Chủ nhân Nobel Vật lý: “Giải thưởng VinFuture sinh ra để lắng nghe các nhà khoa học trên toàn cầu”

Chủ nhân Nobel Vật lý: “Giải thưởng VinFuture sinh ra để lắng nghe các nhà khoa học trên toàn cầu”

Nhật báo của Ấn Độ dẫn thông tin, trong nhiều năm qua, cộng đồng khoa học đã không ngừng phát triển để đáp lại những thách thức mới của toàn cầu. Trong giai đoạn từ 2014 đến 2018, theo báo cáo của UNESCO phát hành vào tháng 6/2021, số lượng các nhà khoa học trên toàn cầu đã tăng gần 14%. Đáng chú ý chỉ có một phần ba trong số này là phụ nữ. Báo cáo cũng cho biết, mặc dù ngân sách đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học đã tăng 20% trong giai đoạn này, nhưng phần lớn chi tiêu đang tập trung ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.

GS Novoselov nêu lên thực trạng, nhiều quốc gia lớn trên thế giới đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào những bộ óc xuất chúng, làm “đòn bẩy” để thúc đẩy tiến bộ khoa học trên toàn cầu. Tuy nhiên, dường như “nước chảy chỗ trũng”, nguồn lực dành cho nghiên cứu khoa học ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn vẫn còn hạn chế.

“Các nhà khoa học ở nhiều quốc gia đang phát triển chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng với những nỗ lực và thành tựu của họ. Đơn giản là vì tiếng nói của họ chưa thực sự được lắng nghe. Giải thưởng VinFuture sinh ra để thay đổi điều này. Tôi tin rằng những tài năng lỗi lạc có thể xuất hiện ở bất kỳ quốc gia nào, và tất cả đều xứng đáng được khích lệ”, The Statesman dẫn chia sẻ của GS Novoselov.

Nhà vật lý học nổi tiếng gốc Nga bày tỏ sự bất ngờ khi ngay trong năm đầu tiên tiếp nhận đề cử, Giải VinFuture đến từ Việt Nam đã thu hút gần 600 đề cử từ 60 quốc gia ở khắp nơi trên thế giới. Theo GS Novoselov, đây là một kết quả vô cùng ấn tượng, sẽ góp phần thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng trong cộng đồng khoa học trên toàn cầu.

“Sự hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng khoa học phản ánh một thực tế là các tài năng ở lĩnh vực khoa học công nghệ đang phát triển đồng đều trên toàn cầu. Tôi nghĩ giải thưởng VinFuture đã góp phần khích lệ, động viên tất cả các nhà khoa học trên thế giới, đồng thời có sự thúc đẩy mạnh mẽ cả ở các quốc gia đang phát triển, tiếp thêm động lực để Chính phủ các quốc gia này đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học cũng như truyền cảm hứng cho giới trẻ”, ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, Giáo sư Novoselov cũng ghi nhận VinFuture là một trong số ít các giải thưởng khoa học dành sự quan tâm đặc biệt cho nữ giới, vốn là nhóm thiểu số trong khoa học. Theo ông, lẽ ra trong một thế giới lý tưởng, không cần có giải thưởng riêng để vinh danh các nhà khoa học nữ hay ưu tiên một giới tính cụ thể nào. 

“Thật không may, thực tế mà chúng ta đang sống vẫn còn xa với lý tưởng đó. Vấn đề này đã chững lại trong suốt một thời gian dài và vì thế cần những nỗ lực đặc biệt để mọi thứ trở về trạng thái cân bằng. VinFuture tạo ra giá trị bằng cách tôn vinh các nhà khoa học nữ cũng như tạo điều kiện để họ có thể cống hiến và tạo ra những thay đổi tích cực cho nhân loại”.

Ngoài GS Novoselov, tờ The Statesman dẫn lời chia sẻ của Tiến sĩ Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch tập đoàn Vingroup kiêm Đại diện ủy quyền của Quỹ VinFuture – đơn vị tổ chức giải.

Chủ nhân Nobel Vật lý: “Giải thưởng VinFuture sinh ra để lắng nghe các nhà khoa học trên toàn cầu” - Ảnh 1.

Theo bà Lan, việc không giới hạn độ tuổi, giới tính, quốc gia, lĩnh vực của giải thưởng đã giúp VinFuture thu hút được một lực lượng đông đảo các nhà khoa hoa học và sáng chế. Mỗi đề cử VinFuture đại diện cho một tiếng nói, quan đểm và kinh nghiệm khác nhau, tất cả cùng góp phần cùng thúc đẩy các giải pháp đổi mới và sáng tạo vì lợi ích của nhân loại.

Chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm 2010 cũng khẳng định phải có một cái nhìn bao quát, tổng thể khi nhìn nhận về vai trò của khoa học với những thách thức của toàn cầu.

Ông nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của khoa học không nên dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề. Khoa học nên cung cấp cho chúng ta một bức tranh đầy đủ và chính xác về thế giới mà chúng ta đang sống. Từ đó, chúng ta mới suy nghĩ làm thế nào để tận dụng những tri thức đó để tạo nên một thế giới an toàn và bền vững. Hiện nay, có thể thấy rằng khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng như đẩy lùi các bệnh dịch. Tuy nhiên, phải biết nhiều, biết rộng, chúng ta mới có thể hành động hiệu quả. Vẻ đẹp của khoa học đó là đôi khi sẽ mang lại cho chúng ta những kết quả vô cùng bất ngờ, làm tiền đề cho những giải pháp mới mẻ, mang tính đột phá”.

Theo nhật báo của Ấn Độ, Giáo sư Novoselov là nhà khoa học có ảnh hưởng toàn cầu trong lĩnh vực vật lý vật chất ngưng tụ, vật lý trung mô và công nghệ nano. Ông cùng đồng nghiệp của mình, Giáo sư Andre Geim của Đại học Manchester đã chiến thắng giành giải Nobel Vật lý năm 2010 bằng việc phát minh ra graphene – vật liệu chắc nhất, nhẹ nhất và dẫn điện tốt nhất trên Trái đất hiện nay. Ở độ tuổi 36, ông đã trở thành một trong những người trẻ nhất thế giới nhận giải uy tín này.

Ông hiện là một trong 11 thành viên của Hội đồng giải thưởng của VinFuture, quy tụ những nhà khoa học, nhà phát minh uy tín từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Từ tháng 9/2021, Hội đồng sẽ bắt tay vào đánh giá các đề cử mùa đầu tiên.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thủ tướng kêu gọi thúc đẩy hợp tác về công nghệ số và kinh tế số trên toàn cầu

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng khung pháp lý phù hợp, giúp kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đóng góp và hài hòa với lợi ích chung của toàn xã hội…

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Chủ tịch Quốc hội: ‘Doanh nghiệp lỗ rồi lấy gì mà giãn, hoãn, giảm thuế?’

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, chính sách tài khóa và tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi hiện tại nếu các doanh nghiệp đang lỗ thì lấy gì để hưởng chính sách giãn, hoãn, giảm thuế.

Chia sẻ :


Nguồn vaccine khan hiếm, sao Nanocovax vẫn mãi “chờ”?

Trong khi nguồn vaccine trên thế giới đang khan hiếm, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội phải đích thân đi thương lượng để mua thêm thì Nanocovax -vaccine nội được xem là có triển vọng nhất, vẫn “mỏi cổ” chờ được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp…

Chia sẻ :


Chỉ với 3 mẫu xe xăng và các mẫu xe điện sắp ra mắt, VinFast đã chi gần 2 tỷ USD cho R&D

Hơn 41.000 tỉ đồng, tương đương gần 2 tỉ USD là chi phí dành riêng cho nghiên cứu phát triển (R&D) các dòng xe VinFast trong các năm qua. Đây là con số khủng so với một thương hiệu vừa gia nhập thị trường, cho thấy tầm nhìn và quyết tâm vươn ra thế giới của hãng xe Việt.

Chia sẻ :


Pfizer nói gì khi bị tố gây sức ép tiêm mũi tăng cường?

“Nếu đợi cho tới khi lây nhiễm đột phá lan rộng mới tìm giải pháp, thì mọi chuyện đã quá muộn mất rồi”, Giám đốc khoa học của Pfizer nói…

Chia sẻ :


Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore công bố tỷ suất sinh lời bình quân 4,3% trong vòng 20 năm

Quỹ đầu tư tài chính có chủ quyền Singapore – GIC đang dựa nhiều hơn vào thị trường tư nhân để duy trì lợi nhuận. Tổ chức này vừa báo cáo kết quả hoạt động tốt nhất kể từ năm 2015 trong năm tài chính vừa qua.

Chia sẻ :


Tìm đường cho dự án Blockchain Việt phát triển

Trước làn sóng mới về sự bùng nổ Blockchain, rất nhiều ứng dụng đã được doanh nghiệp triển khai trong thời gian qua trong hoạt động giao dịch tài chính, chuỗi cung ứng, lĩnh vực nông nghiệp…

Chia sẻ :


Ông lớn dược phẩm Hàn Quốc muốn mua quyền cung cấp Nanocovax trên toàn cầu trừ Việt Nam và Ấn Độ

Korea Times đưa tin, Công ty dược phẩm HLB (Hàn Quốc) đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Nanogen để mua quyền cung cấp vaccine Nanocovax trên toàn cầu, ngoại trừ ở Việt Nam và Ấn Độ.

Chia sẻ :


Founder từ bỏ vị trí Phó Chủ tịch Nexttech bắt đầu từ con số 0

Sau 15 năm sát cánh cùng chồng xây dựng Nexttech, bà Đào Lan Hương chuyển hướng xây dựng startup về công nghệ giáo dục Teky.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *