Doanh nghiệp chờ ngày mở cửa trở lại

TP.HCM đang chuẩn bị một cách cẩn trọng, linh động và bài bản lộ trình phục hồi sản xuất, kinh doanh dần dần.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên mới đây đã nêu quan điểm:“Chúng ta không thể tiếp tục mãi giãn cách triệt để, cũng như không thể quét sạch F0, thay vào đó chúng ta sẽ mở dần, sống trong điều kiện bình thường mới, trong điều kiện có dịch”.

Như vậy, những trăn trở của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các địa phương là rất cấp thiết và thiết thực vì nền kinh tế ngưng trệ ngày nào là thiệt hại đến sinh kế và sản xuất kinh doanh ngày đó. Nếu không tìm phương hướng giải quyết sớm, phục hồi sớm, những hệ lụy về doanh nghiệp, về ngân hàng, lao động, việc làm và ổn định xã hội là không thể xem thường.

LÊN PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI SẢN XUẤT KINH DOANH

TP.HCM đang chuẩn bị một cách cẩn trọng, linh động và bài bản lộ trình nới dần từng bước, kiểm soát rủi ro nhằm nỗ lực đưa trở lại hoạt động quản lý nhà nước, phục hồi sản xuất kinh doanh, mở cửa đời sống xã hội. Điều đáng nói, lộ trình này không dựa trên những ý chí lạc quan “tếu” hay ý muốn của bất cứ cá nhân nào mà nó là sự thống nhất, đồng bộ với một kế hoạch chi tiết ứng phó với tình hình dịch bệnh – xã hội cụ thể trên từng địa bàn quận huyện cũng như chú trọng vào việc xử lý nhanh các rủi ro có thể xảy ra.

Về phía doanh nghiệp, phương án sản xuất theo “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” đã bộc lộ những bất cập nhất định, vì thế các doanh nghiệp đề nghị được thay đổi mô hình sản xuất phù hợp thực tế và điều kiện của từng doanh nghiệp. Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Công ty Vissan cho biết, từ khi nhà máy có ca F0 khiến hoạt động một số khâu bị gián đoạn, công ty đã tổ chức song song 2 hình thức: vừa “3 tại chỗ” vừa cho công nhân về nhà theo kiểu “4 xanh”. Trong đó, riêng nhóm “4 xanh” phân chia theo nhóm và luân phiên thay đổi ca làm việc để tránh tiếp xúc.

TP.HCM đang chuẩn bị một cách cẩn trọng, linh động và bài bản lộ trình phục hồi sản xuất, kinh doanh dần dần.
TP.HCM đang chuẩn bị một cách cẩn trọng, linh động và bài bản lộ trình phục hồi sản xuất, kinh doanh dần dần.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty Tân Quang Minh (Bidrico), công ty muốn vẫn giữ mô hình “3 tại chỗ” nhưng luân chuyển lao động. Để bảo toàn nguồn lao động với 300 người đang làm việc tại nhà máy, Bidrico chia họ thành nhiều ca và luân phiên nhau nghỉ. Để bảo đảm an toàn cho người lao động và bảo vệ nguồn “lao động sạch”, Bidrico xây thêm nhà lưu trú mới, dành để cách ly người lao động sau thời gian họ về nhà và trở lại nhà máy làm việc. 

Lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất hạt điều ở quận Thủ Đức – doanh nghiệp đã ngưng hoạt động từ giữa tháng 7 đến nay do không đáp ứng được ba tại chỗ – cho biết: “Nếu dịch sớm được kiểm soát trong tháng 9 và độ bao phủ vaccine đạt 70%, thành phố cho mở cửa trở lại sớm, chúng tôi sẽ nhận các đơn hàng xuất khẩu trong quý 4”. Đại diện doanh nghiệp này tính toán, giai đoạn đầu nếu được hoạt động lại, doanh nghiệp sẽ bố trí khoảng 30 – 50 công nhân làm việc và tăng dần khi dịch bệnh giảm. Chỉ có như vậy mới giúp công ty thoát khỏi chuỗi đứt gãy sau một thời gian dài ngưng hoạt động.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần May 10 đang lo lắng một số đối tác đã có dấu hiệu rút đơn hàng vì họ không chấp nhận chuyện cứ lùi thời hạn giao hàng mãi vì lý do giãn cách. “Chúng tôi rất mừng là TP.HCM đang bàn kế hoạch từ ngày 15/9 có thể sẽ mở cửa và phục hồi sản xuất, kinh doanh dần dần. Tuy nhiên, để phục hồi bền vững thì phải đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người lao động, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều công nhân như dệt may, da giày, thủy sản…” ông Việt nói.

KIẾN NGHỊ TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Tiêm vaccin đầy đủ cho người lao động là yêu cầu đầu tiên các doanh nghiệp kiến nghị với thành phố thực hiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị được giảm thuế, phí, hỗ trợ tài chính… Cụ thể, Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay… đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

 
Nhiều doanh nghiệp cho biết vấn đề thiếu hụt nhân sự là một trong những khó khăn lớn nhất nếu hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách. Một lượng lớn công nhận của các công ty, nhà máy đã trở về quê dẫn đến khó tuyển dụng lao động trong thời gian gần.

Trong khi đó, ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, đại diện cho 8 công ty thành viên trong Tập đoàn Aeon tại Việt Nam, cũng kiến nghị nên kéo giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Lộ trình có thể xem xét, có thể lùi thời hạn nộp từ 3 – 6 tháng và áp dụng trong 6 tháng để giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính tạm thời cho nhân viên, duy trì sản xuất – kinh doanh trong thời gian dịch bệnh. 

Để phục hồi sản xuất, các doanh nghiệp và hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng nên có hướng dẫn rõ ràng về việc giãn thời gian trả nợ cho các nguồn vay đầu tư. Việc giãn thời gian trả nợ nên kéo dài đến hết năm 2022. Đồng thời, các ngân hàng phải đưa ra thông tin đầy đủ về giảm lãi suất thực chất với mức giảm sâu để các doanh nghiệp tự tin tiếp tục tổ chức lại sản xuất. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho họ tiếp cận các nguồn vay ngắn hạn.

Dù mong chờ nền kinh tế sớm mở cửa lại, nhưng hầu hết doanh nghiệp cho rằng, TP.HCM vẫn cần xác định rõ nhóm được hoạt động. “Mở cửa lại nhưng thành phố không nên mở đồng loạt vì lỡ không kiểm soát được, rất có thể thành phố lại phải đóng cửa lần nữa và lúc đó doanh nghiệp chắc chắn không còn đủ sức để gượng dậy”.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 cho rằng, TP.HCM nên từng bước mở cửa đối với những lực lượng lao động có nguy cơ nhiễm bệnh thấp.

Các doanh nghiệp cho rằng cần đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người lao động, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều công nhân như dệt may, da giày, thủy sản...
Các doanh nghiệp cho rằng cần đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người lao động, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều công nhân như dệt may, da giày, thủy sản…

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đồng lòng cho rằng, phải mở cửa cả về lao động mới phục hồi được sản xuất. “Để tổ chức lại sản xuất, cần nguồn lực lao động rất lớn. Tuy nhiên, lượng người lao động đã dịch chuyển trong làn sóng dịch Covid-19 vừa qua đang bị kiểm soát chặt chẽ ở các địa phương, tạo ra đứt gãy về nguồn lực và không có nguồn lực này thì dây chuyền sản xuất không thể hoạt động được”, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang đề xuất.

Vì thế, chủ tịch của VITAS nhấn mạnh rằng cần có sự đồng bộ trong cơ chế thực hiện Chỉ thị 16 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mở cửa và kiểm soát dịch. Từ đó, các địa phương phải thực sự thấu hiểu, phải làm theo một chương trình hành động, xuyên suốt từ trên xuống dưới và địa phương nào cũng giống như địa phương nào. Bởi nếu địa phương này mở cửa, địa phương kia lại thắt chặt sẽ không tạo ra sự đồng bộ cho phục hồi, phát triển sản xuất và kinh doanh.

 
Trong cuộc họp của Tổ công tác tổ chức cung ứng và tiêm vaccine phòng Covid-19 sáng 7/9, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho rằng, với chính sách “thẻ xanh vaccine” mà TP.HCM đang lên kế hoạch, cần phải sớm tiêm phủ vaccine mới có thể mở cửa, duy trì kinh tế. Ông Đức cũng cho biết TP.HCM đang nghiên cứu chính sách “thẻ xanh vaccine”, từ đó sẽ nới lỏng yêu cầu giãn cách xã hội với những người đã tiêm 1 – 2 mũi vaccine.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Chủ tịch FPT Telecom: Doanh nghiệp cần “vaccine”, tăng cường đề kháng số

“Con người cần vaccine, doanh nghiệp cũng cần vaccine và phải tiêm nhiều mũi, mỗi mũi có tác dụng khác nhau, có thể giúp đỡ doanh nghiệp sống chung với Covid”, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom nhấn mạnh…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. HCM kêu gọi 5.000 chữ ký vào đơn “cầu cứu” Chính phủ

Đến sáng 30/8, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã nhận về gần 1.000 chữ ký trong đơn kiến nghị gửi tới Thủ tướng và hàng loạt Bộ trưởng, đề xuất tháo gỡ khó khăn…

Chia sẻ :


Cho vay trả lương người lao động: Quy mô 7.500 tỷ, giải ngân 170 tỷ đồng

Tính đến 17/8/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội mới giải ngân được gần 170 tỷ đồng, tương đương 2,2% doanh số cho vay trả lương người lao động…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


CEO May 10: Đóng cửa ngủ đông hay tiếp tục chiến đấu?

Suốt gần 2 năm “xoay vần” vì đại dịch, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần May 10 từng nghĩ, đóng cửa ngủ đông có khi tốt hơn là chiến đấu…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *