Biến động nhân sự các doanh nghiệp top đầu sàn chứng khoán: Masan & Thế giới Di động cắt giảm hàng nghìn người, VPBank & FPT tuyển nhiều nhất

Biến động nhân sự các doanh nghiệp top đầu sàn chứng khoán: Masan & Thế giới Di động cắt giảm hàng nghìn người, VPBank & FPT tuyển nhiều nhất

Thống kê của chúng tôi về biến động nhân sự của các doanh nghiệp quy mô lớn nhất trên sàn chứng khoán (báo cáo tài chính hợp nhất soát xét) cho thấy những cái tên ở hai thái cực. 

VPBank (+3.979), FPT (+2.350) và Viettel Post (+2.020) là ba doanh nghiệp tăng trưởng nhiều nhất về số nhân sự trong nửa đầu năm. Tại thời điểm 30/6/2021, VPBank có tổng cộng 24.970 nhân viên, FPT 33.001 nhân viên, Viettel Post 17.705 nhân viên. 

FPT Retail và Vietcombank cũng có sự tăng số nhân sự tương đối, lần lượt (+1.158) và (+1.017) người. 

Cùng với sự gia tăng số lượng, chi phí cho nhân sự của FPT tăng lên đáng kể, 6.924 tỷ đồng so với 5.524 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái. Tại FPT Retail, chi phí nhân sự tăng từ 437 tỷ đồng lên 538 tỷ đồng, một phần do việc mở rộng mạnh mẽ chuỗi nhà thuốc Long Châu.

Trong khi đó tại Viettel Post, chi phí nhân sự không biến động nhiều. Điều tương tự tại Vietcombank, ghi nhận 4.368 tỷ đồng nửa đầu năm. 

Tại VPBank, dù lượng nhân sự tăng thêm nhiều nhất nhưng chi phí cho nhân sự giảm từ 3.606 tỷ đồng xuống còn 3.269 tỷ đồng. Điều này có thể được lý giải một phần do số cán bộ bình quân trong kỳ giảm xấp xỉ 2.000 người so với nửa đầu năm 2020, khiến cho chi cho nhân viên giảm. 

Biến động nhân sự các doanh nghiệp top đầu sàn chứng khoán: Masan & Thế giới Di động cắt giảm hàng nghìn người, VPBank & FPT tuyển nhiều nhất - Ảnh 1.

Top đầu về sụt giảm số nhân viên phải kể đến Masan Group (- 2.787), CTCP Đầu tư Thế giới Di động (- 2.302). Đáng chú ý, tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) số nhân sự giảm 972 người, tương ứng 43%.  

Chi phí nhân sự tại Masan giảm từ 1.879 tỷ đồng xuống 1.470 tỷ đồng ở khoản mục chi cho nhân viên bán hàng; ngược lại chi nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng từ 509 tỷ đồng lên 681 tỷ đồng. 

Ở MWG, dù nhân sự giảm, chi phí nhân công không biến động. 

Biến động nhân sự các doanh nghiệp top đầu sàn chứng khoán: Masan & Thế giới Di động cắt giảm hàng nghìn người, VPBank & FPT tuyển nhiều nhất - Ảnh 2.

Tại thời điểm 30/6/2021, MWG dẫn đầu về quy mô nhân sự với gần 65.800 người. Con số này gần gấp đôi so với các đơn vị xếp thứ hai là FPT (33.000) và Masan (32.150). Các vị trí tiếp theo có Vinatex (28.900), BIDV (26.650), HPG (25.550)… 

Tổng số tiền MWG trả cho người lao động trong nửa đầu năm 2021 là gần 5.000 tỷ đồng, vẫn thua FPT. 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, OGC vẫn báo lãi gần 42 tỷ đồng trong quý 2/2021

OGC đã ghi nhận khoản thu nhập khác đột biến lên 61,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước thu nhập khác chỉ 272 triệu đồng.

Chia sẻ :


Viettel Post (VTP) báo lãi ròng quý 2 đạt 106 tỷ đồng, 6 tháng thực hiện 43% kế hoạch lợi nhuận năm

Khấu trừ đi các khoản chi phí, Viettel Post báo lãi ròng 6 tháng tăng 7,2% so với cùng kỳ lên mức hơn 214 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Tổng Công ty 36 (G36): Gánh lỗ từ các công ty liên doanh liên kết, quý 2 ghi nhận lỗ gần 15 tỷ đồng

Các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lỗ hơn 21 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua.

Chia sẻ :


Sau ba lần bất thành, Viettel đã thoái vốn thành công tại CTCP Vĩnh Sơn, thu về hơn 922 tỷ đồng

Toàn bộ cổ phần đấu giá được bán hết cho một nhà đầu tư tổ chức với giá đấu thành công 922,499 tỷ đồng, cao hơn 8,6 triệu đồng so với giá khởi điểm, ứng với giá bình quân 201.046 đồng/cổ phần.

Chia sẻ :


Tài khoản F0 mở mới sụt giảm mạnh trong tháng 7

Số liệu vừa công bố từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho biết số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 7/2021 chỉ đạt 101.078 tài khoản, thấp nhất trong 5 tháng trở lại đây.

Chia sẻ :


Hơn 115 nghìn tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 9/2021

Trong đó nhà đầu tư trong nước mở mới 114.810 tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài mở mới 152 tài khoản…

Chia sẻ :


Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Tỷ phú Việt đối mặt giai đoạn khó khăn chưa từng có

Các tập đoàn hàng đầu của Việt Nam đang nỗ lực cung ứng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động cũng như mục tiêu kinh doanh.

Chia sẻ :


Sau kiểm toán, Viettel Global bất ngờ chuyển từ lỗ thành lãi sau thuế

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Viettel Global cho thấy, doanh thu trong năm này của Viettel Global lập kỷ mục mới dù phải hạch toán giảm theo quy định mới của Bộ Tài chính. Lợi nhuận sau thuế tăng 566 tỷ đồng sau kiểm toán.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *