ACB nhận thế chấp nhiều hợp đồng bán kit xét nghiệm của Công ty Việt Á

Trần Anh – 1 giờ trước
TheLEADERSau khi được Bộ Y tế cấp phép, Công ty Việt Á đã cung cấp hàng triệu kit xét nghiệm ra thị trường thông qua các hợp đồng bán hàng cho các trung tâm kiểm soát bệnh tật và bệnh viên, đồng thời thế chấp nguồn thu và quyền lợi từ các hợp đồng này tại Ngân hàng Á Châu.
ACB nhận thế chấp nhiều hợp đồng bán kit xét nghiệm của Công ty Việt Á

Kit xét nghiệm của Công ty Việt Á. Ảnh: Báo Chính phủ.

Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành kit xét nghiệm Covid-19 từ tháng 4/2020. Nhờ vào nhu cầu cấp bách của hoạt động phòng chống dịch Covid-19, Công ty Việt Á đã nhanh chóng cung cấp hàng triệu kit xét nghiệm ra thị trường, bên cạnh nguồn cung từ các nhà sản xuất nước ngoài.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh kit xét nghiệm của Công ty Việt Á đã xảy ra vi phạm pháp luật dẫn đến ngày 17/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.

Đồng thời, cơ quan chức năng ra các Quyết định khởi tố bị can đối với 07 đối tượng, trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo Công ty Việt Á như ông Phan Quốc Việt, nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc công ty.

Theo thông báo của Bộ Công An, Công ty Việt Á đã cung cấp cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.

Để quay vòng vốn nhanh hơn, Công ty Việt Á đã thế chấp nhiều hợp đồng mua bán kit xét nghiệm vào ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay. Công ty sau đó có thể đã sử dụng các khoản vay ngân hàng để mua nguyên vật liệu, trang thiết bị, sinh phẩm sản xuất kit xét nghiệm.

Kể từ khi được cấp phép lưu hành sản phẩm vào tháng 4/2020, tần suất các hoạt động thế chấp các khoản phải thu từ các hợp đồng mua bán sản phẩm của Công ty Việt Á tăng mạnh và tập trung chủ yếu tại Ngân hàng Á Châu (ACB).

Điển hình ngày 18/5/2020, Việt Á thế chấp toàn bộ khoản phải thu, quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền thụ hưởng từ hợp đồng mua bán số 09/BVNTƯ-2020 ngày 22/04/2020: Gói thầu “Cung cấp Bộ thử xét nghiệm COVID-19”.

Tính đến ngày 13/5/2021, hơn 20 hợp đồng mua bán đã được Công ty Việt Á thế chấp các khoản phải thu phát sinh và các quyền lợi liên quan vào ACB, chủ yếu tại chi nhánh Lạc Long Quân, tại TP.HCM.

Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á được thành lập năm 2007 bởi ông Phan Quốc Việt, ông Đồng Sỹ Huy và bà Hồ Thị Thanh Thủy. Đến giữa năm 2017, doanh nghiệp này tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng và các cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu khoảng 20% cổ phần.

Công ty tự giới thiệu là công ty chuyên về lĩnh vực sinh học phân tử, với đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm hơn 10 năm về lĩnh vực này, đây cũng là nhóm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR và lai phân tử.

Việt Á cũng là nhà thầu y tế quen mặt, trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Tuy nhiên doanh thu của công ty khiêm tốn chỉ vài chục tỷ đến hơn 100 tỷ đồng, trước khi đạt doanh thu hàng ngàn tỷ nhờ sản phẩm kit xét nghiệm.

Ngoài Công ty Việt Á, ông Phan Quốc Việt còn là thành lập một loạt doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực y tế như Công ty Y tế Việt Á, Công ty Đầu tư Việt Á Y dược 99, CÔng ty Đầu tư PTKD Việt Á….

Hồi tháng 6, ông Việt từng sở hữu 30% cổ phần Công ty VinBioCare, doanh nghiệm sản xuất vaccine Covid -19 của Tập đoàn VinGroup, đồng thời làm Tổng Giám đốc công ty. Tuy nhiên ít ngày sau đó, ông Việt đã rời khỏi vị trí này cũng như không còn là cổ đông sáng lập của công ty.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

VinBioCare bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Ngày 31/7/2021, Hội đồng quản trị Công ty CP Công nghệ sinh học VinBioCare (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố bổ nhiệm bà Lê Ngọc Chi làm Tổng giám đốc mới, thay ông Phan Quốc Việt…

Chia sẻ :


Các hãng hàng không Việt Nam đang nợ như “chúa chổm”

Các hãng hàng không dự kiến lỗ hơn 16.000 tỷ đồng năm nay. Số tiền nộp ngân sách sẽ bị giảm khoảng 10.000 tỷ đồng; nợ ngắn hạn, nợ phải trả của hãng hàng không lên tới trên 50.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ phí lót tay để đảo nhóm nợ xấu

Theo đơn kêu cứu khẩn cấp của bà N.T.L. và bà L.N.Q, Giám đốc chi nhánh Ba Đình của Ngân hàng TMCP Sài gòn –…

Chia sẻ :


Chủ tịch Hội đồng Đạo đức: Đã chấp thuận kết quả thử nghiệm lâm sàng pha 3a nhưng chưa cấp phép khẩn cho vắc xin Nanocovax

Chiều ngày 27/8, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã xác nhận thông tin vắc xin Nanocovax đã được công nhận kết quả thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ pha 3a, nhưng chưa chuyển sang đề nghị phép khẩn cấp có điều kiện.

Chia sẻ :


IFC cung cấp gần 1,1 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp Việt phục hồi chuỗi cung ứng

Trong năm tài chính 2021, IFC đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với giá trị gần 700 triệu USD và cấp hơn 400 triệu USD cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản…

Chia sẻ :


Covid-19 vẫn dễ dàng “đột nhập” dù các doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”

Rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành chế biến gỗ, chế biến thủy sản đang rối bời với câu hỏi: đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngủ tại chỗ), công nhân “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Thế nhưng Covid vẫn xâm nhập vào các nhà xưởng sản xuất…

Chia sẻ :


Thêm quy định mới cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo nội dung mới được Chính phủ đưa ra tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, có hiệu lực vào đầu năm 2022…

Chia sẻ :


Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


Bộ Y tế yêu cầu doanh nghiệp báo cáo giá bán test xét nghiệm Covid-19

Các doanh nghiệp khẩn trương báo cáo các thông tin về khả năng cung ứng, giá bán ở thời điểm hiện tại các loại test xét nghiệm SARS-CoV-2…

Chia sẻ :


Chính phủ yêu cầu loạt bộ ngành vào cuộc “giải cứu” các hãng hàng không

Văn phòng Chính phủ vừa chuyển 4 Bộ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý kiến nghị hỗ trợ các hãng hàng không vay lãi suất ưu đãi, để hoá giải “bom nợ” ngắn hạn trên 50.000 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *