương cắt giảm tiền thuê mà chưa được sự đồng ý của bên cho thuê có thể đã vi phạm hợp đồng.

Chia sẻ :


3 tháng 2 vụ bê bối, Thế Giới Di Động vẫn lãi lớn, chia cổ tức cực “khủng”

Mặc dù dính hai vụ khủng hoảng truyền thông liên quan đến ứng xử với khách hàng và đối tác trong đại dịch Covid-19, Thế Giới Di Động vẫn có lãi lớn và chia cổ tức tới 60%.

Chia sẻ :


Chủ tịch Quốc hội: ‘Doanh nghiệp lỗ rồi lấy gì mà giãn, hoãn, giảm thuế?’

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, chính sách tài khóa và tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi hiện tại nếu các doanh nghiệp đang lỗ thì lấy gì để hưởng chính sách giãn, hoãn, giảm thuế.

Chia sẻ :


Môi giới bất động sản: Cơ thể đang “nhiễm bệnh, thiếu oxy”

Khi dịch bệnh Covid đầu tiên diễn ra, hàng nghìn nhà môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Từ gây khó khăn về kinh tế, Covid-19 cũng kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của hàng loạt cá nhân và hàng trăm đơn vị môi giới trong lĩnh vực này…

Chia sẻ :


TP.HCM: Cơ hội mua nhà phố đắt đỏ tại quận trung tâm trong mùa dịch

Có những bất động sản bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố. Dịch Covid-19 đã khiến tình trạng này thay đổi…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *