Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch

Ảnh minh họa.

Ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Công điện số 1409/BYT-CĐ về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1.000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).

Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).

Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: Thực hiện nghiêm việc giãn cách; đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.

Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR).

Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.

Tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.

Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở… trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất. Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.

Thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phổ biến và tổ chức thực hiện đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Trước ngày 15/9, các địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách phải hoàn thành xét nghiệm Covid-19 cho toàn dân

Ngày 8/9, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, người đứng đầu các tỉnh, thành phố phải khẩn trương chỉ đạo quán triệt đầy đủ, sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch. Các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội phải hoàn thành mục tiêu xét nghiệm toàn dân trước ngày 15/9/2021.

Chia sẻ :


Bộ Y tế đề nghị TPHCM, Hà Nội và 21 tỉnh thành thần tốc xét nghiệm COVID-19

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thời gian qua, các địa phương đã đẩy mạnh triển khai xét nghiệm trên diện rộng, tuy nhiên tiến độ xét nghiệm tại một số nơi chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Chia sẻ :


Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19

Tại cuộc họp ngày 24/8, lãnh đạo chủ chốt đã thống nhất phân công Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương…

Chia sẻ :


Thủ tướng kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19

Theo Quyết định, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo; Phó Ban chỉ đạo gồm Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành…

Chia sẻ :


Đâu là ‘chìa khóa’ dập dịch tại Việt Nam?

Tối ngày 21/9, ngay đêm đầu Hà Nội hết giãn cách, dòng người đã ùn ùn đổ về nhiều khu vực trung tâm của Hà Nội để chơi Tết Trung thu.

Chia sẻ :


Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý ngay bất cập trong việc cấp giấy đi đường

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND TP. Hà Nội có hướng dẫn cụ thể, kịp thời điều chỉnh nội dung còn bất cập trong việc cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng theo quy định đã ban hành, không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp chờ đợi kéo dài…

Chia sẻ :


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để dịch bệnh lây lan vào cảng biển

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, Bà Rịa – Vũng Tàu có rất nhiều hoạt động kinh tế như dầu khí, nhất là cảng biển, cần tập trung bảo vệ an toàn, nghiêm ngặt. Nếu hệ thống cảng biển bị lây lan dịch bệnh sẽ tác động hoàn toàn đến mạng lưới vận tải, logistics của Việt Nam…

Chia sẻ :


Hải Phòng cho phép nhà hàng, quán ăn hoạt động trở lại từ 15/9

Từ ngày mai (15/9), TP Hải Phòng cho phép nhiều hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo yêu cầu và hướng dẫn về phòng chống dịch.

Chia sẻ :


Thống nhất dùng một ứng dụng phòng chống dịch Covid-19, quy định “app xanh, vàng và đỏ”

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ và thống nhất dùng chung một app cho nhân dân, trong đó quy định rõ “người có app xanh được di chuyển, người có app vàng hạn chế di chuyển, người có app đỏ thì không được di chuyển (ở nhà)”…

Chia sẻ :


Thủ tướng: Địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, không gây phiền hà cho người dân

Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan, các địa phương đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine an toàn, khoa học, hiệu quả, theo thứ tự ưu tiên hợp lý, không gây phiền hà cho nhân dân…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *