Phá 5,26 ha rừng phòng hộ làm nhà máy điện: Làm lén lút, sao gọi là nhầm lẫn?

Phá 5,26 ha rừng phòng hộ làm nhà máy điện: Làm lén lút, sao gọi là nhầm lẫn? - Ảnh 1.

Đêm đi cưa cây, ngày nghỉ

Liên quan đến vụ phá rừng phòng hộ ven biển xã Mỹ An, sáng 14-9, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Văn Phúc – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi nào vụ việc có kết quả sẽ thông tin cho báo chí.

Phá 5,26 ha rừng phòng hộ làm nhà máy điện: Làm lén lút, sao gọi là nhầm lẫn? - Ảnh 1.

Khu vực rừng phòng hộ xã Mỹ An bị san bằng để làm nhà máy điện

Trao đổi với phóng viên vào sáng cùng ngày, nhiều người dân xã Mỹ An tỏ ra bức xúc khi đọc được thông tin trên báo về việc đại diện Công ty CP Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch – chủ đầu tư dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Phù Mỹ – cho rằng việc phá 5,26 ha rừng phòng hộ ở địa phương này để làm nhà máy điện là do “nhầm lẫn” của nhà thầu.

Theo nhiều người dân xã Mỹ An, việc phá khu rừng phi lao phòng hộ ven biển tại 2 thôn Xuân Bình và Xuân Phương ở xã này để xây dựng Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ bắt đầu diễn ra vào đêm 6-8. Kể từ hôm đó, đêm nào người dân địa phương cũng nghe máy móc ầm ầm kéo đến cưa đổ hàng loạt cây phi lao trong khu rừng phòng hộ ven biển xã Mỹ An.

Sau khi cưa hạ, công nhân tổ chức dọn dẹp cây, lá sạch sẽ tại hiện trường ngay trong đêm. Cứ thế, sau mỗi sáng thức dậy, người dân địa phương lại phát hiện khu rừng phòng hộ lộ thêm một khu đất trống.

Song hành với việc phá rừng, công nhân thi công nhà máy điện còn sử dụng hàng rào bằng lưới B40 theo kiểu “di động”. Tức là sau vài đêm phá rừng rồi dọn dẹp hiện trường, công nhân kéo hàng rào làm bằng lưới B40 ra rào khu vực rừng vừa bị phá chung với diện tích đất trong khu vực đang thi công nhà máy.

Bức xúc trước vụ việc trên, ngay sau khi phát hiện công nhân thi công Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ chặt phá khu rừng phòng hộ ngoài khu vực được giao đất làm dự án, người dân thôn Xuân Phương báo cáo với lãnh đạo thôn này. Sau đó không lâu, người dân địa phương thấy lãnh đạo xã Mỹ An xuống hiện trường khu rừng phòng hộ bị phá để kiểm tra.

Phá 5,26 ha rừng phòng hộ làm nhà máy điện: Làm lén lút, sao gọi là nhầm lẫn? - Ảnh 2.

Hàng rào “di động” được các đối tượng dùng để rào khu đất rừng phòng hộ vừa chặt phá, san bằng. Ảnh cắt từ clip người dân cung cấp

Thế nhưng vụ việc phá rừng ở 2 thôn Xuân Bình và Xuân Phương, xã Mỹ An sau đó vẫn cứ thế tiếp diễn. Đến cuối tháng 8, khi đoàn công tác của huyện Phù Mỹ đến kiểm tra, vụ việc phá rừng phòng hộ ở nơi này mới được dừng lại.

“Đọc trên báo thấy đại diện Công ty CP Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch nói nguyên nhân dẫn đến việc phá 5,26 ha rừng phòng hộ ở xã Mỹ An là do nhầm lẫn, tôi cảm thấy mắc cười vì kiểu ngụy biện ngớ ngẩn của họ. Cứ đêm đến, công nhân lén lút đưa máy móc đến triệt hạ khu rừng phòng hộ rồi dọn dẹp hiện trường, kéo rào bao lại khu vực bị phá, còn ban ngày thì nghỉ. Họ phá rừng kiểu lén lút như vậy thì sao gọi là nhầm lẫn được?”, anh N.V.C (ngụ thôn Xuân Bình, xã Mỹ An) bức xúc.

Phá rừng phòng hộ để đổi đất có mồ mả?

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ triển khai đến thời điểm này gần hoàn thành. Tuy nhiên, do vướng khoảng 11,2 ha đất có mồ mả trong khu vực được cấp cho dự án chưa giải phóng mặt bằng được, nên chủ đầu tư không thể lắp đặt máy mọc, thiết bị theo kế hoạch.

“Có lẽ do vướng khu đất có mồ mả chưa giải phóng mặt bằng được nên chủ đầu tư dự án cố tình phá khu rừng phòng hộ xã Mỹ An để đổi khu đất ấy, lấy mặt bằng thi công nhà máy điện. Chứ phá 5,26 ha rừng phòng hộ trong gần 1 tháng trời, theo kiểu lén lút như thế mà nói do nhầm lẫn thì ai tin!”, một người dân thôn Xuân Phong nhận định.

Trước đó, trao đổi với báo chí, đại diện Công ty CP Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch giải thích rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tình hình đi lại giữa các địa phương gặp khó khăn, việc thi công trực tiếp giai đoạn 2 của dự án Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ được giao cho các nhà thầu thực hiện. Trong quá trình thi công, nhà thầu đã “nhầm lẫn” dẫn đến việc chặt phá cây, san ủi ra bên ngoài phần đất của dự án.

Về hướng khắc phục sai phạm, đại diện chủ đầu tư dự án cho biết trong phần đất được cấp của dự án còn 11,2 ha chưa được doanh nghiệp đụng đến, vẫn còn nguyên. Nếu được lãnh đạo tỉnh Bình Định cho phép, doanh nghiệp xin trả lại 11,2 ha này và hoán đổi phần đất 5,26 ha rừng vừa bị chặt phá.

Phá 5,26 ha rừng phòng hộ làm nhà máy điện: Làm lén lút, sao gọi là nhầm lẫn? - Ảnh 3.

Cận cảnh một cây phi lao có đường kính khoảng 30 cm bị đốn hạ

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, gần đây người dân xã Mỹ An phản ánh việc thi công dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Phù Mỹ đã chặt phá hàng nghìn cây phi lao tại rừng phòng hộ ven biển 2 thôn Xuân Bình và Xuân Phương, xã Mỹ An bên ngoài khu vực cắm mốc dự án. Kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng huyện Phù Mỹ cho thấy, diện tích rừng phi lao bị chặt phá khoảng 5,26 ha, vượt ra ngoài mốc tọa độ của dự án mà trước đây nhà nước đã giao.

Ông Bùi Long Thăng, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ, thừa nhận diện tích bị chặt phá trong quá trình thi công dự án Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ là rừng khoảng 10 năm tuổi và đất rừng phòng hộ do đơn vị này quản lý.

Phóng viên Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.

Dự án năng lượng mặt trời lớn nhất Bình Ðịnh

Theo hồ sơ, ngày 29-5-2020, dự án Nhà máy Năng lượng mặt trời Phù Mỹ được Công ty CP Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch khởi công xây dựng tại 2 xã Mỹ An và Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Ðịnh. Ðây là nhà máy năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất tỉnh Bình Ðịnh với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích 380 ha. Tổng công suất thiết kế 330 MW, chia thành 2 giai đoạn bao gồm 3 nhà máy 1, 2 và 3. Cuối năm 2020, giai đoạn 1 của dự án đã được đưa vào vận hành và hiện đang triển khai thi công giai đoạn 2.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thái Nguyên chuyển mục đích sử dụng gần 80 ha rừng trồng để thực hiện 5 dự án

Trong đó, 71,99 ha được chuyển để thực hiện 3 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng trong quyết định chưa xác định diện tích rừng được chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác…

Chia sẻ :


Dự án Nhà máy điện mặt trời “tàn sát” 5,2ha rừng do nhầm lẫn: Bất ngờ báo cáo của UBND huyện Phù Mỹ gửi tỉnh

Trong báo cáo gửi UBND tỉnh Bình Định, chính quyền huyện Phù Mỹ chỉ đề xuất Chủ tịch tỉnh xử phạt hành chính hành vi lấn 5,26ha đất rừng, số tiền từ 60 – 150 triệu đồng. Không hề ‘đả động’ thống kê số lượng, trữ lượng cây bị ‘đốn hạ’ cũng như việc điều tra hành vi phá rừng phòng hộ trái phép.

Chia sẻ :


Gần 2.000 tỷ đồng xây dựng cầu Bến Rừng nối Hải Phòng với Quảng Ninh

Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng qua sông Đá Bạc nối huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng với thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ được TP. Hải Phòng khởi công vào quí 1/2022…

Chia sẻ :


Bà Rịa-Vũng Tàu thu hồi gần 5.600 ha đất để làm 270 dự án

Cụ thể, tổng diện tích đất đề nghị thu hồi trong năm 2022 là gần 5.600 ha để thực hiện 270 dự án. Trong đó có 213 dự án chuyển tiếp với hơn 5.204 ha và 57 dự án đăng ký mới, hơn 394 ha…

Chia sẻ :


Dự án chậm tiến độ 1 ngày mất 1 triệu USD, lo bồi thường 5.000 tỷ

Nếu dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân chậm tiến độ 6 tháng, số tiền phía Việt Nam phải bồi thường lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Lâm Đồng huỷ loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đức Trọng và Lạc Dương

Ba công ty được giao đất tại huyện Đức Trọng và Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bị huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì “ôm” đất mà không thực hiện…

Chia sẻ :


Dự án tỷ đô của công ty Sài Gòn – Đại Ninh làm biến mất 257ha rừng tại Lâm Đồng

Trong hơn 05 năm, hơn 257ha rừng đã bị mất tại dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng Đại Ninh tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng…

Chia sẻ :


Đề nghị chuyển mục đích hơn 85ha rừng làm cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn

Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn có tổng chiều dài khoảng 88km, được đầu tư phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m với tổng mức đầu tư dự kiến gần 20.900 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Vingroup muốn làm Công viên rừng Hạ Long quy mô 650ha ngay năm 2022, hoàn thành chỉ trong 1 năm

Đây là dự án nằm đối diện Khu phức hợp Hạ Long Xanh, một dự án lớn của Vingroup.

Chia sẻ :


“Nỗi buồn chung cư” thời Covid

Với bối cảnh bình thường, cư dân sống tại nhiều chung cư đã gặp phải không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, bên cạnh khó khăn chung cùng những bất cập chưa được giải quyết thì những vướng mắc nảy sinh không đáng có càng tô đậm thêm “mảng màu buồn” ở một số chung cư…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *