Thủ tướng kêu gọi thúc đẩy hợp tác về công nghệ số và kinh tế số trên toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, tối 2/9/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu quan trọng theo hình thức ghi hình tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021 do Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền thành phố Bắc Kinh đồng tổ chức.

Đánh giá cao việc lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị với chủ đề “Số hóa mở ra tương lai, dịch vụ thúc đẩy phát triển” năm nay, Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh các nước đang chịu tác động cộng hưởng của của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số sẽ là chìa khóa quan trọng hỗ trợ các nước chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Việc này giúp khai thác tốt hơn các nguồn lực, thúc đẩy lưu chuyển dòng vốn, hàng hóa và dịch vụ, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững, bao trùm và toàn diện.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là nền kinh tế phát triển năng động trong ASEAN, có mạng lưới 17 Hiệp định thương mại tự do với trên 60 đối tác, thị trường nội địa gần 100 triệu dân, trong đó dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, thích ứng nhanh với công nghệ số, do đó tiềm năng phát triển kinh tế số của Việt Nam là hết sức to lớn.

Nhấn mạnh Việt Nam sớm nhận thức tầm quan trọng và đẩy mạnh chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, Thủ tướng nêu một số đề xuất 5 đề xuất để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.

Thứ nhất, các nước cần tận dụng chuyển đổi số để đẩy nhanh hoàn thành Mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc, trong đó tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia cũng như bất bình đẳng xã hội, tạo điều kiện để người dân ở các khu vực kém phát triển tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng số.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa vai trò của các thỏa thuận quốc tế trong hợp tác về công nghệ số và kinh tế số để kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đúng hướng trên cơ sở tổng hòa lợi ích chung của toàn xã hội. Đồng thời, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo đảm quyền riêng tư cũng như chống độc quyền và xóa bỏ sự bất bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ thuế.

“Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng khung pháp lý phù hợp, giúp kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đóng góp và hài hòa với lợi ích chung của toàn xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ ba, chú trọng đến hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ; góp phần hỗ trợ người lao động từng bước thích ứng với công nghệ số.

Thứ tư, đề cao vai trò của công nghệ số trong thuận lợi hóa thương mại, nhất là lưu chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, bảo đảm cho chuỗi cung ứng không bị gián đoạn trong bối cảnh dịch Covid-19.

Thứ năm, tăng cường thương mại điện tử qua biên giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, qua đó giúp thúc đẩy xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các loại nông thủy sản có tính thời vụ.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn mong đợi hợp tác phát triển kinh tế số sẽ được đặt ở vị trí xứng đáng, trở thành nội dung trọng tâm trong hợp tác với các nước và trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 trên thế giới và lớn nhất trong ASEAN với Trung Quốc.

“Việt Nam coi trọng và sẵn sàng cùng Trung Quốc và các nước thúc đẩy quan hệ thương mại dịch vụ nói chung và kinh tế số nói riêng không ngừng phát triển theo hướng cởi mở, bao trùm, bền vững, tôn trọng, bình đẳng, nhân văn, cùng có lợi; đóng góp vào sự phát triển của mỗi nước và đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng khu vực và toàn cầu”, Thủ tướng khẳng định.

Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021 có sự tham gia của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị là hoạt động chính trong khuôn khổ Hội chợ thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc năm 2021.

Đây là Hội chợ quốc tế có quy mô lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại dịch vụ với sự tham gia của hơn 700 doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc. Bên cạnh hoạt động chính, Hội chợ năm nay còn tổ chức 15 Hội nghị, Diễn đàn liên quan như Diễn đàn phát triển bền vững sinh thái toàn cầu, Diễn đàn trung hòa carbon… Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam tham gia theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thủ tướng Chính phủ: “Thống kê phải nâng tầm để các con số biết nói và thực chất hơn”

“Thống kê không chỉ là liệt kê con số theo một cách cơ học mà phải làm các con số “biết nói”, thực chất hơn và phục vụ kịp thời cho công tác tham mưu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh…

Chia sẻ :


Thủ tướng đề nghị Chính phủ Bỉ tạo điều kiện cho gạo, cà phê, vải thiều Việt vào Bỉ và EU

Trong cuộc điện đàm trực tuyến với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tối ngày 25/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá Bỉ hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam tại châu Âu…

Chia sẻ :


Lần đầu tiên doanh nghiệp công nghệ Việt ký hợp đồng chuyển đổi số tổng thể cho chính phủ Sierra Leone

Trọng tâm của thỏa thuận hợp tác là tư vấn chuyển đổi số tổng thể và toàn diện kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nguồn nhân lực số, góp phần vào mục tiêu giúp Sierra Leone trở thành một quốc gia phát triển ổn định…

Chia sẻ :


Thủ tướng: Phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chiều 11/9, Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp, thúc đẩy tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các vướng mắc của các dự án đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án tương xứng với quan hệ giữa hai nước…

Chia sẻ :


Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 có gì mới?

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021 – 2030.

Chia sẻ :


Chiến lược phát triển nền kinh tế số Việt Nam

Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng nhất để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045…

Chia sẻ :


Kinh tế số, thương mại điện tử là chìa khóa tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới

Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số; cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp; khuyến khích và đẩy mạnh thương mại điện tử…

Chia sẻ :


Mỹ ủng hộ Việt Nam trở thành nước đi đầu khu vực về năng lượng sạch

Ngày 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry. Ông Kerry khẳng định Mỹ ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong khu vực về công nghệ năng lượng sạch, tái tạo với các dự án hợp tác cụ thể.

Chia sẻ :


Chủ tịch Quốc hội: ‘Doanh nghiệp lỗ rồi lấy gì mà giãn, hoãn, giảm thuế?’

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, chính sách tài khóa và tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi hiện tại nếu các doanh nghiệp đang lỗ thì lấy gì để hưởng chính sách giãn, hoãn, giảm thuế.

Chia sẻ :


Thủ tướng đề nghị Thụy Sĩ giúp Việt Nam tiếp cận vaccine và hợp tác chuyển giao công nghệ

Chiều ngày 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Ignazio Cassis, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Sĩ…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *