“Mỏ vàng” nghìn tỷ USD của Ấn Độ

Ảnh minh hoạ.

“Nếu bạn xây dựng một công ty SaaS ở Mỹ, bạn cần phải có khách hàng sẵn sàng trả 1 triệu USD để sử dụng dịch vụ của bạn, thay vì khách hàng chỉ trả 10.000 USD, vì bạn phải trang trải các chi phí bán hàng và marketing.  Nếu là công ty ở Ấn Độ, bạn có thể phục vụ cả khách hàng từ nhỏ đến lớn”.

Đại dịch Covid-19 đã buộc các công ty trên khắp thế giới phải đầu tư mạnh vào hạ tầng kỹ thuật số, từ đó càng gia tăng ảnh hưởng của các công ty cung cấp phần mềm dạng dịch vụ (SaaS). Theo một cuộc khảo sát của KPMG, trong năm 2020, doanh nghiệp trên toàn cầu chi thêm 15 tỷ USD mỗi tuần vào công nghệ nhằm tạo ra một môi trường làm việc từ xa an toàn.

Các công ty SaaS cung cấp các ứng dụng web nhằm xử lý mọi thứ liên quan đến phần mềm, từ việc phần mềm an toàn như thế nào cho tới phần mềm vận hành ra sao. Trong số những công ty SaaS được biết đến nhiều nhất trên thế giới, có những cái tên như Zoom, SAP Concur và Salesforce.

NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỨA HẸN “NGHÌN TỶ USD”

Theo trang CNN Business, ngành công nghiệp SaaS của Ấn Độ có thể đạt trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030 và tạo ra nửa triệu công việc mới. Đây là những con số được đưa ra trong một dự báo thực hiện bởi Công ty tư vấn McKinsey và SaaSBoomi, một cộng đồng những công ty SaaS hàng đầu. Báo cáo này nói rằng hiện có gần 1.000 công ty SaaS ở Ấn Độ, trong đó có 10 “kỳ lân” (những start-up có giá trị vốn hoá từ 1 tỷ USD trở lên).

“Đây có thể là một cơ hội lớn tương tự như ngành dịch vụ IT hồi thập niên 1990”, CEO Girish Mathrubootham của Freshworks – công ty SaaS nổi tiếng nhất của Ấn Độ, phát biểu. Freshworks đã nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng trước, gia nhập danh sách những “kỳ lân” công nghệ Ấn Độ dự kiến chào sàn trong năm nay.

Freshworks được thành lập cách đây hơn một thập kỷ ở thành phố Chennai thuộc miền Nam Ấn Độ. Cũng giống như Salesforce, công ty này cung cấp phần mềm để hỗ trợ các công ty quản lý quan hệ với khách hàng. Freshworks cũng là “kỳ lân” lâu năm nhất trong lĩnh vực SaaS ở Ấn Độ, đã huy động được vốn từ nhiều nhà đầu tư lớn như Tiger Global và Accel, và hiện có hơn 50.000 khách hàng. Trong lần gọi vốn vào năm 2019, công ty được định giá ở mức 3,5 tỷ USD.

Các công ty SaaS khác của Ấn Độ đã tìm được cơ hội phát triển bằng cách tập trung vào những thị trường ngách. Chẳng hạn, Zenoti là một “kỳ lân” chuyên làm phần mềm cho các spa và thẩm mỹ viện.

Trong số 10 “kỳ lân” SaaS của Ấn Độ, có 6 công ty đạt cột mốc định giá doanh nghiệp 1 tỷ USD trong năm 2020, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trên khắp thế giới. Năm ngoái, giới đầu tư đã rót tổng cộng 1,5 tỷ USD vào các công ty SaaS Ấn Độ, tăng gấp bốn lần so với năm 2018 và 2019,  theo báo cáo của KPMG và SaaSBoomi.

Ông Mohit Bhatnagar, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Sequoia Capital India, nói rằng các nhà đầu tư hào hứng với SaaS vì việc áp dụng phần mềm có sự gia tăng mạnh mẽ trong một thập kỷ qua. Ấn Độ hiện mới chỉ chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường SaaS toàn cầu, nhưng giới đầu tư cho rằng nước này có thể sẽ đến lúc giành vị thế thống lĩnh nhờ hai yếu tố quan trọng: một lực lượng lớn các nhà phát triển phần mềm nói tiếng Anh và chi phí tương đối rẻ.

Nhờ sự phát triển của ngành IT Ấn Độ, phần mềm đã trở thành một trong những lĩnh vực có sức hấp dẫn lớn nhất đối với giới trẻ nước này khi định hướng nghề nghiệp. “Ấn Độ có một trong những cộng đồng các nhà phát triển phần mềm lớn nhất thế giới”, ông Bhatnagar nói với CNN Business. Nhiều kỹ sư phần mềm lớn của Ấn Độ đã và đang làm việc tại những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, thậm chí đảm nhiệm những vị trí điều hành cấp cao.

Ông Abhinav Asthana, nhà đồng sáng lập của Postman, đã  dựa vào kinh nghiệm khi thực tập tại Yahoo ở Bengaluru, để đưa ra quyết định xây dựng sản phẩm của riêng mình. Ông đi đến ý tưởng xây dựng một công cụ giúp đơn giản hoá quy trình kiểm thử API (giao diện lập trình ứng dụng).

“Chúng tôi đã chứng kiến phần mềm được tạo ra như thế nào tại những công ty toàn cầu này, và chúng tôi thấy API là một vấn đề chính”, Asthana nói. Giờ đây, Postman là “kỳ lân” SaaS đắt giá nhất của Ấn Độ, được định giá ở mức 5,6 tỷ USD.

NHỮNG LỢI THẾ CỦA NGÀNH SAAS ẤN ĐỘ

Chi phí vận hành thấp là một điểm cộng lớn của Ấn Độ. Theo một báo cáo của Công ty tư vấn Bain & Company, lương khởi điểm của nhà phát triển phần mềm ở Ấn Độ thấp hơn 85% so với ở Mỹ.  “Nếu bạn xây dựng một công ty SaaS ở Mỹ, bạn cần phải có khách hàng sẵn sàng trả 1 triệu USD để sử dụng dịch vụ của bạn, thay vì khách hàng chỉ trả 10.000 USD, vì bạn phải trang trải các chi phí bán hàng và marketing.  Nếu là công ty ở Ấn Độ, bạn có thể phục vụ cả khách hàng từ nhỏ đến lớn”, ông Prasanna Krishnamoorthy, một nhà quản lý của Công ty SaaS Upekkha, so sánh.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty SaaS ở Ấn Độ hiện nay đều tập trung vào khách hàng quốc tế, tương tự như chiến lược mà các “gã khổng lồ” IT của Ấn Độ như TCS và Infosys theo đuổi trước đây. Các nhà đầu tư xem đây là một thay đổi tích cực, bởi phần lớn các “kỳ lân” công nghệ lâu năm nhất của Ấn Độ, từ hãng thương mại điện tử Flipkart cho tới công ty thanh toán trực tuyến Paytm, đều chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước.

Theo ông Asthana, khoảng 98% số công ty trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới Fortune 500 sử dụng sản phẩm của Postman. Về phần mình, Freshworks có khách hàng đầu tiên là một vị khách đến từ Australia.

Các công ty SaaS của Ấn Độ có một vị thế tốt hơn nhiều để phát triển trên thị trường toàn cầu so với các công ty thương mại điện tử nước này. Đó là bởi các công ty SaaS chỉ cần viết phần mềm một lần và có thể sử dụng phần mềm đó nhiều lần.

“Một công ty như Flipkart cần hàng tỷ USD để phát triển trên thị trường quốc tế, nhưng một công ty như Freshwork cần một số vốn ít hơn nhiều để làm được điều đó”, CEO Mathrubootham của Freshworks nói. Đó là bởi các công ty thương mại điện tử cần vốn lớn để vận hành trong thế giới thực, từ thuê người giao hàng, nhà kho, phát triển kho hàng…

Giám đốc điều hành Bhatnagar của Sequoia Capital nói rằng các doanh nhân phần mềm của Ấn Độ đã sớm thành thạo về “nghệ thuật” bán hàng từ xa. “Thành thực mà nói, trong hai năm qua, cả thế giới đã bắt buộc phải học cách bán hàng từ xa tốt hơn”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, cũng có không ít rào cản mà các công ty SaaS của Ấn Độ phải vượt qua để trở thành một ngành công nghiệp nghìn tỷ đô.

Các kỹ sư Ấn Độ được đào tạo trong ngành dịch vụ IT có thể gặp khó khăn trong việc phát triển kỷ luật cần thiết để xây dựng một công ty tập trung vào sản phẩm.  “Trong dịch vụ IT,  bạn trả lời ‘vâng’ với mọi thứ khách hàng nói, nhưng trong ngành SaaS thì khác, bạn sẽ phải nói ‘không’ với 99% khách hàng tiềm năng”, ông Krishnamoorthy cho biết.

Ngoài ra, hệ sinh thái startup của Ấn Độ còn tương đối non trẻ so với Thung lũng Silicon. Dù một số “kỳ lân” công nghệ Ấn Độ đã đạt tới quy mô khổng lồ, ông Mathrubootham nói rằng nước này chưa có “thương hiệu sản phẩm của một cường quốc công nghệ toàn cầu”.

Nhưng ông hy vọng rằng các công ty SaaS của Ấn Độ có thể thay đổi điều này trong tương lai. “Giấc mơ của tôi là Ấn Độ sẽ trở thành một quốc gia có thương hiệu sản phẩm” về công nghệ.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Đối mặt điều chưa từng có 30 năm qua, tính làm điều khác biệt

Đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến mọi chuyện biến đổi còn mạnh hơn cả ý chí. Đây phải là giai đoạn doanh nghiệp cùng chung tay giải quyết vấn đề này. 

Chia sẻ :


Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD

Từ kinh nghiệm làm bảo vệ, ông Su Jin Lee đã xây dựng nền tảng đặt phòng trực tuyến Yanolija được định giá 1 tỷ USD

Chia sẻ :


Lo bị “sờ gáy”, Big Tech Mỹ chi mạnh để vận động hành lang ở châu Âu

Dẫn đầu trong danh sách công ty chi nhiều tiền nhất để vận động hành lang ở châu Âu là Google, theo sau là Facebook, Microsoft, Apple, Huawei, Amazon…

Chia sẻ :


Thu nhập CEO Mỹ cao gấp gần 300 lần nhân viên bình thường

CEO các công ty trong chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ hưởng thu nhập bình quân 15,5 triệu USD trong năm 2020..

Chia sẻ :


Startup không nên chỉ mong gọi được nhiều vốn

Từ góc độ nhà đầu tư, bà Hoàng Thị Kim Dung, nhà đầu tư đến từ Quỹ Genesia Ventures của Nhật Bản, cho rằng startup sẽ cần trang bị các kỹ năng hoàn toàn mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay. Và không chỉ dừng lại ở “giấc mơ” gọi vốn thật nhiều hay trở thành “kỳ lân”, mà cần có mục tiêu trở thành các công ty đại chúng…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


FPT đầu tư vào Intertec, tham vọng lớn tại thị trường toàn cầu

Intertec International là thương vụ đầu tư mới nhất được FPT tiến hành và vẫn bám sát theo con đường tập trung chuyển đổi số, hướng đến vị trí Top 50 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công nghệ và chuyển đổi số toàn cầu…

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp khởi nghiệp trong “cơn lốc” Covid-19

Biến cố Covid-19 như một phép thử nghiệt ngã với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up). Không ít start-up đã phải “đóng băng”, dừng cuộc chơi hoặc “xóa bài chơi lại”, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn phát triển bứt phá ..

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *