Bán khống – Những đặc điểm và rủi ro khi bán khống

Bán khống – Những đặc điểm và rủi ro khi bán khống

Khái niệm bán khống

Bán khống hay trong tiếng anh còn gọi là short selling, đây là hoạt động kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại chứng khoán như: cổ phiếu hay trái phiếu.

Theo đó, bán khống chính là hình thức bán một loại tài sản hay chứng khoán mà người bán chưa hoặc không sở hữu nó. Bằng cách vay mượn chứng khoán từ nhà đầu tư khác và bán với giá cao, sau đó kỳ vọng trong tương lai giá cổ phiếu đó sẽ giảm.

Trong tương lai, khi giá cổ phiếu đã giảm người bán có nghĩa vụ mua lại và hoàn trả đủ số lượng chứng khoán đã vay mượn.

Hoạt động bán khống lúc này:

Người bán sẽ lời hoặc lỗ bằng với sự chênh lệch giữa giá bán và mua lại, chưa tính chi phí vay mượn.

Lời xuất hiện khi giá mua lại thấp hơn so với giá bán, lỗ khi giá mua lại cao hơn so với giá bán.

Ví dụ minh họa:

Bán khống – Những đặc điểm và rủi ro khi bán khống

Ví dụ minh họa về bán khống vàng

Người A mượn người B một lượng vàng ván bán đi được 41 triệu đồng. Sau ba tháng, A mua lại 1 lượng vàng với mức giá là X triệu đồng rồi trả lại cho B. Lúc này, hành động của A được gọi là bán khống vàng.

Trong trường hợp X = 38 triệu thì số tiền lời của A là 41 – 38 = 3 triệu đồng.

Trong trường hợp X = 43 triệu thì số tiền A bị lỗ là 43 – 41 = 2 triệu đồng.

Tương tự như vậy, chúng ta có ví dụ trong chứng khoán:

Người A mượn người B số lượng 10.000 cổ phiếu công ty X và bán với giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó một thời gian, người A mua lại cổ phiếu X trên thị trường với giá t đồng/cổ phiếu và trả lại cho B. Đây được hiểu là hành động bán khống cổ phiếu hoặc chứng khoán.

Bán khống – Những đặc điểm và rủi ro khi bán khống

Ví dụ trong chứng khoán

Nếu t = 90.000 đồng/cổ phiếu thì A sẽ lời (100.000 – 90.000) x 10.000 CP = 100.000.000 đồng.

Nếu t = 110.000 đồng/cổ phiếu thì A sẽ lỗ (110.000 – 100.000) x 10.000 CP = 100.000.000 đồng.

Mục đích của việc bán khống chứng khoán

Đây được xem như phương thức đầu cơ của nhà giao dịch chứng khoán. Trong một số trường hợp, mục đích của bán khống chứng khoán là giảm rủi ro trước tình hình giảm giá chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Mục đích đầu cơ thu lợi nhuận

Khi các nhà đầu tư nhận thấy thị trường chứng khoán đang đi vào thời điểm nóng, có xu hướng giảm giá trong tương lai gần, họ sẽ tiến hành bán khống để tối đa lợi nhuận.

Muốn có được nguồn thu từ việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm cao để dự đoán được xu hướng giúp tránh rủi ro ẩn chứa.

Mục đích phòng rủi ro

Thị trường luôn biến động nên nhiều nhà đầu tư muốn bán khống để ngừa rủi ro, giảm tổn thất tốt nhất có thể.

Bán khống có đặc điểm gì?

Có 3 đặc điểm chính như sau:

Đặc điểm

Người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu

Người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu đang được bán mà sẽ vay nó từ một môi giới hay đại lý. Thông qua đó, họ có thể thực hiện đặt lệnh bán.

Sau đó, người bán có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu vào thời điểm nào đó trong tương lai để hoàn trả lại. Có thể thấy, bán khống chính là các giao dịch ký quỹ, các yêu cầu về dự trữ vốn chủ sở hữu của họ nghiêm ngặt hơn so với giao dịch khi mua.

Thu lợi nhuận từ việc giảm giá của cổ phiếu

Đặc điểm cơ bản thứ hai là thu lợi nhuận từ cổ phiếu giảm giá, dựa vào những phân tích và nhận định người bán kỳ vọng thu lợi từ việc giá chứng khoán giảm. Điều này có thể trái ngược với các đầu nhà đầu tư dài hạn có mong muốn giá tăng.

Bản chất của bán khống là một loại rủi ro

Bản chất đây là một loại rủi ro, thậm chí, bán khống có tỷ lệ rủi ro cao. Việc này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng tổn thất mà nó mang lại cũng có thể tăng nhanh chóng và vô hạn cho các lệnh ký quỹ. Vì vậy để tránh rủi ro, những nhà đầu tư thực hiện giao dịch này thường là người có kinh nghiệm và biết cách sử dụng các nguyên tắc cắt lỗ để hạn chế lỗ tối đa. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý việc cắt lỗ khi kích hoạt trên thị trường sẽ không có giá đảm bảo.

Rủi ro khi bán khống

Mặc dù phương thức này có thể đem lại nguồn lợi lớn nhưng rủi ro cũng rất cao. Khi thị giá cổ phiếu tăng hoặc giảm thì về lý thuyết, có thể nói việc lời hay lỗ khi thực hiện giao dịch này là không giới hạn.

Bán khống – Những đặc điểm và rủi ro khi bán khống

Một số rủi ro

Giới hạn mức lãi tối đa

Một loại chứng khoán chỉ có thể giảm về mức 0 gây thua lỗ 100%, tuy nhiên lại không có giới hạn về mức giá cao nhất.

Yêu cầu lường trước sự giảm giá của cổ phiếu

Thị trường trong lịch sử đã di chuyển theo xu hướng tăng, đi ngược lại với việc thu lợi nhuận từ sụt giảm của thị trường. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu không biến động theo một chiều và không có xu hướng dài hạn, nhà đầu tư nên lường trước sự giảm giá của cổ phiếu.

Rủi ro pháp lý

Trong một thị trường rộng lớn, sẽ có rủi ro pháp lý phát sinh với lệnh cấm bán khống để tránh vấn đề hoảng loạn và áp lực bán.

“Kén” nhà đầu tư

Việc này chỉ nên thực hiện với những nhà đầu tư và nhà giao dịch nhạy bén, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để dự đoán trước các rủi ro.

Hơn nữa, việc bán khống không có sự quản lý chặt chẽ nên dễ xuất hiện việc thao túng cổ phiếu và gây tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Cách bán khống cổ phiếu tại thị trường Việt Nam như thế nào?

Trên thị trường Việt Nam, bán khống cổ phiếu được thực hiện như sau:

Thị trường chứng khoán cơ sở

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, cổ phiếu trên thị trường cơ sở chưa được cho phép thực hiện nghiệp vụ này. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư không được phép bán khống cổ phiếu riêng lẻ.

Trên thực tế, vẫn có nhiều nhà đầu tư “lách luật” và thực hiện hình thức này. Đây chính là hoạt động vay mượn chứng khoán giữa các nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp và không được áp dụng phổ biến.

Thị trường chứng khoán phái sinh

Việc thực hiện bán khống chứng khoán trên thị trường chứng khoán phái sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thực hiện kinh doanh tại thị trường chứng khoán phái sinh dựa vào phần giá chênh lệch, tức là vừa bán và mua ở các kỳ sau.

Các nhà đầu tư có thể mua chứng khoán cơ sở rồi bán khống ở thị trường chứng khoán phái sinh.

Bán khống khi thị trường chung quá giá trị. Nhà đầu tư có thể dựa vào nhiều phương pháp khác nhau như: P/E, so sánh với thị trường chứng khoán quốc tế, thực hiện P/B.

Dựa vào mức chênh lệch và biến động của đồ thị VFVN30 để đưa ra những phân tích thích hợp.

Nhà đầu tư được bán khống chứng khoán khi nào?

Nhà đầu tư được bán khống chứng khoán khi đáp ứng được những tiêu chí sau:

Có tài sản đảm bảo thế chấp.

Lãi suất vay/cho vay.

Thời hạn vay, gia hạn vay.

Xử lý tài sản thế chấp nếu nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán.

Có phương thức giải quyết khi phát sinh tranh chấp.

Ngoài ra, nhà đầu tư nên bán khống trong những trường hợp sau:

Dự đoán được xu hướng tương lai: Dấu hiệu nhận biết là khi thị trường tăng nóng với 90% cổ phiếu trên sàn tăng 100% – 200% và giá cổ phiếu tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Nhà đầu tư làm việc trong một doanh nghiệp trên sàn, có thông tin nội bộ kết quả kinh doanh hoặc tin tức tiêu cực về công ty trước thời gian truyền thông đưa tin.

Dự đoán được xu hướng thị trường trong tương lai và các ngành đang có tiềm năng phát triển mạnh.

Bạn tham gia bán khống với mục đích phòng vệ nhằm giảm rủi ro ngắn hạn do tác động từ biến động thị trường.

Bán khống có tính rủi ro và chỉ thích hợp đối với những nhà đầu tư lớn. Vì vậy, hãy cân nhắc và chọn cho mình một kênh đầu tư đúng đắn và thích hợp nhé!

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Nhiều người liên quan đến lãnh đạo ngân hàng giao dịch không công bố thông tin

Nhiều người liên quan đến lãnh đạo các ngân hàng giao dịch mua/bán cổ phiếu nhưng không công bố thông tin bị xử phạt. Mức phạt tiền dao động từ 5 triệu đồng đến 940 triệu đồng.

Chia sẻ :


Đau đầu với cổ phiếu chứng khoán: Tưởng dễ ăn nhưng…ăn không dễ!

Những tưởng tất cả cổ phiếu chứng khoán được hưởng lợi từ sự thăng hoa của ngành nhưng sự thật lại không như vậy. Nhiều nhà đầu tư rót tiền vào cổ phiếu chứng khoán đang bị thua lỗ.

Chia sẻ :


Thị trường chứng khoán biến động, làm thế nào để giữ được tâm lý ổn định và vượt qua khủng hoảng?

Thị trường chứng khoán biến động mạnh từ tháng 6 đến tháng 8 gây ra nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hoang mang, không biết xử lý bán ra hay mua vào như thế nào, dẫn đến thiệt hại một khoản tiền lớn do sự tăng lên và giảm xuống bất ngờ của thị trường.

Chia sẻ :


Luật pháp đã không nghiêm

Sự kiện ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC, bị cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc thao túng giá chứng khoán gây bất ngờ cho không ít người trong giới đầu tư chứng khoán, bởi đây là trường hợp hiếm hoi bị khởi tố hình sự về tội danh này trong suốt hơn 20 năm qua, dù hành động thao túng giá cổ phiếu, kể cả giao dịch nội gián, ở thị trường chứng khoán Việt Nam là không hiếm.

Chia sẻ :


“Viên đạn bạc” vào đội lái chứng khoán

Cơ quan điều tra bắt ông Trịnh Văn Quyết, ở một phía khác Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã thống nhất đề nghị xem xét kỷ luật một loạt lãnh đạo ở các cơ quan đầu não thị trường chứng khoán.

Chia sẻ :


Vị ngọt chứng khoán đã phai?

VN-Index liên tục dậm chân quanh mức 1,500 điểm, thị trường chứng khoán dần khó kiếm tiền hơn. Phải chăng chứng khoán không còn sức hút như trước?

Chia sẻ :


‘Kịch bản’ bán cổ phiếu nhằm hưởng lợi 530 tỷ đồng của ông Trịnh Văn Quyết ra sao?

Cơ quan điều tra làm rõ việc ông Trịnh Văn Quyết thông đồng thổi giá cổ phiếu FLC; đồng thời xác định ông Quyết đã hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng từ việc bán không công bố 74,8 triệu cổ phiếu.

Chia sẻ :


Thẳng thắn như Hoà Phát: Cổ đông đề xuất dùng quỹ tiền mặt dồi dào mua cổ phiếu quỹ, ban lãnh đạo “NÓI KHÔNG” và giải thích rõ lý do

Trong thông báo vào ngày 1/4/2022, Tập đoàn Hoà Phát đã khẳng định sẽ không mua cổ phiếu quỹ ở thời điểm này và đưa ra một số giải thích cho việc này.

Chia sẻ :


Hàng loạt công ty chứng khoán phát hành trái phiếu

VNDS, VDSC huy động 1.500-2.000 tỷ đồng bằng phát hành trái phiếu, còn các công ty chứng khoán quy mô trung bình và nhỏ như MBS, APG, TVSI huy động khoảng 200 tỷ đồng.

Chia sẻ :


[Quy tắc đầu tư vàng]: Kinh nghiệm cho nhà đầu tư chứng khoán rút ra sau 2 năm sống trong đại dịch COVID-19

Nhà đầu tư nên hạn chế việc quá phụ thuộc vào điểm số của thị trường mà nên dành thời gian quan tâm nhiều hơn tới giá trị nội tại của doanh nghiệp và tập trung vào các cơ hội mà mình thật sự có niềm tin cũng như hiểu rõ doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *