Bao giờ hết bán – mua “chui”?

Chỉ trong một tuần, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã ra liên tiếp nhiều quyết định xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân do không công bố thông tin, công bố báo cáo chậm, sai lệch số liệu…

Ngoài những cái tên dậy sóng như Tập đoàn FLC, Louis Holdings, Rạng Đông Holdings, Điện lực Dầu khí Việt Nam… đáng chú ý là quyết định xử phạt của Thanh tra SSC đối với bà Bùi Thị Xuân (Hà Nội) với hành vi “mua chui” 3.18 triệu cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Vexilla Việt Nam (HNX: SVN), đẩy số cổ phiếu bà sở hữu từ mức 2.37 triệu lên 5.55 triệu (tỷ lệ sở hữu tăng từ 11.26% lên 26.43%), có quyền biểu quyết đối với hoạt động, định hướng tương lai của SVN.

Với vi phạm trên, bà Bùi Thị Xuân bị SSC phạt hành chính 125 triệu đồng, bị buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền. Ngoài ra bà còn bị buộc phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ.

Phàm đã là lãnh đạo công ty đại chúng, cổ đông lớn hay người có liên quan… (những đối tượng thuộc diện phải công bố thông tin), khó tin rằng họ không hiểu biết pháp luật, không nắm rõ quy định. Hiện nay, mức xử phạt hành chính cao nhất đối với cá nhân trong lĩnh vực chứng khoán theo Nghị định 128/2021/NĐ-CP cũng chỉ chừng 1.5 tỷ đồng. Dĩ nhiên, khó mong mức phạt ấy răn đe hay ngăn chặn được những người cố tình vi phạm.

Trong vụ “bán chui” gần 75 triệu cổ phiếu của chủ tịch một Tập đoàn lớn hồi thượng tuần tháng 1 năm nay, cơ quan chức năng đã hủy giao dịch, trả lại tiền cho nhà đầu tư. Đây là quyết định đúng, dù chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam, đối với những giao dịch không có giá trị pháp lý, vi phạm pháp luật. “Án lệ” của vị chủ tịch đó cũng có thể được áp dụng với bà Xuân để đảm bảo rằng trong tương lai, những giao dịch mua – bán chui đều sẽ bị hủy và những người mua – bán chui sẽ không thể thu lợi.

Ngoài ra, như trong vụ việc mua vượt số cổ phiếu đăng ký của Louis Holdings, hình thức xử phạt bổ sung – đình chỉ giao dịch có thời hạn – đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm cũng sẽ góp phần ngăn những bàn tay tham lam lũng đoạn thị trường. Nếu cần thiết (thực ra là rất cần thiết), chúng ta có thể học kinh nghiệm từ nước ngoài: phạt tiền gấp 3 – 5 lần giá trị giao dịch. Tin rằng sẽ không còn ai dám nhờn luật.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tiêu điểm xử phạt tuần qua: Một cá nhân nhận mức phạt kỷ lục gần 1 tỷ đồng khi không công bố giao dịch cổ phiếu

Tuần qua UBCKNN công bố nhiều quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chia sẻ :


Ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch FLC bị bắt: Thao túng có hệ thống, phải xử nặng

Theo các chuyên gia, sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam dù gây rúng động thị trường nhưng thực sự là tin tức được nhiều nhà đầu tư ủng hộ, bởi nó đã khởi đầu cho việc tạo và giữ môi trường đầu tư sạch, an toàn.

Chia sẻ :


Tại sao ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố dù trước đó bị phạt hành chính?

Theo luật sư, cùng liên quan đến vụ bán chui cổ phiếu nhưng tội danh mà ông Quyết bị truy cứu trách nhiệm hình sự khác với hành vi Chủ tịch Tập đoàn FLC bị xử phạt hành chính.

Chia sẻ :


Chính thức bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh VP Bộ Công an xác nhận Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bị can Trịnh Văn Quyết…

Chia sẻ :


Thao túng chứng khoán, tâm lý đánh bạc và giám sát lơ là

Chiều 29-3-2022, Bộ Công an đã thông báo khởi tố và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC để điều tra về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, theo quy định tại điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ :


Khẩn trương điều tra những cá nhân giúp Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán

Trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì Cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ :


Luật pháp đã không nghiêm

Sự kiện ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC, bị cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc thao túng giá chứng khoán gây bất ngờ cho không ít người trong giới đầu tư chứng khoán, bởi đây là trường hợp hiếm hoi bị khởi tố hình sự về tội danh này trong suốt hơn 20 năm qua, dù hành động thao túng giá cổ phiếu, kể cả giao dịch nội gián, ở thị trường chứng khoán Việt Nam là không hiếm.

Chia sẻ :


Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện khung hình phạt nào?

Chiều 29/03, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ :


Em gái bầu Đức bị xử phạt vì giao dịch ‘chui’ cổ phiếu

Em gái bầu Đức bị UBCKNN xử phạt 30 triệu đồng vì hành vì không công bố thông tin giao dịch.

Chia sẻ :


‘Kịch bản’ bán cổ phiếu nhằm hưởng lợi 530 tỷ đồng của ông Trịnh Văn Quyết ra sao?

Cơ quan điều tra làm rõ việc ông Trịnh Văn Quyết thông đồng thổi giá cổ phiếu FLC; đồng thời xác định ông Quyết đã hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng từ việc bán không công bố 74,8 triệu cổ phiếu.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *