Đón sóng đầu tư BĐS cuối năm, “rót tiền” vào đâu ?

Đón sóng đầu tư BĐS cuối năm, “rót tiền” vào đâu ?

Có nhiều lo ngại đặt ra, nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh, khả năng lạm phát sau dịch sẽ tăng cao do đó các nhà đầu tư đang cẩn trọng trong việc sử dụng nguồn vốn, tìm nguồn đầu tư phù hợp.

Theo đó, nhà đầu tư sẽ chú trọng vào việc đầu tư ít biến động, có nhiều lựa chọn phù hợp để đảm bảo an toàn và thu được lợi nhuận để phục hồi kinh tế sau dịch.

Tại Việt Nam, lạm phát bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất 6 năm, CPI tháng 5/2021 chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020, vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, với nền kinh tế mở và chịu tác động nhiều từ giá hàng hóa thế giới như Việt Nam thì áp lực lạm phát giai đoạn tới vẫn hiện hữu. Việc chuẩn bị trước kịch bản xây dựng danh mục khi lạm phát tăng cao sẽ giúp nhà đầu tư chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của nền kinh tế.

Theo các chuyên gia, nhu cầu đầu tư tại Việt Nam còn rất lớn, trong đó 2 kênh được luôn được yêu thích nhất là chứng khoán và bất động sản. Để đặt lên bàn cân thì mỗi kênh đầu tư có một lợi thế riêng. Tuy nhiên, cũng có nhiều phân tích được đưa ra, với đầu tư chứng khoán: Nhờ vào tính biến động cao nên đây là thị trường đầy hấp dẫn song cũng lắm rủi ro cho cả nhà đầu tư lâu năm lẫn người mới gia nhập. Sau dịch dự báo tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động nên nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn.

Vớiđầu tư bất động sản: Ít biến động và đang có dấu hiệu phục hồi. Kinh tế cần mất thời gian phục hồi và bình ổn, sau đó, bất động sản là kênh hấp dẫn vì nhu cầu sẽ tăng cao, vừa để ở vừa để tích lũy tài sản.

Đón sóng đầu tư BĐS cuối năm, “rót tiền” vào đâu ? - Ảnh 1.

Dòng tiền trong dân còn lớn, vẫn âm thầm chảy vào BĐS

Chia sẻ về góc nhìn vĩ mô, ông Đoàn Thiên Việt, chuyên gia BĐS cho rằng, lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bếp ăn và tài khoản của nhà đầu tư.

Về lãi suất ngân hàng, đây là thời điểm mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm qua. Sắp tới đây lãi suất sẽ tiếp tục được giảm thêm tầm 1% nữa. Cùng với đó, lượng tiền mặt trong dân ta còn khá nhiều. Qua đợt dịch vừa rồi cho thấy, tiền vẫn đổ mạnh vào chứng khoán là minh chứng cho việc dòng tiền của người dân còn rất lớn.

“Câu hỏi đặt ra là, cho vay BĐS có dễ không, câu trả lời là khó. Vì sắp tới để kích thích nền kinh tế chắc chắn tập trung vào sản xuất kinh doanh mạnh hơn, dòng tiền ưu ái chạy vào các doanh nghiệp ở lĩnh vực này. Nhưng tôi nghĩ, tiền vào SXKD cũng sẽ vào BĐS, vì nhu cầu về BĐS còn rất lớn”, ông Việt nhấn mạnh.

Về đầu tư công, theo vị chuyên gia này, dù ngân sách dành cho đầu tư công đã được công bố rõ ràng trên các kênh thông tin. Tuy nhiên, bức tranh khá rõ là đầu tư công đang giải ngân chậm tiến độ kế hoạch từ đầu 2021 tới nay. Điều này có nghĩa là trong ngắn hạn vẫn ít yếu tố thúc đẩy giá BĐS tăng lên, đặc biệt là các BĐS vùng ven ăn theo hạ tầng. Chính Phủ là bàn tay lớn, NĐT lớn điều phối thị trường BĐS.

“Một trong những điều giúp BĐS tăng giá trong tương lai. Càng chờ, càng nhiều nhịp tăng giá. Những năm tới đây thì đầu tư công sẽ rót mạnh vì đây là ý chí của cả hệ thống chính trị rồi. Giờ chậm một nhịp, sau này nhanh một nhịp, chưa kể công nghệ trong kỹ thuật xây dựng và quản lý ngày càng hiện tại, cải tiến. Câu chuyện trễ tiến độ vì bị đội giá đền bù không gây khó khăn như nhiều năm về trước. Hi vọng tốc độ rót tiền sẽ nhanh, nhắm mắt mở mắt là xong các đường vành đai trong 5-10 năm nữa. BĐS sẽ được hưởng lợi”, ông Việt nhấn mạnh.

Với tình hình trên, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến câu chuyện, với BĐS thì phân khúc nào phù hợp để “rót tiền”?. Theo hầu hết các chuyên gia, BĐS vẫn là kênh giữ tiền an toàn cho nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ lạm phát thì tâm lý bỏ tiền vào BĐS rõ nét hơn.

Về phân khúc, căn hộ và đất nền vẫn được xem là loại hình dẫn dắt nhu cầu đầu tư/mua ở của người mua từ trước đến nay, bên cạnh các phân khúc khác. Từng chia sẻ trước đó, ông Phan Công Chánh, Chuyên gia BĐS cá nhân cho rằng, đất nền ven đô và căn hộ giá vừa túi tiền vẫn là phân khúc được người mua chú ý, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, 2 phân khúc này vẫn được xem là điểm sáng.

Với căn hộ, nhu cầu về căn hộ để ở luôn cao, đặc biệt là sau dịch bệnh thì việc ở chung cư được nhiều người quan tâm hơn do có nhiều lợi thế. Bên cạnh đó, đầu tư căn hộ tầm trung phù hợp với tài chính nhiều người vì giá tốt, thanh toán nhẹ. Hiện, các căn hộ với mức giá từ 2-3 tỷ đồng với phương thức thanh toán phù hợp là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư.

Đón sóng đầu tư BĐS cuối năm, “rót tiền” vào đâu ? - Ảnh 2.

Với đất nền, theo các chuyên gia, đất nền ven đô vẫn là lựa chọn số 1 sau dịch. Vị trí tại các khu vực vùng vệ tinh Tp.HCM như Bình Dương, Đồng Nai hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bức phá sau dịch. Điển hình như khu vực Nhơn Trạch – Đồng Nai, hạ tầng giao thông hiện đang có chuyển biến tích cực, rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp.HCM đến Đồng Nai như: Cầu Cát Lái và sân bay Long Thành, riêng khu Long Thọ, Phước Thiền, Hiệp Phước còn có trục 319 nối với cao tốc Long Thành – Dầu Giây – Tp.HCM và tuyến đường vành đai 3 (đoạn Nhơn Trạch – Tp.HCM dài hơn 30km).

Ghi nhận những ngày qua cho thấy, thị trường BĐS đã có dấu hiệu rục rịch trở lại khi Tp.HCM và các tỉnh lân cận nới giãn cách. Mặc dù sự sôi động hay đột biến là chưa thấy nhưng những tín hiệu quan tâm của nhà đầu tư với BĐS đã khả quan hơn sau thời gian dài “ngủ đông”.

Dữ liệu thống kê của Remaps.vn trong 2 tuần trở lại đây cho thấy số lượng người tìm kiếm thông tin về bất động sản đã tăng khoảng 27% so với các tuần trước đó. Xu hướng này cũng đang duy trì với các website chuyên về bất động sản. Cùng với việc người mua quay trở lại, nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn triển khai dự án mới ra thị trường.

Trong báo cáo chuyên đề về ngành bất động sản vừa mới công bố, các chuyên gia phân tích tại Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng, thị trường bất động sản có thể gặp khó khăn tạm thời trong quý 3/2021, do dịch Covid-19 đang bùng phát, song sẽ nhanh chóng trở lại mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.

Nhóm phân tích này chỉ ra, nguồn cung bất động sản đang dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi nguồn cầu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng, lãi suất vay mua nhà duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng đang được tăng tốc phát triển. Do đó, thị trường bất động sản có thể sẽ bước vào thời điểm thuận lợi từ quý 4/2021.

Theo VNDirect, có 3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu bất động sản trong nửa cuối 2021 và năm 2022.

Thứ nhất, thị trường phục hồi diện rộng giúp thúc đẩy ngành bất động sản trong nửa cuối 2021 và năm 2022. Theo quan sát của công ty chứng khoán trên, tốc độ triển khai tiêm chủng đang tăng lên nhanh chóng, giúp đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2021.

Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có nhiều dư địa để tận dụng cơ hội khi sức mua toàn cầu phục hồi. Số liệu kinh tế tích cực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 là chỉ báo rõ ràng cho sức phục hồi trong một vài năm tới.

Thứ hai, lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp giúp kích thích nhu cầu mua nhà. Lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2-9,5% trong nửa đầu năm 2021, vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm. Lãi suất cho vay thế chấp dự báo sẽ vẫn được duy trì ở mức thấp trong năm 2021, từ đó sẽ hỗ trợ kích cầu bất động sản.

Thứ ba, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai.

Cụ thể, Chính phủ đang có các động thái quyết liệt hơn thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối 2021, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế hồi phục.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Nhìn lại câu chuyện Shark Phú ‘chơi’ chứng khoán: Vì sao ‘với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội’?

Vừa qua, trước câu hỏi của báo chí về thời điểm phù hợp để mua vào, Shark Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh: “Với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội”. Vậy tại sao định giá thị trường chứng khoán lại tăng vọt, trong khi nền kinh tế thực vẫn còn rất mong manh?

Chia sẻ :


Có dòng tiền lớn trực chờ chảy vào chứng khoán

Buổi tọa đàm được thực hiện tại các điểm cầu trực tuyến Hà Nội và TP.HCM, với sự tham gia của các chuyên gia về kinh tế vĩ mô, tài chính – ngân hàng, bất động sản, chứng khoán…, cùng đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Bỏ tiền vào kênh nào bớt rủi ro trong bối cảnh thị trường biến động?

Nếu sắp xếp theo thứ tự giảm dần thì bất động sản là kênh rủi ro đứng thứ 3 sau khởi nghiệp và chứng khoán. Hiện khá nhiều NĐT phân vân nên bỏ tiền vào kênh nào, tiếp tục rót tiền hay tháo vốn dự phòng tiền mặt.

Chia sẻ :


Tiền gửi vào ngân hàng giảm kỷ lục, tiền đang ‘chảy’ vào đâu?

Lãi suất tiết kiệm xuống thấp kỷ lục nên dòng tiền trong dân cư lại lựa chọn các kênh đầu tư có lợi suất khác cao hơn như chứng khoán, vàng, bất động sản… Tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng ở mức trên 5,26 triệu tỷ đồng

Chia sẻ :


Tiếp tục “gồng lỗ” danh mục các cổ phiếu cơ bản tốt hay chuyển sang gửi tiết kiệm vì lãi suất đang tăng?

Theo chuyên gia, lĩnh vực đầu tư tài chính là muôn hình vạn trạng, có những điều đã đúng trong quá khứ chưa chắc nó đã đúng trong hiện tại và trong tương lai. Và “Cuộc sống mà! Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Chia sẻ :


VN-index lên 1.500 thì tiền vào đâu? VN30 hay VNSMALL và VNMID

Thị trường chứng khoán đã dần hồi phục những biến động giảm sốc do dịch Covid-19. Giới đầu tư dự đoán VnIndex sẽ lập đỉnh ở mức 1.500 vào cuối năm 2021, dòng tiền sẽ bị rút khỏi vnsmall cap và vnmidcap index.

Chia sẻ :


[Quy tắc đầu tư vàng]: Kinh nghiệm cho nhà đầu tư chứng khoán rút ra sau 2 năm sống trong đại dịch COVID-19

Nhà đầu tư nên hạn chế việc quá phụ thuộc vào điểm số của thị trường mà nên dành thời gian quan tâm nhiều hơn tới giá trị nội tại của doanh nghiệp và tập trung vào các cơ hội mà mình thật sự có niềm tin cũng như hiểu rõ doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Giải mã hiện tượng ”lạ” trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Dịch bệnh lần 4 đã ảnh hưởng khá nhiều đến nền kinh tế nhưng thị trường chứng khoán vẫn có màn tăng trưởng ấn tượng.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *