Châu Âu trở thành “thủ phủ” mới của tiền điện tử

Châu Âu hiện là nền kinh tế tiền điện tử lớn nhất thế giới - Ảnh minh họa.

Châu Âu hiện là nền kinh tế tiền điện tử lớn nhất thế giới khi lục địa này nhận được hơn 870 tỷ Euro trong tổng các giao dịch tiền điện tử trong năm qua.

Theo phân tích mới đây của công ty dữ liệu blockchain Chainalysis, các quốc gia ở Trung, Bắc và Tây Âu (CNWE ) chiếm 25% tổng hoạt động tiền điện tử toàn cầu.

Cụ thể, Vương quốc Anh chứng kiến ​​khối lượng giao dịch tiền điện tử lớn nhất trong khu vực CNWE, khoảng 145 tỷ Euro. Tiếp theo là các nước Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Theo Chainalysis, sự tăng trưởng của châu Âu phần lớn được thúc đẩy bởi hoạt động của các “cá voi” – những nhà đầu tư tổ chức lớn đang nhanh chóng chuyển một lượng lớn tiền điện tử về khu vực này.

“Nền kinh tế tiền điện tử của CNWE bắt đầu phát triển nhanh hơn vào tháng 7/2020. Tại thời điểm này, chúng tôi thấy sự gia tăng đáng kể trong các giao dịch quy mô tổ chức lớn (các chuyển khoản tiền điện tử trị giá trên 10 triệu đô la, tương đương 8,5 triệu Euro trở lên)”, báo cáo của Chainalysis cho biết.

Vào tháng 7 năm ngoái, tổng cộng các khoản chuyển nhượng tiền điện tử của các thể chế lớn đạt khoảng 1,2 tỷ Euro. Đến tháng 6/2021, con số đó đã tăng lên 39,6 tỷ Euro, trong đó các “cá voi” chiếm hơn một nửa tổng khối lượng chuyển tiền điện tử trong khu vực CNWE.

Báo cáo cho thấy phần lớn các giao dịch tổ chức lớn ở châu Âu được chuyển đến DeFi, hay nền tảng “tài chính phi tập trung”.

Khi khối lượng giao dịch tiền điện tử ở châu Âu bắt đầu tăng vào giữa năm 2020 thì cùng lúc đó, lượng giao dịch ở Đông Á – nơi vốn từng được xem là “thủ phủ” của tiền điện tử thế giới đã giảm mạnh. Trước đó, Trung Quốc từng được xem là “mảnh đất màu mỡ” để đào tiền điện tử do chi phí điện thấp ở một số khu vực. 

Vào năm 2019, Trung Quốc từng là nơi chiếm đến 75% mức tiêu thụ năng lượng đào Bitcoin trên toàn thế giới. Con số sau đó đã giảm xuống 46% vào đầu năm 2021 và có khả năng sẽ giảm mạnh hơn nữa khi các lệnh cấm siết chặt tiền điện tử được công bố mới đây. 

Hôm 24/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố tất cả giao dịch liên quan đến tiền kỹ thuật số là bất hợp pháp và sẽ bị truy quét. Nguyên nhân bởi chúng được cho là “gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an toàn tài sản của nhân dân”.

Hồi tháng 5, chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ trấn áp hoạt động khai thác và giao dịch bitcoin, xem đây là một phần trong nỗ lực chống lại rủi ro tài chính.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tiền ảo sụt giá mạnh sau tuyên bố cứng rắn từ Trung Quốc

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quan điểm cứng rắn với tiền ảo, gọi tất cả các hoạt động liên quan đến tiền ảo là bất hợp pháp và cho biết sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát đối với thị trường này…

Chia sẻ :


Bitcoin giảm giá mạnh

Bitcoin và loạt tiền điện tử hàng đầu tiếp tục giảm giá mạnh sau lệnh cấm giao dịch tiền điện tử của Trung Quốc.

Chia sẻ :


Trung Quốc là quốc gia có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới

Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc xe điện (The Electric Vehicle Charging Infrastructure Promotion Alliance – EVCIPA) vừa trao cho Trung Quốc danh hiệu quốc gia có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới.

Chia sẻ :


Jack Ma thất thế, “ông trùm” pin xe điện Trung Quốc lọt top 5 người giàu nhất châu Á

“Bảng xếp hạng tỷ phú Trung Quốc từng chủ yếu là các ông trùm bất động sản, và sau này là các doanh nhân công nghệ. Nhưng giờ đây, chúng ta đang chứng kiến nhiều gương mặt hơn đến từ lĩnh vực năng lượng mới”…

Chia sẻ :


Thị trường tiền ảo tuần qua: Bitcoin kéo vốn hóa thị trường vượt 2,100 tỷ USD

Sắc xanh tràn ngập trên thị trường tiền ảo trong tuần qua, với Bitcoin có lúc vượt ngưỡng 48,000 USD trước khi hạ nhiệt về gần 46,400 USD.

Chia sẻ :


Chainalysis: Việt Nam nhất thế giới về mức độ chấp nhận tiền ảo

Mức độ chấp nhận tiền ảo trên phạm vi toàn cầu tăng mạnh trong vòng một năm qua, với mức tăng 881%, dẫn đầu là Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan – theo dữ liệu mới được Chainalysis công bố…

Chia sẻ :


Thị trường nào có nhiều người sở hữu tiền điện tử nhất

Trong một cuộc khảo sát gần đây của sàn giao dịch tiền điện tử Gemini (Mỹ), gần một nửa chủ sở hữu tiền điện tử ở Mỹ, khu vực Mỹ Latinh và châu Á – Thái Bình Dương chỉ mới bắt đầu mua loại tiền này vào năm 2021.

Chia sẻ :


Chuyện gì sẽ diễn ra nếu Bitcoin cán mốc 500.000 USD?

Một loạt nhà đầu tư nổi tiếng Cathie Wood cho đến Michael Saylor – CEO của MicroStrategy, đều dự đoán giá Bitcoin sẽ tăng phi mã trong những năm tới. Tuy nhiên, những nhà đầu tư này lại không quan tâm đến “đám mây đen” đối với tương lai của đồng tiền này.

Chia sẻ :


Giá cổ phiếu tăng 8 lần trong 2 năm, công ty mẹ Shopee muốn huy động thêm 6,3 tỷ USD

Các đợt huy động vốn gần đây nhất của Sea – công ty mẹ nền tảng mua sắm trực tuyến Shopee – vào tháng 12/2020 với 2,6 tỷ USD và năm 2019 với 1,35 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu…

Chia sẻ :


Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 7/4

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *