Google đang trong “tâm bão” cáo buộc trả lương thấp bất hợp pháp

Ảnh minh họa Google đang phải đối mặt với cáo buộc trả lương thấp một cách bất hợp pháp cho hàng nghìn nhân viên thời vụ ở hàng chục quốc gia

Theo Guardian, Google đã trả lương thấp một cách bất hợp pháp cho hàng nghìn nhân viên thời vụ ở hàng chục quốc gia và trì hoãn việc điều chỉnh mức lương trong hơn hai năm để cố gắng che đậy vấn đề. Các tài liệu chống lại đại gia trong lĩnh vực tìm kiếm chỉ ra rằng, mức lương mà các nhân viên thời vụ nhận được khác một trời một vực so với nhân viên chính thức bất chấp khối lượng công việc của hai nhóm là như nhau.

TRÌ HOÃN SỬA CHỮA SAI LẦM

Các giám đốc điều hành của Google đã biết về vụ việc này ít nhất từ ​​tháng 5 năm 2019. Công ty công nghệ này đã không tuân thủ luật pháp địa phương ở Vương quốc Anh, châu Âu và châu Á trong đó quy định người lao động tạm tuyển được trả mức lương ngang bằng với nhân viên toàn thời gian khi thực hiện công việc tương tự, theo các tài liệu và email nội bộ của Google được xem xét bởi Guardian.

 
Việc Google có nhiều nhân viên thời vụ hơn cả nhân viên toàn thời gian đã bị chính nhân viên của công ty, các chính trị gia và liên đoàn lao động chỉ trích.

Nhưng thay vì ngay lập tức sửa chữa các sai sót, đại gia công nghệ này đã kéo dài tình trạng này tới hơn hai năm. Các tài liệu nội bộ cũng chỉ ra rằng lý do Google trì hoãn khắc phục sai lầm do lo ngại về tình trạng tăng chi phí đối với các bộ phận phụ thuộc nhiều vào lao động tạm thời, khả năng phải đối mặt với các yêu cầu pháp lý và lo ngại sự chú ý tiêu cực của báo giới. 

Các giám đốc điều hành và luật sư của Google tại một thời điểm đã theo đuổi kế hoạch tuân thủ một cách từ từ và ít tốn kém nhất có thể cho chính công ty mình, mặc dù thừa nhận rằng động thái như vậy chưa hoàn toàn tuân thủ các quy định về pháp luật cũng như có thể đặt các công ty đối tác đã cung cấp nhân sự cho hãng “ở một vị trí khó khăn, về mặt pháp lý và đạo đức”.

Trong khi đó, một email nội bộ vào tháng 1/2020 cho thấy, Google đã sử dụng thang lương lỗi thời. Gã khổng lồ công nghệ cũng không xem xét tỉ giá và điều chỉnh lương suốt 8 năm liền tại châu Âu và 3 năm ở châu Á, theo New York Times. Điều này dẫn tới việc mức lương trả cho các nhân viên thời vụ cũng không được điều chỉnh trong suốt khoảng thời gian ấy.

Hơn 30 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, các quốc gia thành viên EU, Ấn Độ… đã ban hành luật “trả lương ngang giá” hoặc “đối xử bình đẳng” trong đó yêu cầu người lao động tạm thời phải được đối xử bình đẳng với nhân viên toàn thời gian (FTE) khi họ làm các công việc tương tự.

Số nhân công bị các động thái của Google ảnh hưởng có thể lên tới hàng ngàn người. Tính đến ngày 16/2, Google có 1.030 nhân viên thời vụ ở các quốc gia có luật trả lương ngang giá. Các con số lớn nhất là ở Anh (343 người), Ấn Độ (222 người), Ireland (207 người) và Đức (59 người).

ĐỐI MẶT VỚI RẮC RỐI PHÁP LÝ 

Lao động thời vụ khá phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Tuy vậy, việc Google có nhiều nhân viên thời vụ hơn cả nhân viên toàn thời gian đã bị chính nhân viên của công ty, các chính trị gia và liên đoàn lao động chỉ trích.

Các bộ phận phụ thuộc nhiều nhất vào lao động thời vụ của Google bao gồm tuyển dụng, tiếp thị và Waymo, công ty con về xe tự hành của hãng này. Mỗi năm, hãng này chi khoảng 800 triệu USD để trả lương cho các “lực lượng lao động trong bóng tối” trên toàn cầu, theo The Guardian.

Google đã thừa nhận về những sai lầm của mình và cho biết sẽ tiến hành một cuộc điều tra. Guardian dẫn lời Spyro Karetsos, Giám đốc tuân thủ của Google, cho biết, mặc dù đội ngũ của Google đã đã không tăng lương theo mức chuẩn của tỷ lệ trong một số năm, nhưng mức lương thực trả cho nhân viên thời vụ đã tăng lên nhiều lần trong thời kỳ đó. 

“Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá các hoạt động tuân thủ quy định pháp luật của chúng tôi trong lĩnh vực này. Chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu điều gì đã xảy ra và nguyên nhân tại sao và chúng tôi sẽ sửa chữa lại các điểm chưa đúng”, ông Spyro khẳng định.

Trong khi đó, Tổ chức Whistleblower Aid đã đại diện một người tố giác đệ đơn khiếu nại về những vi phạm của Google lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC). Đơn kiện cáo buộc việc Google không tiết lộ các khoản tiền phải trả, ước tính có thể lên tới 100 triệu USD đã cấu thành sai sót trong báo cáo tài chính hàng quý và từ đó vi phạm luật chứng khoán Mỹ.

“Google không chỉ vi phạm luật lao động trên toàn thế giới mà còn đánh lừa các nhà đầu tư về trách nhiệm pháp lý và tài chính. Chúng tôi kêu gọi SEC có hành động nhằm vào Google và bảo vệ quyền nhận được thông tin đầy đủ và chính xác của các nhà đầu tư”, The Guardian dẫn lời ông John Tye, người sáng lập của Whistleblower Aid cho biết.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Google, Facebook, Amazon đang “thách thức” xu hướng làm việc từ xa

Nhiều đại gia công nghệ đều đang “rốt ráo” chuẩn bị các không gian văn phòng mới, đặt ra dấu hỏi về làm việc từ xa trong tương lai liệu có thực sự sẽ trở thành xu hướng hoàn toàn trên diện rộng?…

Chia sẻ :


Facebook tuyển thêm 10.000 nhân sự để xây “vũ trụ ảo” metaverse

Facebook đang lên kế hoạch tuyển dụng thêm khoảng 10.000 nhân sự ở Liên minh Châu Âu trong 5 năm tới nhằm thúc đẩy xây dựng thế giới kỹ thuật số, hay còn được biết đến là “vũ trụ ảo” metaverse…

Chia sẻ :


Start-up dạy lập trình CoderSchool huy động được 2,6 triệu USD

Tại Việt Nam, nhu cầu về nhân tài trong mảng IT tăng ở mức đáng kể, khoảng 47% một năm trong khi nguồn cung ứng chỉ tăng khoảng 8% một năm…

Chia sẻ :


Alexander Wang: Từ thần đồng toán học đến tỷ phú AI trẻ nhất thế giới

Alexander Wang, nhà sáng lập công ty phần mềm Scale AI vừa trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới nhờ những quyết định táo bạo và con đường đi khác biệt với số đông…

Chia sẻ :


Công khai mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro trong lĩnh vực hải quan

Công khai tiêu chí phân loại mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro người khai hải quan và kết quả phân loại mức độ thuân thủ của người khai hải quan để doanh nghiệp nắm và thực hiện, tránh sai sót, vi phạm trong quá trình làm thủ tục hải quan; đồng thời được hưởng lợi theo mức độ tuân thủ pháp luật của mình. Điều này trước đây thuộc chế độ bí mật, nay đã được công khai.

Chia sẻ :


VCCI nói gì về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã triển khai được hơn 4 năm nhưng mới có dưới 8% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ, 51,3% doanh nghiệp không biết đến Luật…

Chia sẻ :


Không dung túng “ông to bà lớn” làm càn

Nhưng có đấy. Mà không chỉ là những kẻ “điếc không sợ súng” vì có sự lệch lạc về tâm thần kinh, mà có cả…

Chia sẻ :


Châu Âu trở thành “thủ phủ” mới của tiền điện tử

Với hơn 870 tỷ Euro nhận được trong năm 2020, châu Âu chính thức trở thành “thủ phủ” mới của tiền điện tử trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt hơn nữa các lệnh cấm giao dịch trên thị trường này…

Chia sẻ :


Giá xăng dầu tăng cao, nhân viên Big Tech ‘lười’ quay lại văn phòng

Các công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft và Apple đã bắt đầu yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng làm việc, thế nhưng nhiều người đang tỏ ra “lưỡng lự” sau thời gian dài giãn cách và bối cảnh giá cả nhiên liệu tăng cao.

Chia sẻ :


Thêm dấu hỏi về sự tăng trưởng kinh ngạc của TikTok

Kiên định với hướng đi phát triển video ngắn và dồi dào về nội dung giúp TikTok – nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội đình đám đến từ Trung Quốc cán mốc 1 tỷ người dùng mỗi tháng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *