Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD

Để trở thành doanh nhân thành đạt ông Su Jin Lee cho rằng phải có niềm đam mê. Đó là điều mà Su Jin Lee sở hữu khi dấn thân vào con đường kinh doanh. Ông là nhà sáng lập của Yanolja, một nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến chuyên về “khách sạn tình yêu”. Startup của ông đã trở thành ‘kỳ lân’ mới nhất của Hàn Quốc.

Khách sạn tình yêu là một mô hình lưu trú ngắn hạn, trả tiền tính theo giờ phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Lee thành lập Yanolja tại Seoul năm 2007 với mục đích hiện đại hóa thị trường mà anh coi là có “vấn đề”. Kể từ đó, công ty này đã phát triển thành một doanh nghiệp khách sạn tỷ đô với 32 triệu lượt tải ứng dụng.

Bắt nguồn từ Nhật Bản, các phòng nghỉ đầy mê hoặc đã nổi lên ở Hàn Quốc vào cuối những năm 1980 trong thời đại tự do hóa tình dục ngày càng phát triển. Tuy nhiên trong những thập kỷ sau đó, ngành công nghiệp khách sạn này đã bị lên án do các hiệp hội cho rằng đây là nơi sản sinh các hoạt động bất hợp pháp và gây ra nhiều vấn đề về đời sống hôn nhân.

Ông Su Jin Lee từng chia sẻ, khách sạn tình yêu không mang ý nghĩa tiêu cực như vậy. Mồ côi từ nhỏ, ông làm nhân viên an ninh tại một khách sạn tình yêu năm 23 tuổi và luôn biết ơn công việc này vì đã cho anh một nơi để ở và mức lương ổn định.

Vào năm 2004, khi đạo luật chống mại dâm được thông qua, đe dọa giết chết ngành kinh doanh khách sạn tình yêu, Lee đã coi đây là một cơ hội. Anh bắt đầu bằng việc tạo ra một nền tảng quảng cáo trực tuyến để chủ sở hữu khách sạn có thể thu hút khách hàng mới. Năm 2017, trang đặt phòng Yanolja chính thức ra đời.

Để startup của mình phát triển, Lee đã triển khai các dịch vụ cải tạo của Yanolja để giúp các khách sạn tình yêu “làm sạch” hình ảnh và nhắm tới đối tượng khách hàng mới. Hai nhóm đối tượng khách hàng mà Lee nhắm tới là các cặp vợ chồng trẻ và khách du lịch tự túc muốn tìm chỗ ở ngắn hạn.

Ở Hàn Quốc, thông thường người trẻ sẽ sống cùng bố mẹ cho đến khi kết hôn. Chính vì vậy, khách sạn tình yêu đã trở thành một nơi “đi trốn” hấp dẫn để họ tránh được con mắt tò mò của gia đình. Hơn nữa, ngành công nghiệp du lịch vào năm 2017 bùng nổ đã khiến cho xứ sở kim chi trở thành một trong những thị trường du lịch lớn nhất châu Á.

Nền tảng kiếm tiền từ hoa hồng, có tốc độ tăng trưởng hàng năm trước đại dịch là 70% và có hơn 20.000 phòng đối tác trên khắp Hàn Quốc. Gần một nửa, xấp xỉ khoảng 46.000 nhà trọ và nhà nghỉ của nước này là đối tác với Yanolja, với doanh thu hàng năm hơn 3,6 tỷ USD.

Chính sự tăng trưởng đó cũng đã được tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Từ năm 2019, công ty đã huy động được gần 242 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Singapore GIC và Booking Holdings, một công ty của Hoa Kỳ đứng sau các trang web du lịch như Booking.com. Ở vòng gọi vốn hồi tháng 6/2019, startup này được định giá một tỷ USD, trở thành “kỳ lân” thứ tám của Hàn Quốc và là thành viên mới nhất tham gia vào cộng đồng các nền tảng du lịch như Airbnb, OYO và Klook.

Ông Kim cho biết: “Tôi nghĩ lý do chúng tôi có thể đạt trạng thái kỳ lân vì Yanolja là khách sạn số 1 ở Hàn Quốc. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Chúng tôi đang cố gắng để trở thành khách sạn số 1 trên toàn cầu”.

Điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng sang các dịch vụ khác như đặt phòng và trải nghiệm các hoạt động giải trí. Ngoài ra, Yanolja cũng đã phát triển một loạt dịch vụ phần mềm để giúp các khách sạn đối tác tự động hóa quy trình check-in và nhiều dịch vụ khác. Theo Kim, khách sạn chỉ là một trong những dịch vụ của họ và Yanolja đang hướng tới việc cung cấp một gói tổng thể cho người dùng.

Không những vậy, trong tầm nhìn hồi sinh ngành công nghiệp khách sạn tình yêu của mình, Lee còn có mục tiêu đưa Yanoljia lên sàn chứng khoán. Việc IPO nếu thành công sẽ đánh dấu sự chuyển đổi hoàn toàn của một ngành công nghiệp bị che giấu trong bí mật bấy lâu nay.

“Chúng tôi chưa tìm ra thời điểm thích hợp nhất vì cần xem xét tình hình của thị trường. Chính vì thế, Yanolja cần sẵn sàng bất cứ lúc nào để IPO”, Kim chia sẻ.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Vay 700 triệu, trả lãi 1 triệu/ngày, chủ khách sạn kiệt sức, bán nhà trả nợ

Hơn một năm dịch bệnh khắp nơi khiến công việc kinh doanh khách sạn của chị Mai ế ẩm, khoản tiền tích trữ không còn, nợ ngân hàng và khoản vay lãi trả góp hàng ngày khiến người phụ nữ này kiệt sức.

Chia sẻ :


Không mở cửa thị trường du lịch quốc tế bằng mọi giá

Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là cần hết sức thận trọng, thí điểm từng bước, ưu tiên cao nhất cho vấn đề an toàn, đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.

Chia sẻ :


Bất động sản du lịch tiếp tục lao đao

Thị trường bất động sản du lịch, bao gồm cả phân khúc khách sạn đang chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid. Tình hình giao dịch tại các dự án nghỉ dưỡng gần như “đóng băng”. Trong khi đó, nhiều khách sạn hoạt động cầm chừng, nhiều khách sạn phải đóng cửa, nhiều khách sạn thì không thể cầm cự tiếp, buộc phải rao bán…

Chia sẻ :


Cần 313.000 tỷ đồng và 33.600 ha đất để phát triển hệ thống cảng biển

Để phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đến 2030, cần sử dụng khoảng 33.600 ha đất và khoảng 606.000 ha mặt nước. Đồng thời, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 313.000 tỷ đồng được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác…

Chia sẻ :


Bất động sản Hà Nội thu hút khách tỉnh mùa dịch

Không chỉ là kênh thu hút dòng tiền từ khách hàng nội đô, biệt thự, nhà liền kề, nhà phố đang chứng tỏ sức hấp dẫn đối với khách hàng có tài chính tại các tỉnh ngoại thành. Điển hình, bất động sản khu vực phía Nam, Tây Nam ghi nhận số lượng khách hàng quan tâm tăng rõ rệt từ các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh,…

Chia sẻ :


Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu vượt khó Covid-19 với sàn thương mại điện tử

Sáng 29/10, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ra mắt sàn thương mại điện tử và công bố chương trình hội chợ du lịch trực tuyến 2021 “bán trước – sử dụng sau”…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Các doanh nghiệp tại Bình Dương đã được vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng

Với gói vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng, người dân, doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


Giá phòng khách sạn tăng nhiệt

Cuối năm, giá phòng khách sạn tại thành phố đạt mức trung bình 1,8 triệu đồng một phòng một đêm, tăng 9% theo quý, tăng…

Chia sẻ :


“Giải ngân Online” giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh 24/7 từ ACB

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận được nguồn vốn giải ngân dễ dàng, nhanh chóng 24/7, ACB đã triển khai tính năng “Giải ngân Online”, một giải pháp công nghệ hiện đại với thao tác đơn giản, thủ tục ít và nhiều ưu đãi…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *