Công ty mẹ của chuỗi nhà thuốc Pharmacity huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, định giá pre-money gần 200 triệu USD

Công ty mẹ của chuỗi nhà thuốc Pharmacity huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, định giá pre-money gần 200 triệu USD

Công ty Cổ phần Maroon Bells (MRB) vừa công bố thông tin phát hành 1.023 tỷ đồng trái phiếu theo hình thức riêng lẻ. Trái phiếu có kỳ hạn 4 năm với lãi suất danh nghĩa 8%/năm. Đơn vị tư vấn của đợt phát hành này là Chứng khoán SSI.

Lĩnh vực hoạt động chính của Maroon Bells là nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận. Công ty cho biết mục đích sử dụng vốn là để mở các cửa hàng mới và bổ sung vốn lưu động. 

Đáng chú ý, các trái chủ được quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần của Maroon Bells với giá chuyển đổi dự kiến 80.133 đồng/cp. Bên mua 100% lượng chào bán là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Báo cáo phát hành cũng thông tin rằng, trong trường hợp trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu Maroon Bells, MRG sẽ được miễn phần trả lãi.

Giả định được chuyển đổi toàn bộ, số trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành hơn 13 triệu cổ phiếu, tương đương 25% lượng cổ phiếu hiện hữu. Hiện Maroon Bells có hơn 51,7 triệu cổ phiếu, tại mức giá chuyển đổi, vốn hóa (pre-money) của công ty này là hơn 4.100 tỷ đồng (~180 triệu USD).

Tuy vậy, một đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn dài là mức giá chuyển đổi thường được thiết lập cao hơn đáng kể giá cổ phiếu thời điểm hiện tại. Do đó mức giá 80.133 đồng/cp thực chất phản ánh kỳ vọng về giá cổ phiếu Maroon Bells trong tương lai của các nhà đầu tư, không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp thời điểm hiện tại.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ 1 công ty lạ lẫm như Maroon Bells có mức định giá cao như vậy do đây là công ty mẹ của của CTCP Pharmacity – đơn vị vận hành chuỗi bán lẻ dược phẩm quy mô lớn nhất Việt Nam, hiện có 620 cửa hàng hoạt động trên toàn quốc.

Chủ tịch của Maroon Bells là ông Christopher Randy Stroud (còn có tên khác là Chris Blank và tên tiếng Việt là Hoàng Trí) chính là người sáng lập và Chủ tịch của Pharmacity.

Công ty mẹ của chuỗi nhà thuốc Pharmacity huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, định giá pre-money gần 200 triệu USD - Ảnh 1.

Pharmacity có kế hoạch mở 1.000 cửa hàng vào cuối năm 2021, nhưng dịch bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ

Pharmacity được thành lập năm 2011, theo kế hoạch, chuỗi dự kiến mở 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021 (tức sau 10 năm hoạt động). Năm 2019, quỹ MEF III của Mekong Capital đầu tư vào Pharmacity. 

Quay trở lại với Maroon Bells, công ty hiện tại có vốn điều lệ 517 tỷ đồng, trong đó phần vốn nước ngoài chiếm 49,85%. Giám đốc của Maroon Bells là ông Chad Ryan Ovel, Tổng giám đốc của Mekong Capital.

Công ty mẹ của chuỗi nhà thuốc Pharmacity huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, định giá pre-money gần 200 triệu USD - Ảnh 2.

Tại thời điểm tháng 8/2020, Mekong Capital (thông qua Communiplete Pte Ltd) nắm giữ 22,7% vốn của Maroon Bell. 2 cổ đông lớn nước ngoài khác gồm có TR Best Pharma Pte Ltd nắm 18,5% và Limit Eraser Pte Ltd cầm 5,8%.

Đáng chú ý, danh sách các nhà đầu tư ngoại của Maroon Bells có cả nhà đầu tư Mỹ nổi tiếng – Mark Mobius. 

Pharmacity đã thực sự bứt tốc từ năm 2018, năm 2019 được thúc đẩy hơn nữa nhờ khoản đầu tư của Mekong Capital. Năm ngoái, công ty đạt doanh thu hơn 1.900 tỷ đồng. Tuy nhiên, giống như nhiều chuỗi bán lẻ mở rộng nhanh chóng, Pharmacity lỗ ngày càng nặng, năm ngoái ghi nhận âm 421 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 đã lên hơn 1000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bất động sản “hốt bạc” từ trái phiếu doanh nghiệp

Lũy kế từ đầu năm đến 15/10, giá trị trái phiếu phát hành bởi nhóm bất động sản đạt 148,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng giá trị…

Chia sẻ :


Hưng Thịnh Land tiếp tục phát hành 1.800 tỷ trái phiếu, nâng tổng giá trị huy động từ đầu năm lên hơn 8.000 tỷ đồng

Lãi suất được kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, được phát hành thành nhiều đợt trong năm 2021 và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và có thứ tự ưu tiên thanh toán ít nhất ngang bằng với các nghĩa vụ chung khác không được đảm bảo.

Chia sẻ :


Phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 3 giảm mạnh, bất động sản vẫn “vô địch” lãi suất 13%/năm

Cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trở nên kém sôi động hơn so với giai đoạn bùng nổ trước đó do dịch bệnh bùng phát…

Chia sẻ :


Phát Đạt mua lại 150 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa công bố sẽ tất toán lô trái phiếu phát hành lần 9 năm 2021…

Chia sẻ :


Bamboo Capital (BCG): Một công ty liên quan vừa nhận 25,6 triệu cổ phiếu chuyển đổi, trở thành cổ đông lớn cùng với Chủ tịch Nguyễn Hồ Nam

Trở lại với cơ cấu cổ đông lớn tại BCG, chiều ngược lại, ngày 22/6, Mirae Asset Daewoo đã bán hơn 5,4 triệu cổ phần BCG của Tập đoàn, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,19% xuống còn 2,53% và không còn là cổ đông lớn.

Chia sẻ :


Trái phiếu bất động sản rủi ro cao

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN)” do…

Chia sẻ :


Sáu “cửa ải” của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư về tổ chức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ…

Chia sẻ :


BAC A BANK CHÍNH THỨC CHÀO BÁN 16 TRIỆU TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH RA CÔNG CHÚNG ĐỢT 1

Nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô hoạt động của ngân hàng, đồng thời đa dạng…

Chia sẻ :


Uỷ ban Chứng khoán: Nhóm Tân Hoàng Minh không báo cáo về các đợt phát hành trái phiếu

Các công ty này không báo cáo UBCKNN về các đợt phát hành, và chỉ đăng ký thông tin qua cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp của Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Chia sẻ :


Hơn 50% thị phần tư vấn trái phiếu doanh nghiệp thuộc về công ty chứng khoán có ngân hàng hậu thuẫn

Hiện nay, có khoảng 50 công ty chứng khoán được cấp phép tham gia vào các hoạt động liên quan của thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *