Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bình tĩnh khi con trẻ thành F0

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bình tĩnh khi con trẻ thành F0 - Ảnh 1.

Có thể bạn nghe đâu đó 1-2 ca trẻ em bị mắc Covid-19 nặng. Điều này rất hiếm gặp và thường chỉ xảy ra ở những trẻ lớn, có thể trạng béo phì hoặc đôi khi ở trẻ có bệnh lý nặng, như những trẻ mắc bệnh thận nặng, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Nếu trong nhà có những trẻ như thế, bạn cần chú ý theo dõi trẻ như một tình huống người có bệnh nền. Nên bình tĩnh vì ngay cả với những trẻ này, tình huống chuyển nặng cũng rất hiếm gặp.

Còn nếu con bạn là một đứa trẻ bình thường thì không có gì phải lo. Hầu hết trẻ nhỏ là những F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như một cơn cảm cúm thông thường. Một số cha mẹ có con bị hen suyễn hay lo nhưng bệnh này không khiến bệnh Covid-19 nặng thêm. Chỉ cần trong nhà có thuốc vẫn đang dùng trị hen suyễn cho trẻ là được.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bình tĩnh khi con trẻ thành F0 - Ảnh 1.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Nếu con bạn chưa rõ có bị bệnh hay không, không nên vội sợ hãi mà giao con cho ông bà nội ngoại vì chính người lớn tuổi mới là người có nguy cơ trở nặng khi nhiễm bệnh.

Trẻ sơ sinh lại càng không lo vì nhóm trẻ rất nhỏ này lại càng an toàn với Covid-19. Nhiều em bé sinh ra ngay giữa bệnh viện điều trị Covid-19, bởi một người mẹ điều trị Covid-19, vẫn âm tính dù vẫn được mẹ trực tiếp chăm sóc. Đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh cơ thể đúng cách mỗi khi cho bé bú là được. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyên không nên tách rời mẹ – con.

Vì vậy, điều đầu tiên cần nhớ là hãy bình tĩnh. Chính sự lo âu của người lớn mới ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Con bạn thường khỏe lại trước bạn và một số trẻ lớn hoàn toàn có thể giúp đỡ chăm sóc những F0 người lớn còn mệt. Không có chuyện trẻ âm tính rồi thì sẽ bị tái nhiễm vì chăm sóc các thành viên trong nhà chưa âm tính, vì F0 đã khỏi bệnh có kháng thể rất cao, nhất là mới khỏi bệnh. Cũng không có chuyện F0 nhẹ chuyển nặng hay dương tính kéo dài vì nhiễm thêm virus từ người bệnh nặng hơn. Đã nhiễm rồi thì không nhiễm thêm nữa.

Ngoài ra, mùa này, nếu trẻ sốt trên 72 giờ, sốt cao khó hạ thì nên đặc biệt lưu ý vì có thể không phải do mắc Covid-19 mà là sốt xuất huyết.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đừng lăn tăn “thẻ xanh” F0

Nếu “xếp hạng” an toàn trong cộng đồng hiện nay thì F0 khỏi bệnh, đã đủ 28 ngày từ khi mắc bệnh xếp đầu tiên.…

Chia sẻ :


Cụ bà 91 tuổi khỏi Covid-19 sau ba tuần nguy kịch

Là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, khi mắc Covid-19, cụ M. nhanh rơi vào nguy kịch. Bà nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, SpO2 dưới 85%.

Chia sẻ :


Nguy cơ khan hiếm giả tạo bình oxy y tế

Trước tình hình dịch Covid-19 tăng cao tại một số địa phương, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua các thiết bị y tế cung cấp khí ô xy để dự trữ nếu chẳng may mắc bệnh.

Chia sẻ :


Thuốc kháng thể của AstraZeneca cho hiệu quả tốt trong điều trị các ca Covid nhẹ

Thuốc kết hợp kháng thể (antibody cocktail) của AstraZeneca cho hiệu quả tốt trong việc ngăn những ca bệnh Covid-19 thể nhẹ hoặc thể vừa chuyển thành thể nặng…

Chia sẻ :


Bình Dương tính phương án cho người đã tiêm vắc xin ra đường

Bình Dương quyết định mở rộng thêm gần 500 giường tại Bệnh viện Hồi sức cấp cứu, đồng thời tính chuyện cho những người đã tiêm vắc xin được ra đường đi lại.

Chia sẻ :


Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Test nhanh âm tính, đừng vội chủ quan!

Test nhanh âm tính, có thể thở phào. Độ chính xác của test nhanh cũng rất cao. Tuy nhiên, nếu test xong tự cho mình…

Chia sẻ :


Anh trả giá đắt vì “Ngày Tự do”: Trung bình 30.000 ca Covid-19 mỗi ngày nhưng người dân vẫn thờ ơ

Vương quốc Anh đang ghi nhận hơn 30.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, nhưng công chúng dường như không hề lo lắng.

Chia sẻ :


4 bức ảnh chụp phổi của bệnh nhân Covid-19 đã tiêm các loại vắc xin khác nhau và không tiêm: Kết quả gây sốc!

Tiến sĩ Anne Gabriel-Chan cung cấp 4 bức ảnh chụp phổi của 4 bệnh nhân đã tiêm 3 loại vắc xin khác nhau và chưa tiêm, nhiều người đã bất ngờ khi nhìn thấy sự khác biệt.

Chia sẻ :


Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến

Ngày 3/8, Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng làm Tổ trưởng đã có buổi khảo sát thực tế việc triển khai cơ sở cách ly tại Khu tái định cư Đền Lừ 3, phường Hoàng Văn Thụ và bệnh viện dã chiến phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội…

Chia sẻ :


Mỹ sắp đi vào vết xe đổ của “địa ngục Covid” Ấn Độ: Bệnh viện quá tải, oxy cạn kiệt, “thảm họa kép” xuất hiện

Và vết xe đổ ấy xảy ra dù phân nửa dân số đã tiêm chủng Covid-19. Bởi lẽ, nửa còn lại vẫn chưa chịu tiêm.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *