Báo cáo tài chính Agribank 2021: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất từ trước tới nay

Báo cáo tài chính Agribank 2021: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất từ trước tới nay

Cụ thể, theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thu nhập lãi vẫn đóng góp chủ yếu vào tổng thu nhập của Agribank năm 2021.

Theo đó, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2021 đạt 109.572 tỷ đồng, giảm hơn 2% so với năm 2020. Tuy nhiên, nhờ giảm chi phí lãi giảm gần 9% nên thu nhập lãi vẫn tăng gần 8% lên mức 46.712 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2021, Agribank cũng ghi nhận “thắng lớn” trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối. Lãi thuần từ hoạt động này tăng 61% lên 1.515 tỷ đồng.

Một phần nhờ tiết giảm chi phí hoạt động nên lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng tăng 15% lên mức 36.562 tỷ đồng.

Do tăng chí phí dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2021 thêm gần 4.000 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng 11,8% lên mức 14.502 tỷ đồng – đây là mức tăng trung bình trong nhóm Big4.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản năm 2021 của Agribank đạt 1,69 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2020 và đứng thứ 2 trong nhóm Big4. Cho vay khách hàng tăng 7,7% so với năm 2020 lên mức 1,28 triệu tỷ; huy động khách hàng đạt 1,54 triệu tỷ, tăng 9,8%; phát hành giấy tờ có giá giảm 30% còn 28,5 nghìn tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của Agribank/tổng dư nợ là 1,71%, tăng 0,14% so với đầu năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng đã tăng lên 138,6% cao nhất từ trước tới nay. Với nguồn lực dự phòng này, Agribank hoàn toàn có khả năng xử lý toàn bộ nợ xấu cũng như cải thiện lợi nhuận trong tương lai.

Trao đổi với Nhadautu.vn, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng nợ xấu tăng cao tại Agribank gồm: Khách hàng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là đối với các khách hàng hoạt động tại địa bàn Nông nghiệp, Nông thôn (với tỷ lệ dư nợ chiềm gần 65,9% trên tổng dư nợ), ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là nuôi trồng, chế biến thủy hải sản.

Ngoài ra, do dịch bệnh nên ảnh hướng đến các khách hàng từ lĩnh vực du lịch, dịch vụ, buôn bán, bán lẻ và làm đứt chuỗi cung ứng các khách hàng sản xuất mặt hàng tiêu dùng xuất, nhập khẩu (như: may mặc, giày da…). “Điều này dẫn tới, nhiều khách hàng đã được cơ cấu thời gian trả nợ, tuy nhiên, thời gian tối đa 12 tháng, trong khi dịch bệnh kéo dài từ 2020 đến hết năm 2021. Vì vậy, một số khoản vay vẫn phải chuyển nhóm nợ”, đại diện Agribank cho biết.

Agribank cũng cho biết, vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng 3,4% so với năm 2020 lên mức 73.843 tỷ đồng, chủ yếu từ lợi nhuận còn lại chưa phân phối. Các chỉ tiêu ROE và ROA đều tăng và ở mức đảm bảo an toàn, tăng trưởng tốt.

Cụ thể, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) năm 2021 đạt 15,72%, tăng so với năm 2020 là 1,19%; Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 0,69%, tăng 0,02%.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

SHB đạt 3.095 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 86,5% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021, trong đó ghi nhận nhiều chỉ…

Chia sẻ :


Ngân hàng Shinhan Việt Nam báo lãi trước thuế 2021 gần 3,162 tỷ đồng

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam vừa công bố báo cáo kiểm toán 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 3,162 tỷ đồng, tăng 3% so với năm trước.

Chia sẻ :


Chứng khoán Agribank (AGR) lãi tăng gấp đôi sau soát xét, đạt 312 tỷ đồng

Sau xoát xét, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm AGR đạt 294 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ 2020, xóa toàn bộ lỗ lũy kế.

Chia sẻ :


Ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, OGC vẫn báo lãi gần 42 tỷ đồng trong quý 2/2021

OGC đã ghi nhận khoản thu nhập khác đột biến lên 61,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước thu nhập khác chỉ 272 triệu đồng.

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


FLC: Doanh thu bán niên trên 3.826 tỷ đồng, lãi tăng mạnh so với cùng kỳ

Báo cáo tài chính quý 2 của FLC cho thấy doanh nghiệp ghi nhận trên 3.826 tỷ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 6 tháng đầu năm, với lãi tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ :


Vì sao Big 4 ngân hàng đứng ngoài cuộc đua tăng lãi suất huy động?

Trong khi các ngân hàng tư nhân “đua nhau” tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi của người dân trong thời gian qua thì các ngân hàng quốc doanh như Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV vẫn giữ nguyên biểu lãi suất từ tháng 8 năm 2021 đến nay.

Chia sẻ :


Mua ô tô trả góp: Khách hàng mất ngủ khi đến kỳ thanh toán

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ hàng tháng cho khoản vay mua ô tô trả góp.

Chia sẻ :


HDBank báo lãi hơn 8.000 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của HDBank đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 82% kế…

Chia sẻ :


Vì sao lãi suất tiền gửi của Big 4 ngân hàng bất động suốt nửa năm qua?

Lãi suất cao nhất tại Agribank, Vietcombank, BIDV chỉ ở mức 5,5%/năm, trong khi VietinBank nhỉnh hơn một chút là 5,6%/năm.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *