Tiến sĩ từng bán công ty cho Google chỉ ra sai lầm của nhiều startup Việt: Bán đa số cổ phần trong những vòng đầu, dùng hết tiền tiết kiệm và vay quá nhiều từ gia đình, bạn bè

Tiến sĩ từng bán công ty cho Google chỉ ra sai lầm của nhiều startup Việt: Bán đa số cổ phần trong những vòng đầu, dùng hết tiền tiết kiệm và vay quá nhiều từ gia đình, bạn bè

Triết lí đó đúng trong trường hợp của Facebook. Người dùng có vẻ như được sử dụng miễn phí, nhưng thực chất mỗi khách hàng đã giúp Facebook kiếm được rất nhiều tiền từ hoạt động quảng cáo, thu được từ chính các tương tác của họ trên nền tảng này. Ứng dụng khéo léo sử dụng bí quyết này, khách hàng hoàn toàn vui vẻ “trả tiền” cho sản phẩm.

Theo TS Vũ Duy Thức, khởi nghiệp là một quá trình gồm nhiều bước. Đầu tiên là chọn ý tưởng (idea) kinh doanh (Bussiness Modeling); kế đến, chọn tập khách hàng (sức khỏe, làm đẹp,…); cuối cùng, bạn sẽ dùng giải pháp nào hay nói cách khác là kinh doanh hình thức nào, trọn gói, bán lẻ, cung cấp dịch vụ…Đồng thời, phải lưu ý đặt ra dead-line, ví dụ như trong 3 tháng đạt được 1000 khách hàng. Nếu không đạt thì nên chuyển hướng.

Bằng kinh nghiệm cá nhân, anh Thức lưu ý một sai lầm phổ biến của startup Việt Nam là bán quá nhiều cổ phần trong những lần gọi vốn đầu tiên. Nên những lần gọi vốn về sau sẽ làm hẹp đi số lượng cổ phần còn lại và làm giảm động lực của nhà sáng lập. Quan trọng hơn là làm giảm sức ảnh hưởng trong công ty.

Thông thường, startup hay tiếp cận những nguồn vốn chính như: tiền tiết kiệm, vay bạn bè, gia đình và các vườn ươm khởi nghiệp (accelerators). Giai đoạn này, nhà sáng lập không nên dùng hết tiền tiết kiệm hoặc vay mượn quá nhiều từ gia đình, bạn bè vì sẽ gặp áp lực rất lớn, nôn nóng thu hồi vốn sẽ càng dễ thất bại hơn.

Để biết startup có đi đúng hướng hay không, TS Vũ Duy Thức gợi ý có thể căn cứ vào các chỉ số khảo sát định lượng. Ví dụ Sean Ellis’s 40%. Nếu 40% người sử dụng trả lời thất vọng thì sản phẩm của bạn nhiều khả năng đi sai hướng. Tiếp theo là chỉ số Monthly active users (khách hàng sử dụng tiếp tục) và Monthly churn (không sử dụng tiếp tục). Các số liệu này giúp start up định hướng chiến lược chính xác.

Tiến sĩ từng bán công ty cho Google chỉ ra sai lầm của nhiều startup Việt: Bán đa số cổ phần trong những vòng đầu, dùng hết tiền tiết kiệm và vay quá nhiều từ gia đình, bạn bè - Ảnh 1.

Không có nhiều startup đủ nguồn lực đột phá, “đơn thương độc mã” trên bước đường kinh doanh, cho nên việc tham gia các vườn ươm khởi nghiệp rất cần thiết. Đó là các mô hình được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mạng lưới doanh nghiệp mới thành lập, thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nhà xưởng…

Trong giai đoạn Covid-19, TS Vũ Duy Thức cho rằng việc phối hợp với các vườn ươm khởi nghiệp càng phải tiến hành chặt chẽ hơn nữa, nhất là các đối tượng startup sinh viên, học sinh, giới trẻ nói chung.

Bởi vì, đại dịch Covid-19 làm thị trường cạnh tranh gay gắt hơn, nguồn vốn đầu tư khan hiếm, cơ hội bị xói mòn. Startup muốn sống sót qua làn sóng Covid-19 nhất thiết phải có bệ đỡ vững chắc, cơ chế phòng ngừa rủi ro thông qua hệ sinh thái tập thể khởi nghiệp hỗ trợ lẫn nhau.

Các vườn ươm hiện nay phần lớn tập trung ở các trung tâm lớn như Hà Nội, TP. HCM. Gần đây, nhiều vườn ươm được đưa vào hoạt động ở các địa phương như Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (tại Cần Thơ), Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Đại học Cần Thơ và nhiều vườn ươm của doanh nghiệp như các không gian làm việc: Up-Co, Dreamplex, Circo, I.Value…

Khi đã thành lập và đưa công ty startup vào hoạt động, ở vòng gọi vốn tiếp theo, nhà khởi nghiệp nên chọn các nhà đầu tư thiên thần (angel investors). Họ thường là những cá nhân giàu có cung cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp. Đa số đầu tư bằng tiền của chính bản thân họ nên họ sẽ luôn theo sát và hướng dẫn startup trong các khâu then chốt phát triển sản phẩm, thị trường, tìm kiếm khách hàng.

Ngoài ra, start up còn có thể gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Để thuyết phục được các nhà đầu tư dạng này, start up phải đưa ra thêm một ưu thế riêng mà công ty khác khó vượt qua (ví dụ là công ty duy nhất có bản quyền, giấy phép hoạt động của sản phẩm đó).

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Startup không nên chỉ mong gọi được nhiều vốn

Từ góc độ nhà đầu tư, bà Hoàng Thị Kim Dung, nhà đầu tư đến từ Quỹ Genesia Ventures của Nhật Bản, cho rằng startup sẽ cần trang bị các kỹ năng hoàn toàn mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay. Và không chỉ dừng lại ở “giấc mơ” gọi vốn thật nhiều hay trở thành “kỳ lân”, mà cần có mục tiêu trở thành các công ty đại chúng…

Chia sẻ :


Lần đầu tiên có chương trình khởi tạo startup tại Việt Nam

Lần đầu tiên tại Việt Nam có chương trình khởi tạo startup với sự hội tụ đầy đủ của 3 nguồn lực: công nghệ, vốn, thị trường với sự đồng hành của gần 20 nhà đầu tư, đối tác chiến lược…

Chia sẻ :


Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD

Từ kinh nghiệm làm bảo vệ, ông Su Jin Lee đã xây dựng nền tảng đặt phòng trực tuyến Yanolija được định giá 1 tỷ USD

Chia sẻ :


Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên Facebook?

Những khó khăn do dịch bệnh đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên facebook. Có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam vừa tham gia khảo sát ghi nhận sụt giảm, tỷ lệ này tăng 14% so với giai đoạn đầu năm…

Chia sẻ :


Startup công nghệ Việt có thể cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài

Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, nhiều startup do người Việt sáng lập đã chứng minh năng lực không hề thua kém tại nhiều quốc gia, là cơ hội thuận lợi để vươn ra thị trường thế giới.

Chia sẻ :


80% số sàn giao dịch bất động sản phải dừng hoạt động

Tính đến thời điểm này, chỉ có các sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án mới tiếp tục duy trì hoạt động. Còn lại, khoảng 80% các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như phải “đóng cửa”…

Chia sẻ :


Startup gọi vốn: Dễ mà không dễ

Mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nhưng rất nhiều startup đã gọi vốn thành công, thậm chí còn gọi được vốn hàng triệu USD từ các cá mập và nhà đầu tư.

Chia sẻ :


8 startup nhận đầu tư 50.000 USD của VSV Capital giữa đại dịch COVID-19

Bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, nhiều startup Việt vẫn tăng trưởng đột phá và chứng minh được tiềm năng của mình trước các nhà đầu tư.

Chia sẻ :


“Giải ngân Online” giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh 24/7 từ ACB

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận được nguồn vốn giải ngân dễ dàng, nhanh chóng 24/7, ACB đã triển khai tính năng “Giải ngân Online”, một giải pháp công nghệ hiện đại với thao tác đơn giản, thủ tục ít và nhiều ưu đãi…

Chia sẻ :


Một điểm chạm đa dịch vụ – Xu hướng của nền kinh tế số

Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, tác động đến hoạt động kinh doanh và sinh tồn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng có nhiều phương án ứng phó kịp thời, biến “nguy” thành “cơ”, mang lại thành công cho doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *