Áp giá sàn vé máy bay: Lo ngại “hiệu ứng domino” gây thiệt hại hàng loạt ngành kinh tế

Cục Hàng không đề nghị áp dụng áp giá sàn thấp nhất là 320.000 đồng so với mức 0 đồng như hiện nay.

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất giá sàn vé máy bay nội địa là 320.000 đồng thay vì 0 đồng như hiện tại và “vin” vào lý do giúp các hãng bay vượt qua “bão” dịch. Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia và đông đảo người tiêu dùng.

CẠNH TRANH BỊ TRIỆT TIÊU, NGƯỜI TIÊU DÙNG CHỊU THIỆT

Năm 2016, thị trường hành khách nội địa đạt 28,5 triệu hành khách. Nhưng chỉ sau 3 năm, hàng không Việt đã lập kỷ lục với 116 triệu khách qua các cảng hàng không, trong đó, khách nội địa ước đạt 74 triệu khách vượt 5%/ kế hoạch năm, tăng 2,6 lần so với năm 2016. Thị trường nội địa khởi sắc với sự tham gia của hãng hàng không mới, các hãng bước vào cuộc đua về sản phẩm, dịch vụ, giá vé, đường bay.

Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không cho rằng thị trường vừa qua hoạt động rất tốt vì không có giá sàn. Cuộc đua giảm giá vé máy bay của các hãng đang mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng, các hãng hàng không cạnh tranh một cách tự nhiên cũng tạo ra sự biến đổi rất lớn về chất lượng phục vụ, nhờ đó, người tiêu dùng được hưởng lợi.

Chưa bao giờ hành khách có thể dễ dàng đặt vé các chuyến bay phục vụ nhu cầu du lịch với giá hấp dẫn như thời gian qua. Giá vé bán ra ở mức từ 0 đồng, 11.000 đồng, 99.000 đồng… được các hãng tung ra trong một số sự kiện đặc biệt với số lượng giới hạn. Nhờ đó, nhu cầu người dân đi lại bằng đường hàng không gia tăng nhờ hàng không giá rẻ.

 
“Bày ra giá sàn, là hạn chế giá vé máy bay thấp như thời gian qua, hay là gián tiếp tăng giá vé bình quân.  Khi đó, nhu cầu bay sẽ giảm sút. Các hãng hàng không trong nước đều rơi vào thế bất lợi, ngoại trừ Vietnam Airlines. Một số nước như Indonesia từng bày ra giá sàn đã khiến chất lượng phục vụ hàng không đi xuống dù giá vẫn neo cao”.
Ông Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không.

Đáng lưu ý, “khi nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách giảm xuống, ngành du lịch sẽ chịu thiệt hại lớn nhất, từ đó, ảnh hưởng liên hoàn đến các ngành kinh tế khác. Đây là một chính sách rất sai lầm, cần cân nhắc”, vị chuyên gia này quả quyết.

Bởi lợi ích của ngành du lịch không chỉ dừng lại ở tác động trực tiếp như đóng góp vào GDP hay tăng việc làm, mà còn đem lại những lợi ích gián tiếp thông qua liên kết chuỗi cung ứng với các lĩnh vực khác, như vận tải, khách sạn, nhà hàng, bán lẻ…, từ đó, thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Nhân câu chuyện này, ông Tống đề xuất thêm “thay vì áp giá sàn, nên bỏ giá trần, sẽ có lợi cho các hãng hàng không”. Khi đó, những người có điều kiện sẽ chịu “móc hầu bao” trả những vé máy may cao ngất trời, để được xài sang hay được các hãng bay phục vụ với chất lượng tuyệt đỉnh.

Cũng theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giá cả, Bộ Tài chính, đề xuất áp giá sàn vé máy bay là phi lý, không phù hợp với việc cạnh tranh theo thị trường. Tác động đầu tiên của chính sách sẽ là ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng, vì hành khách sẽ không được hưởng những chương trình giảm giá kích cầu như trước đây.

Hiện giá vé máy bay thường chiếm 50 – 60% giá tour du lịch. Do đó, theo nhiều công ty du lịch, việc tăng giá vé máy bay làm tăng giá tour du lịch là điều không thể tránh khỏi. Từ đó sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp du lịch vào thế khó, đi ngược với chủ trương kích cầu du lịch, khôi phục kinh tế hậu Covid-19. 

CẦN ĐÁNH GIÁ KỸ LƯỠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG, NGƯỜI DÂN

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất lên Bộ Giao thông vận tải đề nghị áp dụng mức giá sàn tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa quy định, từ 1/11 hết ngày 31/12/2022. Nếu đề xuất được thông qua, sàn giá vé máy bay sẽ được thiết lập, các loại vé 0 đồng, vé khuyến mãi siêu rẻ sẽ bị “xóa sổ”.

Cụ thể, với các đường bay dưới 500 km, mức giá tối thiểu đề nghị áp dụng với nhóm đường bay phát triển kinh tế – xã hội là là 320.000 đồng/vé/chiều, tối đa là 1,6 triệu đồng vé/chiều, nhóm đường bay khác dưới 500 km, mức giá tối thiểu là 340.000 đồng, tối đa là 1,7 triệu đồng.

Với các đường bay từ 500 – 850 km trở lên, mức giá tối thiểu là 440.000 đồng và tối đa 2,2 triệu đồng. Đường bay từ 850 km – dưới 1.000 km, mức giá tương ứng là 560.000 đồng và 2,79 triệu đồng. Cuối cùng, với đường bay từ 1.280 km trở lên, mức giá tối thiểu là 750.000 đồng, tối đa là 3,75 triệu đồng.

Cục Hàng không đề nghị áp dụng áp giá sàn thấp nhất là 320.000 đồng so với mức 0 đồng như hiện nay.
Cục Hàng không đề nghị áp dụng áp giá sàn thấp nhất là 320.000 đồng so với mức 0 đồng như hiện nay.

Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, hàng không không khai thác toàn bộ các chuyến bay quốc tế, trong khi các chuyến nội địa cũng bị cắt giảm hoặc lượng khách giảm đáng kể. Trong khi đó, các hãng hàng không vẫn phải duy trì đội máy bay với số lượng tương đương, thậm chí lớn hơn số lượng máy bay năm 2019.

Theo tính toán, dù máy bay “đắp chiếu”, nhưng các hãng hàng không vẫn phải trả 100 tỷ đồng/ngày để trả tiền thuê máy bay, trả vay ngân hàng, trả cho các đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào, duy tu bảo dưỡng và trả lương cho nhân viên… Hiện nợ ngắn hạn phải trả của ba ông lớn ngành hàng không đã cán mốc 40.000 tỷ đồng.

“Doanh thu sụt giảm mạnh trong khi chi phí giảm không đồng tốc với doanh thu, dẫn đến các hãng hàng không bị đứt gãy dòng tiền thanh toán. Đây là những nguyên nhân chính căn bản trực tiếp tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vận chuyển hàng không gây nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của các hãng hàng không”, Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, đây là một vấn đề có tính tác động rất lớn, nên quan điểm của Bộ Giao thông vận tải là hết sức cẩn trọng, khách quan, có sự tính toán khoa học.

Đặc biệt, “phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những quy định pháp luật liên quan, những tác động đến thị trường và người dân, cũng như quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp hàng không. Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá kỹ lưỡng tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với toàn ngành hàng không trong giai đoạn vừa qua và giai đoạn tiếp theo”, Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh.  

Hiện Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo các cơ quan tham mưu nghiên cứu và đưa ra nhiều kịch bản, phương án khác nhau trong đó có đánh giá tác động cụ thể, tổ chức làm việc, xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia và người dân để xem xét, quyết định.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Áp sàn giá vé máy bay: Người dân thiệt thòi, chỉ lợi cho hãng lớn

Trước thông tin vé máy bay có thể bị áp giá sàn, đại diện một số doanh nghiệp du lịch cho rằng, ảnh hưởng lớn hơn sẽ là những người có nhu cầu đi lại cá nhân, nhất là người thu nhập thấp.

Chia sẻ :


Chấm dứt cuộc đua “xuống đáy”, hàng không cần “vũ khí” cạnh tranh lành mạnh

Bên cạnh nhiều ý kiến phản đối áp sàn giá vé máy bay, nhiều chuyên gia cho rằng cần có chính sách quản lý, điều tiết giá vé máy bay, cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, chấm dứt cuộc đua giảm giá vô tội vạ, gây méo mó thị trường…

Chia sẻ :


43 triệu lượt người bị tước mất cơ hội bay vé giá rẻ

Với việc áp giá sàn, mặt bằng chung giá vé máy bay tăng rất cao. Điều này làm hạn chế nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt người có thu nhập thấp, người lao động chuẩn bị đi làm trở lại sau thời gian giãn cách xã hội.

Chia sẻ :


Ngành hàng không toàn cầu lỗ hơn 200 tỉ đô la vì Covid-19

Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) ước tính các hãng bay trên toàn cầu thua lỗ tổng cộng 201 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn 2020-2022 do tác động dai dẳng của đại dịch Covid-19 lên nhu cầu đi lại hàng không. Con số thua lỗ này gần như xóa sạch lợi nhuận của họ trong 9 năm trước đó.

Chia sẻ :


‘Vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn bị từ chối lập hãng bay

Việc chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không chuyên chở hàng hóa cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa khả năng mất cân đối cung – cầu của thị trường trong bối cảnh Covid-19.

Chia sẻ :


Sáu tháng đầu năm 2021, Vietjet đạt doanh thu cao hơn so với cùng kỳ, lợi nhuận 127 tỉ đồng

Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Hose: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính quý II và sáu tháng đầu năm 2021.

Chia sẻ :


Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp “nghiến răng” chở hàng bằng máy bay

Trong lúc những con tàu trên biển không thể chở hết số hàng hoá cần vận chuyển, chở hàng bằng máy bay đã trở thành một giải pháp bắt buộc tuy đắt đỏ…

Chia sẻ :


Chính phủ yêu cầu loạt bộ ngành vào cuộc “giải cứu” các hãng hàng không

Văn phòng Chính phủ vừa chuyển 4 Bộ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý kiến nghị hỗ trợ các hãng hàng không vay lãi suất ưu đãi, để hoá giải “bom nợ” ngắn hạn trên 50.000 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên Facebook?

Những khó khăn do dịch bệnh đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên facebook. Có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam vừa tham gia khảo sát ghi nhận sụt giảm, tỷ lệ này tăng 14% so với giai đoạn đầu năm…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *