‘Đế chế’ tỷ USD Vạn Thịnh Phát: Hé mở bức tranh tài chính Tập đoàn Đầu tư An Đông và VIPD

‘Đế chế’ tỷ USD Vạn Thịnh Phát: Hé mở bức tranh tài chính Tập đoàn Đầu tư An Đông và VIPD

Tập đoàn Đầu tư An Đông: Nợ phải trả tăng mạnh

Như đã thông tin tại bài viết ‘Đế chế’ tỷ USD Vạn Thịnh Phát rộng lớn cỡ nào?, hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát gồm nhiều đơn vị có quy mô vốn rất lớn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông là một thành viên quan trọng.

Được lập ra năm 2007, địa chỉ ban đầu tại phường Cô Giang, quận 1, TP. HCM, Tập đoàn Đầu tư An Đông có tên cũ là Công ty Cổ phần Đầu tư An Đông.

Trước năm 2015, CEO, đại diện pháp luật của công ty là ông Kwok Hakman Oliver, sinh năm 1954, quốc tịch Australia. Đầu năm 2015, chức CEO do ông Dương Duy Mỹ đảm nhiệm. Ông Mỹ sinh năm 1975, thường trú phường Tân Phong, quận 7, TP. HCM, nắm 0,22% cổ phần công ty.

Năm 2018, Tập đoàn Đầu tư An Đông dời trụ sở sang phường 8, quận 5, TP. HCM. Chức CEO lúc này lại thuộc về ông Kwok Hakman Oliver. Chức chủ tịch HĐQT do bà Ngô Thanh Nhã đảm nhiệm; các thành viên HĐQT gồm: Trương Lập Hưng, Trương Huệ Vân – đều là những gương mặt quen thuộc của nhà Vạn Thịnh Phát đã được nói ở bài trước. Các thành viên ban kiểm soát gồm: Lê Thị Thu (sinh năm 1980), Nguyễn Thụy Mỹ Khanh (sinh năm 1973), Nguyễn Văn Thoại (sinh năm 1978).

Vốn điều lệ của công ty được ghi nhận ở mức 9.000 tỷ đồng, trong đó vốn bằng tiền là 7.220 tỷ đồng, vốn bằng tài sản khác là 1.780 tỷ đồng.

Năm 2019, HĐQT của Tập đoàn Đầu tư An Đông ghi nhận thành viên mới là ông Hồ Xuân Dũng, sinh năm 1977, thường trú phường 4, quận Gò Vấp, TP. HCM. Ban kiểm soát cũng ghi nhận sự xuất hiện của bà Lương Thị Hồng Nhung (người mà năm 2020 trở thành thành viên ban kiểm soát Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát).

Cũng trong năm 2019, ông Kwok Hakman Oliver kiêm luôn ghế chủ tịch HĐQT từ tay bà Ngô Thanh Nhã.

Tháng 11/2020, công ty dời trụ sở sang phường 9, quận 5, TP. HCM.

Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy, Tập đoàn Đầu tư An Đông làm ăn khá tốt, xét về doanh thu, trong giai đoạn 2016 – 2019. Cụ thể, trong 4 năm này, doanh thu thuần của công ty liên tục tăng trưởng, lần lượt đạt 543 tỷ đồng, 722 tỷ đồng, 748 tỷ đồng và 755 tỷ đồng. Tính chung 4 năm, doanh thu thuần đã tăng trưởng 39%.

Lợi nhuận gộp diễn biến đồng pha với doanh thu, lần lượt đạt: 148 tỷ đồng, 221 tỷ đồng, 252 tỷ đồng và 223 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp bình quân 4 năm đạt khoảng 30%.

Kết quả là lợi nhuận sau thuế của công ty có được đà tăng trưởng rất mạnh ở các năm 2016 – 2018, lần lượt là: 6,5 tỷ đồng, 127 tỷ đồng, 155 tỷ đồng, tức 3 năm tăng tới 24 lần. Tuy vậy năm 2019, lợi nhuận sau thuế quay đầu giảm sâu, xuống chỉ còn 37,6 tỷ đồng, tương đương giảm 76% so với năm liền kề trước đó.

Về quy mô vốn, giai đoạn 2016 – 2019, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Đầu tư An Đông lên xuống trong khoảng 9.400 tỷ đồng – 9.600 tỷ đồng. Trong khi đó, quy mô tài sản gia tăng rất mãnh liệt, từ 22.418 tỷ đồng lên 46.306 tỷ đồng, tức tăng gấp 2 lần.

Điều này đồng nghĩa nợ phải trả của An Đông đã tăng rất mạnh trong cùng giai đoạn, từ 13.018 tỷ đồng lên 36.886 tỷ đồng, tức tăng gấp 2,8 lần. Hệ quả là hệ số D/E (nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu) tăng vọt từ 1,38 lần (2016) lên 3,91 lần (2019) – một mức khá cao đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Viêt Nam: Cú sốc giảm vốn

Giới kinh doanh địa ốc TP. HCM hẳn vẫn còn nhớ thương vụ Vingroup bán tổ hợp trung tâm thương mại – khách sạn Vincom Center A trên phố Nguyễn Huệ (TP. HCM) với tổng giá trị giao dịch gần 10.000 tỷ đồng vào năm 2013. Bên mua chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Viêt Nam (VIPD).

Thành lập ngày 29/1/2008, VIPD có trụ sở tại phường 6, quận 3, TP. HCM. Sau khi mua dự án của Vingroup, tháng 11/2014, VIPD tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 12.000 tỷ đồng.

Vào thời điểm này, người đại diện theo pháp luật, CEO của công ty là ông Nguyễn Công Thành, sinh năm 1973, thường trú phường 27, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Đầu năm 2016, ông Thành nhường chức CEO cho ông Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1972, thường trú phường 3, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Tháng 4/2017, VIPD giảm vốn xuống 11.026 tỷ đồng tuy nhiên 2 tháng sau đó lại tăng lên 11.800 tỷ đồng.

Tháng 10 cùng năm, ông Nguyễn Vũ Anh Thi chính thức được ghi nhận là CEO của VIPD. Ở bài trước VietnamFinance đã đề cập, ông Nguyễn Vũ Anh Thi chính là chủ tịch HĐQT kiêm CEO của Công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển đô thị vệ tinh Le Jardin Nam Sài Gòn – công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Như vậy có thể thấy VIPD và Vạn Thịnh Phát liên hệ rất mật thiết.

Cũng trong năm 2017, danh sách ban lãnh đạo của VIPD ghi nhận chức chủ tịch thuộc về ông Ying Kenneth Tze Man, sinh năm 1955, quốc tịch Canada, thường trú tại Hồng Kông, Trung Quốc. Các thành viên HĐQT gồm: ông Châu San Phàm (sinh năm 1984), bà Trương Thị Anh Thư (sinh năm 1979). Các thành viên ban kiểm soát gồm: bà Lưu Trần Thảo Nghi (sinh năm 1993), bà Thái Mộng Thoa (sinh năm 1981), ông Nguyễn Tiến Đạt (sinh năm 1993).

Tháng 6/2020, vốn điều lệ của VIPD bất ngờ giảm xuống rất mạnh, chỉ còn 992,34 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 ở thời điểm đỉnh cao. Đồng thời, chức chủ tịch HĐQT ghi nhận gương mặt mới là ông Thái Bảo Anh, sinh năm 1974, thường trú phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.

Về tình hình kinh doanh, dữ liệu của VietnamFinance cho thấy trong giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần của VIPD khá thấp và biến động mạnh, lần lượt là: 9,9 tỷ đồng, 5,8 tỷ đồng, 7,3 tỷ đồng và 9,2 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế “èo uột” ở năm 2016, chỉ đạt 692 triệu đồng. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng lên 6,6 tỷ đồng song năm 2018 lại tụt xuống 499 triệu đồng, năm 2020 mới cải thiện lên 2,5 tỷ đồng.

Về quy mô tài sản, trong cùng giai đoạn nói trên, tổng tài sản của VIPD lao dốc từ 21.243 tỷ đồng (2016) xuống 11.843 tỷ đồng (2019), tức giảm tới 44%. Nguyên do là nợ phải trả giảm mạnh, từ 10.731 tỷ đồng (2016) xuống chỉ còn 34 tỷ đồng (2019)…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Ông Võ Tấn Thịnh thoái vốn và nộp đơn xin từ nhiệm Thành viên HĐQT Long Hậu (LHG)

CTCP Long Hậu (mã chứng khoán LHG – sàn HOSE) công bố kế hoạch tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022, đại hội dự kiến tổ chức ngày 28/4 tại Long An.

Chia sẻ :


BAF bị nghi ngờ ‘làm đẹp’ báo cáo tài chính trước thềm niêm yết?

  Doanh thu BAF trong 3 năm đầu mới thành lập bình quân trên 13.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ vài chục tỷ đồng.…

Chia sẻ :


Bóng dáng Vạn Thịnh Phát ở hai doanh nghiệp xin ‘trả góp’ tiền đấu giá đất Thủ Thiêm

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm trong phiên đấu giá ngày 10/12/2021 là Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega, đến nay đã quá thời hạn nhưng chưa nộp tiền theo quy định.

Chia sẻ :


Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 7/4

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Chia sẻ :


Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 3/8

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Chia sẻ :


Bà Trương Mỹ Lan bất ngờ quá hot, vợ chồng Bầu Kiên siêu giàu khó tin

Bà Trương Mỹ Lan, ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên, Cô Gia Thọ là những doanh nhân nổi tiếng gốc Hoa tại Việt Nam.

Chia sẻ :


Bộ, ngành “dẫn đầu” vi phạm nhà đất

Chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm; chưa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; liên doanh, liên kết, cho thuê, cho mượn đất không đúng quy định… Đó là hàng loạt yếu kém trong quản lý nhà, đất của nhiều bộ, ngành đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ tại báo báo kết quả kiểm toán 2020…

Chia sẻ :


Dấu ấn doanh nhân Lưu Quang Lãm ở cụm điện gió Đông Thành 9.452 tỉ đồng

Việc phát triển các dự án điện gió Đông Thành 1 và 2 có sự tham gia của Công ty TNHH Thái Hoà, CTCP Đầu tư Khai thác Cảng (IMP) và nay là CTCP BCG Energy – thành viên của Bamboo Capital.

Chia sẻ :


Bị nghi liên quan công ty bỏ cọc đất Thủ Thiêm, Tập đoàn BRG của Madame Nga kém “sắc”: 1 đồng vốn chỉ mang về 0,08 đồng lãi

Dù sở hữu vốn điều lệ và tổng tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên kết quả kinh doanh Tập đoàn BRG (công ty mẹ) giai đoạn 2016 – 2020 dường như lại khá khiêm tốn, chưa tương xứng với quy mô tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam như doanh nghiệp giới thiệu?

Chia sẻ :


ĐHĐCĐ FPT: Doanh thu quý 1 dự kiến đạt 9,500 tỷ đồng

Chiều ngày 07/04/2022, ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của FPT được tổ chức nhằm thông qua nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức và bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *