Tập trung thoái vốn, bán cổ phần lần đầu một số doanh nghiệp lớn trong năm 2021

Tập trung thoái vốn, bán cổ phần lần đầu một số doanh nghiệp lớn trong năm 2021

Cổ phần hóa, thoái vốn vẫn “ì ạch”

Hiện nay, cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ, tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong 06 tháng đầu năm 2021 vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra.

Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, trong 06 tháng đầu năm 2021, Bộ Tài chính nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 03 DN thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (không thuộc danh mục DN cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) với tổng giá trị DN là 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty là 151 tỷ đồng.

Lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 6/2021, đã có 183 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị DN là 489.943 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.944 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong 183 DN đã cổ phần hóa chỉ có 39 DN cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa (128 DN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đạt 30% kế hoạch). Số DN còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 6 tháng còn lại năm 2021 là 89 DN (trong đó còn 88 DN chưa công bố giá trị DN để cổ phần hóa).

Về tình hình thoái vốn, lũy kế 06 tháng đầu năm 2021, các DN đã thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng, trong đó, thoái vốn nhà nước tại 03 đơn vị thuộc Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 52,5 tỷ đồng, thu về 84,1 tỷ đồng; thoái vốn của tập đoàn, Tổng công ty tại 09 DN thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, VNPT, Tổng công ty Thái Sơn với tổng giá trị là 234,1 tỷ đồng, thu về 2.081,3 tỷ đồng.

Trong 06 tháng đầu năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN là 276 tỷ đồng. Trong năm 2021, khi Nghị định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu DN, đơn vị sự nghiệp công lập và chuyển nhượng vốn nhà nước được Chính phủ ban hành thì trước khi quyết toán, Quỹ sẽ phải hoàn trả số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn các DN địa phương về ngân sách nhà nước địa phương số tiền dự kiến là 4.600 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn thu Quỹ phải cân đối trong năm 2021 là 44.600 tỷ đồng.

Tập trung cổ phần hóa, thoái vốn một số doanh nghiệp lớn

Theo Cục Tài chính DN, sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, một trong những nguyên nhân khách quan là các DN thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các DN lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai; hoặc là các DN hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương.

Nguyên nhân chủ quan được chỉ ra là các DNNN chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật quản lý tài sản công về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý, đa số DNNN chưa chủ động triển khai các chính sách pháp luật về đất đai, đến khi phải thực hiện cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

Sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn còn do các tồn tại, vướng mắc về tài chính trong quá trình quản lý điều hành DN, quá trình cổ phần hóa chưa được xử lý triệt để gây khó khăn, chậm trễ cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn. Ngoài ra, các DN chưa thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao nên khó hấp dẫn nhà đầu tư khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn…

Để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo SCIC trong năm 2021 tập trung thực hiện thoái vốn tại Sabeco, Vinamilk, Tập đoàn FPT, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh.

Theo quy định hiện nay, khi thoái vốn tại SCIC thì được tính vào doanh thu của SCIC, trừ nguồn thu từ thoái vốn các DN thuộc danh mục tại Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 07/9/2016 được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN sau khi trừ các chi phí hợp lý. Vì vậy, để đảm bảo cân đối nguồn thu về Quỹ nộp ngân sách nhà nước năm 2021, Cục Tài chính DN trình Bộ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo SCIC nộp nguồn thu từ thoái vốn tại các DN do SCIC làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước nói trên về Quỹ sau khi trừ các chi phí hợp lý.

Về cổ phần hóa, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành (cơ quan đại diện chủ sở hữu) tập trung hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu một số DN lớn trong năm 2021 như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank, Công ty mẹ  VNPT, MobiFone.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tiến độ cổ phần hóa tiếp tục “rùa bò”

Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng năm 2021, Bộ mới nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 3 doanh nghiệp, đều không nằm trong danh sách 89 doanh nghiệp theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Chia sẻ :


Số doanh nghiệp cổ phần hoá thấp kỷ lục, lại một năm lỡ hẹn

Tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước năm 2021 được cho là “ì ạch” nhất trong nhiều năm trở lại đây. Số doanh nghiệp cổ phần hoá thấp kỷ lục, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hiện chưa đạt 1% kế hoạch…

Chia sẻ :


Sau ba lần bất thành, Viettel đã thoái vốn thành công tại CTCP Vĩnh Sơn, thu về hơn 922 tỷ đồng

Toàn bộ cổ phần đấu giá được bán hết cho một nhà đầu tư tổ chức với giá đấu thành công 922,499 tỷ đồng, cao hơn 8,6 triệu đồng so với giá khởi điểm, ứng với giá bình quân 201.046 đồng/cổ phần.

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Nhiều bộ ngành, địa phương chưa giao hết vốn ngân sách 2021

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 8/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, số vốn chưa phân bổ chi tiết cho các dự án năm 2021 còn khá lớn…

Chia sẻ :


MSB đặt mục tiêu lãi tăng 34%, thoái vốn khỏi FCCOM

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) đặt kế hoạch lãi trước thuế tăng 34%, chia cổ tức tỷ lệ 30% và muốn thoái vốn khỏi FCCOM trong năm 2022.

Chia sẻ :


Công ty mẹ Vinaconex lãi sau thuế gần 760 tỷ đồng nửa đầu năm 2021, tăng 66%

Bên cạnh duy trì hoạt động kinh doanh không đứt gãy trong bối cảnh dịch bệnh và không ngừng mở rộng quỹ đất, Vinaconex cũng cơ cấu các khoản đầu tư một cách linh hoạt, đem về nguồn thu tài chính mạnh mẽ trong nửa đầu năm, khi công ty mẹ lãi sau thuế gần 760 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ.

Chia sẻ :


Trịnh Văn Quyết- Tào Đức Thắng: Cặp “cọc chèo” nổi tiếng nhất Việt Nam

Ông Tào Đức Thắng vừa được bổ nhiệm chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội…

Chia sẻ :


Bamboo Airways ra sao khi Trịnh Văn Quyết bị bắt ?

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt -Bamboo Airways.…

Chia sẻ :


Bộ Xây dựng kiến nghị dành 65.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế – xã hội sau dịch Covid-19 gói tín dụng 65.000 tỷ đồng và cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *