Cấp giấy phép môi trường: Vẫn là “bình mới, rượu cũ”, chưa cắt giảm được cơ chế xin – cho

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, sau khi nhận được nhiều ý kiến quan ngại của một số Hiệp hội, DN về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, ngày 22/9/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông cáo báo chí để làm rõ các nội dung.
Theo VASEP và một số hiệp hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lắng nghe và tiếp thu một số góp ý để hoàn thiện vào Dự thảo (cập nhật ngày 16/9/2021). Tuy nhiên, theo phản ánh của một số hiệp hội, vẫn còn một số điểm Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời và giải thích chưa thuyết phục, chưa thỏa đáng.
VASEP dẫn lời ông Nguyễn Hồng Uy – đại diện Tiểu ban Thực phẩm và Đồ uống, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, tại dự thảo cập nhật nhất Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu ý kiến góp ý bằng những điều chỉnh tiến bộ. Tuy nhiên, thủ tục cấp Giấy phép môi trường vẫn trùng lắp, rườm rà. Hồ sơ trùng lắp nhiều với 2 lần thẩm định, 2 lần kiểm tra thực địa.

Ảnh minh họa.
“Điều 29 của dự thảo cũng không quy định rõ thời gian kiểm tra hồ sơ, thời gian thẩm định và kiểm tra thực địa khi cấp phép, DN không tính được thời gian để lên kế hoạch đầu tư. DN không rõ cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí ở đâu?”, ông Nguyễn Hồng Uy bày tỏ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, dự thảo Nghị định đã bám sát, cụ thể hóa chủ trương cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Trong đó, tích hợp 7 loại giấy phép, xác nhận gồm: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Giấy phép xả khí thải công nghiệp, Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, Giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi, Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại vào 1 Giấy phép môi trường.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Uy đánh giá, sự thay đổi này quả thực không đáng kể, chẳng qua là đổi 7 cái tên thành chung 1 cái tên, nội dung từng phần vẫn như cũ. Giống như đổ 7 chai rượu sắn 0,5 lít vào 1 chai 3,5 lít, rượu sắn vẫn là rượu sắn. Chỉ có vỏ chai là mới.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Uy, Dự thảo không làm rõ tiêu chí thế nào là “cần thiết”, không làm rõ thời gian thẩm định, thời gian kiểm tra thực địa bao lâu phải trả lời… . Do đó, ông đặt câu hỏi “Làm sao cắt giảm được cơ chế xin-cho?”.
“Hậu kiểm thì chưa thấy thể hiện trong Dự thảo nhưng công tác tiền kiểm có tới 2 lần: 2 lần thẩm định hồ sơ, 2 lần kiểm tra thực địa “trong trường hợp cần thiết”. Như vậy là đi ngược lại Nghị quyết 18/2018/NĐ-CP của Chính phủ mà Bộ Tài nguyên môi trường đã nhắc đến “chuyển từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm”, ông Nguyễn Hồng Uy nhìn nhận.
Với quan điểm trên, đại diện Tiểu ban Thực phẩm và Đồ uống bày tỏ mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển sang hành động thực tế, chuyển các hoạt động tiền kiểm thực địa sang hậu kiểm.
“Chỉ có hậu kiểm mới giúp được môi trường tốt lên, chứ “ngồi nhà” cấp giấy phép mà không hậu kiểm thì môi trường sẽ chịu hậu quả. Bài học đau đớn là sự cố Fomosa năm 2016, có đủ giấy phép môi trường mà môi trường vẫn bị đầu độc”, ông Uy nói.
Về vấn đề này, một số hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, để tránh trùng lắp hồ sơ, với những hồ sơ đã nộp khi xin duyệt đầu tư mới thì không nộp lại khi xin duyệt giấy phép môi trường. Ngành môi trường cũng nên chấp nhận các cam kết của DN khi cấp giấy phép môi trường, bãi bỏ kiểm tra thực địa khi cấp giấy phép môi trường, thay bằng hậu kiểm, kiểm tra đột xuất việc chấp hành các nội dung giấy phép môi trường được cấp.
Dự thảo cũng cần quy định rõ thời gian thẩm định kể từ thời điểm tiếp nhận. Ngay tại thời điểm nộp hồ sơ, nếu đủ thì xác nhận tiếp nhận cho DN. Yêu cầu bổ sung phải rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học và pháp lý, và chỉ yêu cầu bổ sung một lần bằng văn bản cụ thể, trừ khi DN bổ sung nội dung đó vẫn chưa đầy đủ thì mới được yêu cầu bổ sung tiếp.
Nguyệt Minh

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp hoang mang với “núi” quy định mới về bảo vệ môi trường

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường đang được Bộ Tài Nguyên Môi trường lấy ý kiến đưa ra rất nhiều loại giấy phép môi trường và thủ tục xin cấp phép phức tạp…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất giảm phí liên quan đến môi trường

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư liên quan đến phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất, trong đó có đề xuất về việc giảm một số loại phí xả nước thải, phí xử lý chất nguy hại…

Chia sẻ :


Sửa đổi nhiều quy định tháo gỡ vướng mắc đất đai khi chờ sửa Luật

Kết quả rà soát vướng mắc, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai của các Bộ, ngành, địa phương và từ ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội… đã cho thấy có nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi…

Chia sẻ :


‘Vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn bị từ chối lập hãng bay

Việc chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không chuyên chở hàng hóa cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa khả năng mất cân đối cung – cầu của thị trường trong bối cảnh Covid-19.

Chia sẻ :


Bổ sung một số trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ đỏ

Có hiệu lực từ ngày 1/9/2021, Thông tư mới sửa đổi bổ sung một số điều của 9 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai với nhiều điểm mới quan trọng,..

Chia sẻ :


HoREA: Nghị định 69 sẽ “xây mới” hàng nghìn chung cư cũ

Hơn 2.000 nhà chung cư cũ trong phạm vi cả nước cần cải tạo, xây dựng lại, với khối lượng dự án đồ sộ, có tổng giá trị đầu tư có thể lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng…

Chia sẻ :


Bộ, ngành “dẫn đầu” vi phạm nhà đất

Chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm; chưa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; liên doanh, liên kết, cho thuê, cho mượn đất không đúng quy định… Đó là hàng loạt yếu kém trong quản lý nhà, đất của nhiều bộ, ngành đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ tại báo báo kết quả kiểm toán 2020…

Chia sẻ :


Hồi phục sau đại dịch: Doanh nghiệp bất động sản mong được gỡ vướng pháp lý

Cùng với thị trường bất động sản trầm lắng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp lĩnh vực này cũng đang loay hoay với các thủ tục pháp lý…

Chia sẻ :


Hà Nội siết chặt cấp giấy đi đường, yêu cầu xuất trình cả lịch làm việc

Người được cấp giấy đi đường xuất trình kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc theo phân công của đơn vị…

Chia sẻ :


Xe mới chưa lắp biển số được ra đường trong trường hợp nào?

Điều khiển ô tô không có biển số hoặc biển số không đúng quy định ra đường có thể bị phạt đến 3 triệu đồng, tước GPLX đến 3 tháng và nếu không có giấy đăng ký hoàn toàn còn có thể bị tịch thu xe.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *