Bài học thất bại của ông chủ bánh ngọt Bảo Ngọc

Đó là trải lòng của ông Lê Đức Thuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc khi nói về những thất bại của ông khi mới khởi nghiệp.

Sống dậy thương hiệu “vang bóng một thời”

Ông Lê Đức Thuấn được biết đến là người vực dậy thương hiệu bánh Bảo Ngọc. 

Trong suy tưởng của ông, bánh Bảo Ngọc là thương hiệu rất quen thuộc, gần gũi với người dân Hà Thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Khi đó, người Hà Nội phải xếp hàng để mua bánh tươi của Bảo Ngọc, thậm chí khi lượng bánh không đủ bán, nhiều người chấp nhận ngồi uống nước để đợi mua mẻ bánh mới.

Ông Lê Đức Thuấn được biết đến là người vực dậy thương hiệu bánh Bảo Ngọc. Ông Lê Đức Thuấn được biết đến là người vực dậy thương hiệu bánh Bảo Ngọc.

Ông Lê Đức Thuấn được biết đến là người vực dậy thương hiệu bánh Bảo Ngọc.

Thời đó, mong ước có được chiếc bánh Bảo Ngọc để thưởng thức đi theo ông Thuấn suốt quãng đời sinh viên và đến nay vẫn còn là một hoài niệm đẹp, đồng thời, đó như là duyên tiền định, để sau này ông đặt niềm tin và có động lực bắt tay vào việc xây dựng lại thương hiệu bánh Bảo Ngọc, đang thoái trào vì không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, tiền thân, ông Thuấn khởi nghiệp và thành công với ngành công nghiệp phụ trợ nên khi nghe ý tưởng, không ít đồng nghiệp đặt nghi vấn việc “phá khung” dấn thân vào kinh doanh thực phẩm liệu có quá mạo hiểm? Phần lớn đều đánh giá đây là một ý tưởng có phần “hoang tưởng”.

Bằng nhãn quan của người làm kinh tế, ông Thuấn đã chứng minh, trong chiến lược kinh doanh mình đã có hướng đi với ngành công nghiệp thực phẩm vốn rất tiềm năng. Duyên đến với Bảo Ngọc vì ông muốn làm sống lại một thương hiệu từng “đẹp không tỳ vết”, chiếm trọn tình cảm, làm nức lòng bao thực khách Hà thành trước kia.

Nhưng ông Lê Đức Thuấn quả quyết: “Đây là cơ hội để giới thiệu thương hiệu bánh Bảo Ngọc, một nét tinh tế văn hóa ẩm thực Hà thành”.

Hơn nữa, kinh nghiệm học tập ở nhiều quốc gia, trong đa ngành, đặc biệt từ những người bạn Nhật Bản họ vẫn giữ được rất nhiều nét văn hóa truyền thống đậm đà không phai nhạt, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tầm nhìn sau này khi ông áp dụng vào việc phát triển thương hiệu bánh Bảo Ngọc, đó là hiện đại gắn liền với truyền thống.

Có quyết tâm và niềm tin nên ông Thuấn đã làm sống lại thương hiệu Bảo Ngọc bằng cách thay đổi mẫu mã, hình thức và cả hệ thống quản trị hiện đại, khoa học nên đã nhanh chóng thu được thành công từ những ngày đầu.

Thay vì kiểm soát chất lượng bằng tay, bằng mắt và lệ thuộc vào một cá nhân nghệ nhân nào đó thì nay là cả hệ thống tự động hóa theo dây truyền và công nghệ hiện đại vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa không lệch được hương vị truyền thống vốn có đã định vị sẵn cho sản phẩm.

Vậy là nhờ vào tầm nhìn chiến lược, duyên nghiệp từ những hoài niệm từ thời trẻ đã đưa ông Thuấn từng bước gặt hái được thành công, sống lại thương hiệu “vang bóng một thời” đúng với tầm vóc, từ khoảng 10 cửa hàng truyền thống, nay đã đủ sức cạnh tranh với hơn 10.000 điểm bán hàng, tầm nhìn 2020 sẽ là 30.000 điểm trên khắp cả nước, trong những chuỗi phân phối hiện đại nhất.

Trong tương lai, Bảo Ngọc sẽ còn tiếp tục hướng tới việc phát triển thêm nhiều hương hiệu có nguyên liệu và nông sản Việt.

Bài học từ sai lầm tuổi 22

Tuy nhiên để có được những thành công trong lĩnh vực kinh doanh ngành hàng tiêu dùng, ông Thuấn cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt là sai lầm khi ông 22 tuổi – khi còn trên ghế nhà trường.

Sai lầm lớn nhất của ông lúc bấy giờ là mời quá nhiều người tài về để cùng phát triển một dự án khởi nghiệp. Tuy nhiên với những trải nghiệm còn quá non nớt, chính ông đã không biết cách dụng nhân ra sao và để rồi nếm mùi thất bại.

 

Ông cũng nhớ nhiều tới dự án sản xuất vở đóng gáy xoắn do chính ông đưa ra ý tưởng và trực tiếp sản xuất. Dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm diện tích giấy, viết chữ đẹp hơn, giá thành thấp…, đặc biệt là chạm tới trái tim của người tiêu dùng khi ông đưa hình ảnh các trường đại học nổi tiếng lên bìa vở.

Nhưng cuối cùng ông lại thất bại ê chề khi không tính đến bài toán về vốn. Do vốn đầu từ ít, trong khi các hàng tạp hóa lại chỉ nhận bán hàng ký gửi nên tất cả các hoạt động của ông bị đóng băng. Thất bại này cho ông một bài học sâu sắc: “Phải biết hoạch định nguồn vốn, bởi dù cho ý tưởng có hay và khả thi đến đâu mà không có vốn thì cũng sẽ hụt hơi!”.

Cùng với bài học về vốn, DN còn gặp vô vàn áp lực khác, trong đó có cả sự cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế đó đòi hỏi người đứng đầu DN không chỉ có một trái tim nóng, mà phải có một cái đầu lạnh, bản lĩnh kiên cường và ứng phó linh hoạt để xoay chuyển tình thế. Xác định rõ điều này và nhờ những yếu tố này, Doanh nhân Lê Đức Thuấn đã vượt qua ngàn vạn thách thức, khó khăn, rẽ sóng đưa DN đến bến bờ thành công…

Kinh doanh rất nhiều lĩnh vực: Bất động sản công nghiệp, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, mũ bảo hiểm, trang thiết bị y tế… nhưng doanh nhân tuổi Bính Thìn (1976) vẫn thầm ấp ủ, nuôi nấng khát khao từ hồi còn sinh viên: Đầu tư sản xuất bánh kẹo, nông sản thực phẩm vì ông phát hiện ra rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn về ngành nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông sản, thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở này và với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ quốc tế mà mình đã tích lũy bấy lâu nay, ông quyết định đầu tư (M&A) vào thương hiệu Bảo Ngọc vang bóng một thời và chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp tư nhân thành Công ty CP Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc hiện nay.

“Tôi khởi nghiệp thời còn sinh viên, tôi có khát vọng và mục tiêu rất lớn. Tôi biết điểm yếu của mình và đã mời những người tài về ngay từ thời điểm khởi nghiệp. Kết quả là do tôi chưa đủ kinh nghiệm để sử dụng những người như vậy, nên tôi đã thất bại lên thất bại xuống rất nhiều lần. Nhưng tôi vẫn rất quyết tâm, tôi đã phải trả giá bằng máu và nước mắt để có được ngày hôm nay”, ông Thuấn bộc bạch.

Ngoài ra, ông Thuấn còn khuyên người trẻ nên có tư duy tổng thể, ước mơ thì lớn nhưng hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. “Đừng sai lầm như tôi là nghĩ lớn và làm lớn ngay từ đầu. Tôi thất bại nhiều lần và làm đi làm lại không dưới 10 lần. Tôi cho rằng hiếm có người kiên trì như tôi. Tôi như là ngã dập mặt xuống rồi đứng lên đi tiếp” – ông Thuấn trải lòng.

Chia sẻ quan điểm ủng hộ việc giới trẻ dám ước mơ, ông Thuấn nói: “Có được như ngày hôm nay, tôi đi theo triết lý là dám ước mơ, tôi ước mơ thế hệ con tôi sẽ làm được những điều như tỷ phú Warren Buffet của Mỹ chứ không chỉ dừng lại ở tỷ phú Việt Nam. Dám ước mơ, suy nghĩ tích cực và làm 1 học trò tốt là phương châm khởi nghiệp của tôi. Tôi nghĩ điều khiến các bạn trẻ khởi nghiệp thất bại là các bạn chỉ mới dừng lại ở dám ước mơ thôi, có thể các bạn không suy nghĩ tích cực và không làm 1 học trò tốt, các bạn nghĩ bản thân giỏi quá rồi. Bản thân tôi được như ngày hôm nay vì tôi đã làm qua rất nhiều vị trí rồi, còn các bạn chưa trải qua điều đó, chưa có đủ hành trang mà muốn ngay lập tức trở thành tỷ phú thì rất khó”.

Vực dậy một thương hiệu đang ngấp ngoải chết yểu, bản thân doanh nghiệp thì rơi vào tình thế bế tắc về thị trường, vốn… Nhưng với bản lĩnh và sự quyết tâm cao độ của mình, ông đã đưa doanh nghiệp bứt phá, với những cú lội ngược dòng đầy ngoạn mục…

Học cách chia sẻ

Câu chuyện thành công và thất bại của ông Thuấn muốn gửi thông điệp đó là thành công ngoài kỹ năng… thì cần nhất với các doanh nghiệp trẻ là sự chia sẻ, đây là cái không thấy ở những làng nghề cổ truyền, đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều thương hiệu Việt dần bị lãng quên, hoặc mãi không chịu lớn.

Các làng nghề không phát triển vì cái tôi lớn, không chia sẻ, thay đổi tư duy và hệ thống quản lý để có thêm thành công. Hoặc tâm lý an phận dẫn đến không có tầm nhìn phát triển thương hiệu nên tốc độ đầu tư không khớp với sự tăng trưởng.

Câu chuyện một thương hiệu bánh cổ truyền rất nổi tiếng ở đường Thụy Khuê, Hà Nội là ví dụ điển hình, người mua có thể xếp hàng dài chờ mua bánh, nhưng nhiều năm liền không mở rộng và phát triển thêm. Nhưng so sánh với Bảo Ngọc, ông Thuấn cho rằng thương hiệu bánh kia đã thực sự tụt hậu so với đà phát triển nhanh chóng của Bảo Ngọc.

Một vấn đề khác, từ câu chuyện thành công của Bảo Ngọc, ông Thuấn cho rằng, ngoài việc phải chia sẻ cho các nhà đầu tư, thay đổi tư duy trong quản lý, quản trị thì quan trọng hơn là để có thành công cần phải có chiếc lược tốt về vốn, để không thể hụt hơi trong quá trình phát triển thương hiệu.

Cuối cùng, “không bao giờ lùi bước, chỉ có con đường này hoặc con đường khác, kiên trì cấp số nhân, không vội được, không thể là vài hoạt động truyền thông giới thiệu, phải để khách hàng quen thuộc, cảm nhận được” cũng là một bí quyết dẫn đến sự thành công của Bảo Ngọc, ông Thuấn chia sẻ.

Theo enternews.vn

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp bánh Trung thu lo ngại ế hàng do giãn cách xã hội

Năm nay, do phải thực hiện giãn cách xã hội, các ki-ốt bán bánh trung thu trên khắp TP. Hà Nội và TP.HCM đã vắng bóng. Các doanh nghiệp sản xuất đồng loạt cho rằng mùa Trung thu năm nay chắc chắn không thể mang về doanh số như năm ngoái…

Chia sẻ :


Làm loại bánh Trung thu lạ, mỗi ngày đổ khuôn bán hơn nghìn cái

Cứ qua Rằm tháng 7, nhà chị Nguyễn Thị Thuần ở Khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) lại tất bật gia công các loại nguyên liệu rồi huy động nhân lực làm bánh Trung thu rau câu 3D tươi để bán cho khách sành ăn.

Chia sẻ :


Bỏ việc ngân hàng mở bếp làm bánh, cô gái trẻ thu 100 triệu/tháng

Đang làm nhân viên ngân hàng, Thuỳ Dương bỏ công việc mà nhiều người mong ước này để mở lớp dạy làm bánh. Quyết định liều lĩnh này khiến cô kiếm được hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Chia sẻ :


Thời cơ hàn của ông chủ Thiên Long Cô Gia Thọ: Anh công nhân mưu sinh bằng bán bút bi dạo, khởi nghiệp với 2 chỉ vàng và chiếc xe đạp cà tàng

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bút bi gia đình năm 1981, sau gần 40 năm Thiên Long hiện là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và hàng đầu trong khu vực.

Chia sẻ :


Điều ít biết về doanh nghiệp đứng sau thương hiệu Richy và Karo thường được Shark Phú tự hào quảng bá trên Shark Tank

Phía sau thương hiệu bánh gạo Richy quen thuộc là một doanh nghiệp đã có hơn 20 năm thành lập.

Chia sẻ :


Hơn 24 triệu đối tượng được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, đến nay tổng kinh phí thực hiện gói 26.000 tỷ trên toàn quốc đạt gần 21,89 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 24 triệu đối tượng…

Chia sẻ :


Mọi người hay nói người giàu thường thông minh, nhưng tại sao nhiều người thông minh lại vẫn nghèo?

Người thông minh thì rất nhiều nhưng để giàu có không phải thông minh là đủ.

Chia sẻ :


Người đứng sau đế chế được mệnh danh “Ông chủ ngành cửa” là ai?

Sau hơn 30 năm, với sự dẫn dắt của ông, doanh nghiệp ngày đó đã trở thành Tân Trường Sơn Group dẫn đầu thị trường cửa Việt Nam, từng bước chinh phục thế giới bằng chính trí tuệ Việt…

Chia sẻ :


8X gác 2 bằng đại học về quê làm bánh đa nem, thu tiền tỷ mỗi năm

Dù có 2 bằng đại học trong tay, chàng trai xứ Thanh vẫn quyết định về quê làm ông chủ của xưởng sản xuất bánh đa nem, tạo việc làm cho hàng chục lao động,’bỏ túi’ tiền tỷ mỗi năm.

Chia sẻ :


Bà Trương Mỹ Lan bất ngờ quá hot, vợ chồng Bầu Kiên siêu giàu khó tin

Bà Trương Mỹ Lan, ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên, Cô Gia Thọ là những doanh nhân nổi tiếng gốc Hoa tại Việt Nam.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *