‘Một lô đất đòi đền bù nhiều lần’, nỗi ám ảnh ông chủ điện gió nghìn tỷ

'Một lô đất đòi đền bù nhiều lần', nỗi ám ảnh ông chủ điện gió nghìn tỷ

Dù đang phải chạy tiến độ để kịp vận hành thương mại, nhưng lúc này nhiều chủ đầu tư điện gió ở Quảng Trị vẫn phải đối mặt với nỗi lo giải phóng mặt bằng, nhất là vấn nạn “1 mảnh đất, nhiều người đòi đền bù”.

Rắc rối chuyện đền bù

Mới đây, Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã có buổi làm việc với đại diện các đơn vị và một số hộ dân liên quan đến chuyện bồi thường giải phóng mặt bằng cho một dự án điện gió. Đây là vấn đề “nóng” của huyện này từ khi hàng loạt dự án điện gió triển khai.

Cuộc họp diễn ra khi có thông tin tranh cãi về đền bù  gần 10 ha thực hiện dự án. Đại diện Công ty CP điện gió Khe Sanh cho biết: Tháng 2/2021, khi công ty phối hợp phòng Tài nguyên môi trường và xã, thôn đi quy chủ xác minh đất thì tại thực địa, các hộ đồng bào dân tộc đang trồng chuối, sắn… Công ty đã đền bù cho các hộ đang canh tác để nhận mặt bằng thi công. Không có chuyện lấy gần 10ha đất mà không bồi thường một đồng nào.

'Một lô đất đòi đền bù nhiều lần', nỗi ám ảnh ông chủ điện gió nghìn tỷ
Nhiều dự án điện gió đang cấp tập thi công. (ảnh: LB)

Thông tin từ đơn vị chức năng của UBND huyện Hướng Hóa cho thấy, năm 2007, 25 người ở xã triệu Độ, xã Triệu Đại (huyện Triệu Phong) tự đến liên hệ với xã Húc huyện Hướng Hóa để được giao khoảng 45ha tại vùng đồi 500 – tiếp giáp giữa xã Húc và xã Hướng Lộc – để canh tác. Sau khi được UBND xã Húc đồng ý giao đất, những người này đã tiến hành khai hoang, canh tác trồng cây cà phê. Trong tổng diện tích 45ha này, có khoảng 30ha nằm trong địa giới hành chính của xã Hướng Lộc.

Đến năm 2014, do giá cà phê xuống thấp, nhiều người không canh tác nữa và để hoang hóa. Phần lớn diện tích đã bị một số hộ dân thôn Cheng, xã Tân Liên; khối 6, thị trần Khe Sanh lấn chiếm, canh tác để trồng sắn, tràm, chuối và một số cây khác.

Công ty CP Điện gió Khe Sanh thông tin thêm: Trong quá trình thi công, một số hộ dân có đứng ra nhận là đất của họ. Nhưng khi công ty yêu cầu họ xuất giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ xác nhận giao đất, họ không đưa ra được bất cứ giấy tờ nào nên hoàn toàn không có cơ sở để yêu cầu đền bù được.

Đặc biệt, hiện nay, trên diện tích 10ha mà 25 hộ dân cho rằng là của họ thì huyện đã có quyết định thu hồi đất từ Công ty CP Cao su Khe Sanh và phê duyệt phương án đền bù hoa màu cho các hộ dân canh tác để giao cho dự án điện gió của Công ty CP Khe Sanh.

Đáng chú ý, các đơn vị của huyện Hướng Hóa phát hiện một phần số đất mà những người này đòi đền bù đã được tự ý thỏa thuận chuyển nhượng cho người khác từ lâu.

Theo biên bản cuộc họp của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hướng Hóa, từ năm 2007-2014, huyện đã tiến hành đo đạc, lập hồ sơ địa chính để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất lâm nghiệp và ngoài lâm nghiệp. Tuy nhiên, những người này không tiến hành kê khai đăng ký; sử dụng đất khi không có hộ khẩu thường trú tại địa phương nên không có tên trong hồ sơ địa chính, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác, toàn bộ diện tích nói trên đã được UBND tỉnh cho Công ty CP Cao su Khe Sanh thuê đất để trồng cao su đại điền năm 2013.

'Một lô đất đòi đền bù nhiều lần', nỗi ám ảnh ông chủ điện gió nghìn tỷ
Hướng Hóa tập trung nhiều dự án điện gió.

Đối chiếu với điều kiện để được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 1, điều 75 và khoản 1, điều 101 Luật Đất Đai năm 2013, cuộc họp kết luận: Các trường hợp này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đủ điều kiện để được bồi thường. Trên đất hiện tại không còn ranh giới lô, thửa bốc thăm phân lô trước đây nên không xác định được phần đất của mỗi người. Hơn nữa, tài sản trên đất hiện trạng là của các hộ dân trong vùng đang canh tác nên không có cơ sở xem xét, hỗ trợ.

Nỗi lo mất an ninh trật tự

Câu chuyện kể trên không phải là cá biệt ở vùng núi Hướng Hóa – nơi tập trung nhiều dự án điện gió. Việc đền bù giải phóng mặt bằng điện gió ở Quảng Trị đã xảy ra không ít lùm xùm.

Mới đây, lực lượng công an xã, cảnh sát cơ động bảo vệ đoàn xe vào công trường điện gió ở xã Húc, huyện Hướng Hóa bị hàng trăm người dân vây đánh khiến 6 công an phải nhập viện. Nhiều đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam vì hành vi này. Hay sự việc trong hai ngày 15, 16/5/2021, giữa người dân thôn Ta Núc và Công ty TNHH Tài Tâm (chủ dự án điện gió Hoàng Hải) xảy ra mâu thuẫn về việc công ty này cắm mốc để san ủi con đường.

Báo chí cũng phản ánh tình trạng hai bên đường vào dự án điện gió, nhiều nhà tạm và cọc tre, cột điện, mái tôn dựng lên bất thường hai bên đường để chờ đền bù nếu xảy ra va chạm.

Tình hình này khiến không ít nhà đầu tư nản lòng, nhưng trong tình thế “đâm lao phải theo lao” nên không thể dừng lại.

Đến cuối tháng 8/2021, toàn tỉnh Quảng Trị có 31 dự án được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch với tổng công suất 1.177,2MW. Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, đến ngày 31/10, trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ có thêm 13 dự án điện gió, với tổng công suất gần 500MW hoàn thành và tổ chức bán điện thương phẩm.

Tuy nhiên, nếu không giải quyết dứt điểm các vấn đề về bồi thường, giải phóng mặt bằng trên, nhiều dự án sẽ không thể kịp vận hành, môi trường đầu tư cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

H.Nam

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Lâm Đồng huỷ loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đức Trọng và Lạc Dương

Ba công ty được giao đất tại huyện Đức Trọng và Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bị huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì “ôm” đất mà không thực hiện…

Chia sẻ :


Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quy định mới tách thửa, “bãi bỏ” một số điểm bất cập

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn.

Chia sẻ :


Chuyện khó hiểu ở Quảng Ngãi: Chủ đầu tư nhất quyết trả dự án, rồi lại xin đầu tư

Khoảng 20 chủ đầu tư dự án bất động sản tại Quảng Ngãi đã đề xuất tỉnh thu hồi dự án do chính mình đầu tư, song có chủ đầu tư vừa trả xong, lại xin đầu tư.

Chia sẻ :


Đầu tư bất động sản theo ‘cơn sốt’: Cẩn trọng với đòn bẩy tài chính

Các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, việc tăng giá BĐS hưởng lợi theo quy hoạch là hợp lý, tuy nhiên cần cân nhắc nếu dùng đòn bẩy tài chính sẽ rất rủi ro.

Chia sẻ :


Đẩy nhanh tiến độ thi công sân bay Long Thành giai đoạn 1

Ngày 14/9, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 6426/VPCP-CN truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc báo cáo tình hình triển khai Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tháng 7/2021).

Chia sẻ :


Đất tách thửa sẽ phải có ít nhất một cạnh giáp đường giao thông

Đây là quy định mới áp dụng từ ngày 10/4 tới tại Thái Nguyên đối với đất ở khi tách thửa.

Chia sẻ :


Kiến nghị xem xét thu hồi hàng trăm ha đất tại Ninh Bình

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, thu hồi 129,1 ha đất giao cho một doanh nghiệp thuê thực hiện dự án không đủ căn cứ, và chậm tiến độ 8 năm…

Chia sẻ :


Cam Cao Phong lên sàn điện tử

Hòa Bình đã khẩn trương tổ chức các buổi kết nối tiêu thụ cam Cao Phong giữa các hộ gia đình, hợp tác xã với doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử để đưa ra các giải pháp tiêu thụ cam trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Dồn sức tiêu thụ bưởi Phúc Trạch trên sàn thương mại điện tử

Việc mở rộng kênh tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử trong giai đoạn chống dịch căng thẳng, cần có sự liên kết chặt chẽ thông tuyến vận tải giữa các tỉnh trong việc vận chuyển hàng hoá nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu phòng dịch…

Chia sẻ :


Quảng Nam: Xem xét các dự án chậm tiến độ tại thị xã Điện Bàn

Tỉnh Quảng Nam đang xem xét 02 dự án chậm tiến độ, đó là dự án: Khu dân cư dịch vụ – du lịch Làng chài Điện Dương và Khu dân cư – Tái định cư Hà My Đông A…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *