Áp dụng chứng từ điện tử, hoạt động xuất nhập khẩu tiết kiệm được 3,282 tỷ USD

Áp dụng chứng từ điện tử giúp doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí.

Đây là kết quả khảo sát “Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới năm 2020” được Tổng cục Hải quan công bố chiều 23/9/2021.

Chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” là một cấu phần của bộ chỉ số đánh giá chất lượng Môi trường kinh doanh toàn cầu tại Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business) được Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện thường niên từ năm 2001 đến nay đối với 10 lĩnh vực kinh tế của 190 quốc gia.

“TRÚT BỎ GÁNH NẶNG” VỀ THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ

Triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, chịu trách nhiệm đối với chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới với mục tiêu đến năm 2021 tăng từ 10-15 bậc.

Để hoàn thành mục tiêu này, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ công tác liên ngành theo Quyết định 881/QĐ-BTC ngày 27/5/2019 với sự tham gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Logistic Việt với nhiệm vụ khảo sát, triển khai các giải pháp nhằm giảm thời gian và chi phí xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao xếp hạng Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới.

 

Tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 338 USD, giảm 81,72 USD so với năm 2019 (419,72 USD). Đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 313,17 USD, giảm 256,41 USD so với năm 2019.

Theo kết quả khảo sát của Tổ công tác liên ngành về Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới năm 2019 và 2020, tổng thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới (bao gồm thời gian thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu và thời gian chuẩn bị hồ sơ) đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 38,4 giờ, giảm 57,38 giờ so với năm 2019 (95,78 giờ).

Tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 338 USD, giảm 81,72 USD so với năm 2019 (419,72 USD).

Trong đó, thời gian trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 28,3 giờ, giảm 22,58 giờ; thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu là 10,1 giờ, giảm 34,8 giờ so với kết quả năm 2019.

Chi phí trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu là 266,76 USD, giảm 15,52 USD; chi phí trung bình chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu là 71,24 USD, giảm 66,2 USD so với kết quả năm 2019.

Tổng thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 54,8 giờ, giảm 48,88 giờ so với năm 2019 (103,68 giờ); Tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 313,17 USD, giảm 256,41 USD so với năm 2019.

Trong đó, thời gian trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 27,17 giờ, giảm 20,83 giờ; thời gian trung bình chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu là 27,63 giờ, giảm 28,05 giờ so với kết quả năm 2019.

Chi phí trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 214,23 USD, giảm mạnh 195,65 USD so với năm 2019; chi phí trung bình chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu là 98,94 USD, giảm 60,76 USD so với năm 2019.

98% DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀI LÒNG VỚI CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ 

Theo phản ánh của doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc điện tử hóa các chứng từ như: các chứng từ kiểm tra chuyên ngành được gửi qua Hệ thống Một cửa quốc gia, áp dụng C/O điện tử…

Đặc biệt là quy định về nộp chứng từ điện tử trong thực hiện thủ tục hải quan theo Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Các doanh nghiệp cho biết việc nộp chứng từ điện tử thay thế chứng từ giấy đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện thủ tục thông quan như: chi phí in ấn hồ sơ, thời gian và chi phí đi lại của nhân viên làm thủ tục.

 

Trong số các doanh nghiệp trả lời khảo sát có đến 94% doanh nghiệp nhập khẩu và 98% doanh nghiệp xuất khẩu cho biết việc áp dụng chứng từ điện tử đã giúp họ giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan.

Thời gian thông quan nhanh cũng giúp doanh nghiêp đẩy nhanh tiến độ công việc, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Việc triển khai hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) cũng giúp giảm thời gian thực hiện các thủ tục giao nhận hàng tại cảng cũng là nguyên nhân giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng số tờ khai nhập khẩu năm 2020 của Việt Nam là xấp xỉ 6,75 triệu tờ khai, tổng số tờ khai xuất khẩu của Việt Nam là khoảng 6,98 triệu tờ khai.

Kết quả khảo sát cho thấy, nếu tính thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới cho mỗi lô hàng tương ứng với mỗi tờ khai thì năm 2020 các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiết kiệm được tổng cộng khoảng 730,4 triệu giờ tương ứng với khoảng 981 triệu USD chi phí gián tiếp và khoảng 2,301 tỷ USD chi phí trực tiếp, tổng cộng tiết kiệm được khoảng 3,282 tỷ USD cho hoạt động xuất nhập khẩu so với năm 2019.

 

Chỉ số “Giao dịch Thương mại qua biên giới” đo lường thời gian và chi phí thực hiện toàn bộ quá trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đánh giá một cách toàn diện về hoạt động của tất cả các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới bao gồm cơ quan hải quan và các đơn vị liên quan khác (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh kho bãi cảng, đơn vị vận tải…).

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang Trung Quốc theo mô hình “Triển lãm từ xa”

Việc tham gia các hội chợ triển lãm theo mô hình “Triển lãm từ xa” sẽ là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp duy trì và tìm kiếm khách hàng mới tại Trung Quốc đặc biệt trong bối cảnh dịch đại địch Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp và khó lường trên phạm vi toàn cầu…

Chia sẻ :


IFC cung cấp gần 1,1 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp Việt phục hồi chuỗi cung ứng

Trong năm tài chính 2021, IFC đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với giá trị gần 700 triệu USD và cấp hơn 400 triệu USD cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản…

Chia sẻ :


Sàn thương mại điện tử nhập tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải có những quy định để kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi để người mua, người bán tuân thủ thực hiện đúng quy định.

Chia sẻ :


Tháng 8 triển khai lộ trình 4 bước thu thuế qua sàn thương mại điện tử

7 tháng, ngành Thuế kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra 25.972,31 tỷ đồng, nộp ngân sách 3.261,25 tỷ đồng. Trong tháng 8/2021, sẽ thực hiện lộ trình chống thất thu thuế qua sàn thương mại điện tử…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảng

Mục tiêu của Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid -19 là “khôi phục trong thời gian sớm nhất” đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ. Tuy nhiên, với một số ngành hàng còn điểm chung chung và chưa đủ…

Chia sẻ :


Năm hiệp hội đề xuất không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cảng biển

Năm hiệp hội cho rằng việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa và lợi ích của quốc gia.

Chia sẻ :


Hạn chế tối đa việc dừng sản xuất dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn thị trường

Các doanh nghiệp cần đảm bảo duy trì sản xuất, thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết. Hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn cho thị trường…

Chia sẻ :


Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới của Việt Nam có thể lên 256,1 nghìn tỷ vào năm 2026

Con số được đưa ra trong báo cáo “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam” vừa được Amazon công bố…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ thị: Người dân tiêm đủ liều vắc xin được sản xuất, vận chuyển hàng

Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu và tiêu thụ, xuất khẩu; hướng dẫn cho người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin để có lao động.

Chia sẻ :


Lạc quan xuất khẩu gạo năm 2022

DNVN – Gạo Việt Nam đang chinh phục thế giới bằng chất lượng, dự báo xuất khẩu gạo năm 2022 rất lạc quan.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *