Bộ trưởng Bộ Y tế: Trong tháng 7, sẽ chuyển khoảng 12 triệu liều vắc xin COVID-19 cho các địa phương đang có dịch

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Nhờ nỗ lực thúc đẩy và ngoại giao vắc xin, riêng trong tháng 7 sẽ có khoảng hơn 12 triệu liều vắc xin COVID-19 sẽ được chuyển cho các địa phương đang có dịch

các tỉnh, thành phố là đầu tầu kinh tế; các tỉnh khác để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ…

Phát biểu tại nghị trường Quốc hội chiều ngày 25/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thay mặt ngành Y tế, cảm ơn Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước đã quan tâm, động viên, chia sẻ, hỗ trợ và đồng hành cùng ngành y tế trong công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19. Đó là nguồn động viên to lớn đối với toàn thể ngành y tế, để tiếp tục cuộc chiến đầy cam go và thử thách này.

Zalo
Bộ trường Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 25/7. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về chiến lược vắc xin, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thực hiện kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, từ đầu năm 2020, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt chiến lược vắc xin trên toàn diện các lĩnh vực: mua, nhập khẩu vắc xin, nhận chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước và tổ chức tiêm vắc xin.

Theo đó, thỏa thuận cung ứng vắc xin đầu tiên được ký kết vào tháng 9/2020 từ Covax với 38,9 triệu liều; tháng 11/2020 hợp đồng được ký với AstraZeneca với 30 triệu liều; các hợp đồng cam kết thỏa thuận được ký kết với Pfizer, với Nga, và một số nước khác.

Nỗ lực tiếp cận và ngoại giao vắc xin được thúc đẩy mạnh mẽ với hàng loạt cuộc đàm phán trao đổi trong các cuộc gặp song phương, đa phương của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và đã có nhiều kết quả khả quan; đến thời điểm hiện nay chúng ta đã có các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng và nhận được nhiều nguồn viện trợ của Trung quốc, Mỹ, Nhật, Úc, Anh và các nước khác với số lượng trên 130 triệu liều, đang nỗ lực đàm phán ký kết trên 40 triệu liều để nâng tổng số lên 170 triệu liều vào năm 2021.

“Nhờ nỗ lực thúc đẩy và ngoại giao vắc xin, riêng trong tháng 7 sẽ có khoảng hơn 12 triệu sẽ được chuyển cho các địa phương đang có dịch; các tỉnh, thành phố là đầu tầu kinh tế; các tỉnh khác để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

Về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ vắc xin, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: vào quý I/2021, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập, nuôi cấy vi rút mở đường cho nghiên cứu vắc xin; là quốc gia đầu tiên trong Đông Nam Á, tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3. Đến tháng 8/2021, mũi tiêm thứ 2 sẽ hoàn thành cho các đối tượng nghiên cứu và sẽ thực hiện việc đăng ký theo quy định.

Zalo
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong Đông Nam Á, tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin “made in Việt Nam” Nano Covax

Về chuyển giao công nghệ, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin hiện nay có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết. Với Nga, đã xong giai đoạn 1 gia công, đóng ống đã hoàn thành và đang được kiểm định chất lượng tại Nga; trong tháng 8 sẽ được đóng ống tại Việt Nam chuyển sang giai đoạn 2 chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay.

Hợp đồng với Mỹ chuyển giao công nghệ vắc xin với công nghệ cao nhất sẽ tiến hành thử nghiệm vào tháng 8; nhà máy sản xuất với quy mô đạt tới 100 triệu liều đã được triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022.

Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết Chiến dịch tiêm chủng vắc xin đã được khởi động và hiện đang đẩy nhanh tiến độ…

Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 thông qua các nguồn khác nhau, trong đó có gần 7,5 triệu liều vắc xin COVID-19 với 4 lô hàng từ Cơ chế COVAX bao gồm hơn 5 triệu liều vắc xin Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và hơn 2.49 triệu liều AstraZeneca…

Sáng 26/7, Bộ Y tế cho biết, trong ngày 25/7 có 77.967 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.613.491 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.223.628 liều, tiêm mũi 2 là 389.863 liều.

Bộ Y tế

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Việt Nam nhận 16 triệu liều vắc xin Covid-19 trong tháng 8, có thể nhận thêm 16-17 triệu liều trong tháng 9

Đây là những con số đáng vui mừng được công bố trong cuộc họp Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin diễn ra ngày 8/9.

Chia sẻ :


VNVC tiếp tục bàn giao hơn 1,3 triệu liều vaccine Covid-19

Trưa 27/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tiếp tục bàn giao 1.317.500 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho Bộ Y tế…

Chia sẻ :


Donacoop, doanh nghiệp vừa thoả thuận với Pfizer mua 15 triệu liều vaccine là ai?

Nếu thủ tục hoàn thành sớm và có sẵn kho, tủ bảo quản trong đầu tháng 9/2021, vắc xin phòng COVID-19 sẽ được nhập về phân bổ cho Đồng Nai và các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ.

Chia sẻ :


Việt Nam nhận thêm 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca từ Chính phủ Đức

Ngày 27/9, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ tiếp nhận 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 do Chính phủ Đức viện trợ cho Việt Nam…

Chia sẻ :


Thủ tướng đề nghị Pfizer hỗ trợ để Việt Nam được vay số vaccine nước khác chưa sử dụng

Tối 20/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch, Giám đốc điều hành Công ty Pfizer, ông Albert Bourla. Trước đó, ngày 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có thư gửi ông Albert Bourla về hợp tác vaccine…

Chia sẻ :


Xuất Quỹ vaccine hơn 2.600 tỷ đồng mua thêm gần 20 triệu liều vaccine Pfizer

Chính phủ quyết định sử dụng hơn 2.652 tỷ đồng từ Quỹ vaccine phòng Covid-19 để mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine của Pfizer và chi thực hiện các hoạt động phục vụ công tác tiêm chủng theo đề nghị của Bộ Y tế…

Chia sẻ :


Sẽ xây dựng nhà máy sản xuất vaccine phòng Covid-19 của Mỹ tại Việt Nam

Công nghệ vaccine mRNA phòng COVID-19 của Mỹ sẽ triển khai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vaccine này tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc…

Chia sẻ :


Thủ tướng: Phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chiều 11/9, Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp, thúc đẩy tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các vướng mắc của các dự án đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án tương xứng với quan hệ giữa hai nước…

Chia sẻ :


Từ Chính phủ điện tử đến Chính phủ số: Vẫn còn rất xa mới chạm đích?

Phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số Việt Nam được xác định gắn liền với việc giải quyết các vấn đề lớn của xã hội để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn…

Chia sẻ :


Thủ tướng Chính phủ: “Thống kê phải nâng tầm để các con số biết nói và thực chất hơn”

“Thống kê không chỉ là liệt kê con số theo một cách cơ học mà phải làm các con số “biết nói”, thực chất hơn và phục vụ kịp thời cho công tác tham mưu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *