Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang Trung Quốc theo mô hình “Triển lãm từ xa”

Khu gian hàng từ xa.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, doanh nghiệp không có cơ hội tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm tại nước ngoài, do đó Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tăng cường triển khai đa dạng các giải pháp ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin, kỹ thuật số để hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kết nối giao thương xúc tiến xuất khẩu.

Mới đây Bộ Công Thương đã tổ chức cho các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN lần thứ 18 (CAEXPO 2021) tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 10-13/9/2021 thông qua triển khai chuỗi gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam theo mô hình “Triển lãm từ xa”.  

Việt Nam tham gia hội chợ với quy mô lớn nhất trong các nước ASEAN, với 2.000m2 diện tích trưng bày.

Ngoài khu gian hàng trực tiếp có sự tham gia của trên 70 doanh nghiệp có đại lý, chi nhánh tại Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức khu gian hàng của trên 20 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ theo mô hình “Triển lãm từ xa” thuộc các ngành hàng có sức cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu tại Trung Quốc: nông sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng …

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho biết theo hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam gửi hàng mẫu trưng bày trực tiếp tại hội chợ và thực hiện kết nối giao dịch trực tuyến với khách hàng thông qua ứng dụng nền tảng công nghệ số. Qua đó, các nhà mua hàng có cơ hội xem xét, trải nghiệm sản phẩm thực tế một cách toàn vẹn.

Các gian hàng được thiết kế bắt mắt, đảm bảo các công năng. Triển lãm từ xa được lắp đặt các thiết bị (máy tính, đường truyền internet, phần mềm công nghệ thông tin, phiên dịch…) để các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể dễ dàng kết nối, đàm phán giao dịch trực tuyến với doanh nghiệp Trung Quốc.

 
Tuy là phương thức xúc tiến mới, nhưng trong 4 ngày diễn ra hội chợ, khu gian hàng theo mô hình “Triển lãm từ xa” của các doanh nghiệp Việt Nam đã thu hút số lượng lớn khách tham quan và giao dịch đồng thời quảng bá hiệu quả hình ảnh các sản phẩm, thương hiệu chất lượng và có tiềm năng, thế mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ Công Thương cho rằng Trung Quốc không chỉ là thị trường gần mà còn là thị trường lớn vô cùng tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam. Trước khi dịch Covid -19 xảy ra, các hội chợ, triển lãm tại Trung Quốc luôn được doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia.

Vì vậy, việc tham gia các hội chợ triển lãm theo mô hình “Triển lãm từ xa” sẽ là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp duy trì và tìm kiếm khách hàng mới tại Trung Quốc đặc biệt trong bối cảnh dịch đại địch Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp và khó lường trên phạm vi toàn cầu.

Do đó, phát huy những kết quả đạt được tại Hội chợ CAEXPO, ông Tài cho biết, trong thời gian tới Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục tổ chức chuỗi Khu gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam theo mô hình “Triển lãm từ xa” tại một số hội chợ có quy mô lớn và uy tín tại Trung Quốc.

Cụ thể: Hội chợ quốc tế miền Tây Trung Quốc lần thứ 18 (WCIF 2021) tổ chức tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ ngày 16 – 20/9/2021, Hội chợ Hoa quả quốc tế Quảng Châu 2021 diễn ra từ ngày 24 – 26/9/2021 tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE 2021) diễn ra từ ngày 5-10/11/2021 tại thành phố Thượng Hải”.

 

Theo số liêu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 133,1 tỷ USD, tăng 13,82% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,95%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,18 tỷ USD, tăng 11,55%.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 91,41 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 28,54 tỷ USD (tăng 23,25%), nhập khẩu đạt 62,86 tỷ USD (tăng 49, 87%). Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN.    

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thủ tướng kêu gọi thúc đẩy hợp tác về công nghệ số và kinh tế số trên toàn cầu

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng khung pháp lý phù hợp, giúp kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đóng góp và hài hòa với lợi ích chung của toàn xã hội…

Chia sẻ :


Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 có gì mới?

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021 – 2030.

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Nếu được tận dụng tối đa, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020…

Chia sẻ :


Kết quả tích cực từ Chương trình đào tạo kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

DNVN – Ngay sau khi tham gia “Khóa đào tạo kinh doanh sàn thương mại điện tử giảm thiểu những bất lợi và khó khăn do dịch COVID-19 cho doanh nghiệp (DN) do nữ làm chủ”, đã có hơn 40 DN đăng ký và hoàn thiện thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử. Nhiều DN đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ đối tác của chương trình.

Chia sẻ :


Từ ngôi làng nhỏ Việt Nam thành tay bán buôn xuyên biên giới

Ngồi nhà lên mạng bán buôn, nhiều chủ doanh nghiệp đã tìm kiếm được bạn hàng lớn trên các sàn thương mại điện tử (B2B) quốc tế.

Chia sẻ :


Áp dụng chứng từ điện tử, hoạt động xuất nhập khẩu tiết kiệm được 3,282 tỷ USD

Năm 2020, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiết kiệm được khoảng 730,4 triệu giờ, tương ứng với khoảng 981 triệu USD chi phí gián tiếp và 2,301 tỷ USD chi phí trực tiếp, tổng cộng tiết kiệm được 3,282 tỷ USD so với năm 2019…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ miễn, giảm với một số loại thuế…

Chia sẻ :


Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *