Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thời gian qua, việc nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách để phòng chống dịch bệnh lây lan đã gây ra sự ách tắc lớn cho việc sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.

Trước thực trạng này, hàng loạt giải pháp đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và duy trì sản xuất, ngăn chặn đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong đó, mô hình “3 tại chỗ” – sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ – đang được triển khai tại nhiều đơn vị sản xuất.

Tuy nhiên, theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần. 

“3 tại chỗ nếu áp dụng lâu dài thì không thể chịu nổi. Có hai vấn đề. Một là bản thân người lao động không chịu được về mọi mặt. Hai là với doanh nghiệp, chi phí để áp dụng mô hình này rất lớn”, ông Lộc nhận định tại Tọa đàm trực tuyến “Giải pháp cấp bách và lâu dài chống đứt gãy chuỗi cung ứng” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy tổ chức tối ngày 7/8.

Theo Chủ tịch VCCI, với tình hình hiện tại, vaccine là giải pháp cứu cánh, nhưng có thể phải mất vài tháng nữa mới có thể triển khai rộng rãi. Và kể cả khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng 60-70% dân số, dịch bệnh vẫn có thể kéo dài với những biến thể phức tạp. Do đó, phải xác định đây là cuộc chiến trường kỳ – cuộc chiến về cả y tế và kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp lâu dài, có tính chiến lược.

“Chúng ta phải xác định tinh thần là cuộc chiến sẽ trường kỳ, không ai có thể đưa ra dự báo lạc quan lúc này. Do đó, cả Chính phủ và doanh nghiệp đều phải chuyển trạng thái. Các biện pháp cấp bách không thể kéo dài được, mà phải tính phương án từng bước mở cửa nền kinh tế như thế nào, làm sao để doanh nghiệp vừa phòng dịch vừa sản xuất kinh doanh. Việc này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo để đưa ra các phương thức mới, thích ứng với yêu cầu của giai đoạn hiện nay”, ông Lộc nhận định. 

Đề cập sâu hơn về các mô hình sản xuất, kinh doanh an toàn trong đại dịch, ông Lộc cho rằng cần phải đề cao vai trò, tính sáng tạo, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cũng phải tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp đó và nên có những tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, minh bạch áp dụng cho cả nước.

“Không thể có chuyện mỗi địa phương thực hiện một kiểu, mỗi địa bàn áp dụng các biện pháp hạn chế khác nhau, quy định hoàn toàn không thống nhất và bất hợp lý. Ví dụ như xác định mặt hàng nào là thiết yếu hay không thiết yếu. Trong một chuỗi sản xuất, rất khó để xác định cái nào là thiết yếu, cái nào không”, Chủ tịch VCCI chỉ ra. “Chỉ áp dụng cứng các biện pháp thì nền kinh tế sẽ không chịu được. Do đó, cần có sự chuyển trạng thái linh hoạt hơn, đề cao vai trò và sự sáng tạo của cơ sở, chấp nhận sự rủi ro. Tất nhiên sinh mệnh là trên hết nhưng cũng không thể coi thường sinh kế”. 

Mặt khác, ông Lộc cũng cho rằng giai đoạn khó khăn do đại dịch này cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy nhanh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính và thể chế nói chung, bởi đây là lúc dễ tiến tới những đồng thuận hơn trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp. 

“Cải cách thể chế chính là gói hỗ trợ lớn nhất với doanh nghiệp. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, đây sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất cho sự bứt phá vươn lên sau đại dịch”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp tê liệt vì dịch

Việc sản xuất bị đình trệ khi áp dụng giãn cách tại nhiều địa phương đã khiến doanh nghiệp lúng túng trong khôi phục sản xuất; mô hình “3 tại chỗ” đang không phát huy tác dụng khi thời gian áp dụng kéo dài…

Chia sẻ :


Ba kiến nghị cấp bách của VCCI để gỡ khó cho doanh nghiệp vượt đại dịch

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, việc đóng cửa các tỉnh thành hiện nay càng kéo dài, thì những khó khăn kinh tế, xã hội mà Việt Nam và người dân Việt Nam phải đối mặt sẽ ngày càng lớn…

Chia sẻ :


“Giá mua vaccine cao không bằng giá doanh nghiệp phải đóng cửa”  

Doanh nghiệp sẵn sàng trả bất cứ giá nào để mua được vaccine tiêm cho người lao động, vì so với giá mua vaccine, cái giá doanh nghiệp phải đóng cửa còn cao gấp hàng trăm lần…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Thủ tướng: “Thiệt thòi, mất mát của nhà đầu tư nước ngoài cũng là thiệt thòi, mất mát của Việt Nam”

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nước ngoài để củng cố niềm tin, phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng tới tương lai…

Chia sẻ :


VCCI nói gì về loại bỏ công ty cổ phần đối với doanh nghiệp thẩm định giá?

VCCI cho rằng: Đề xuất bỏ công ty cổ phần đối với doanh nghiệp thẩm định giá và yêu cầu khắt khe điều kiện kinh doanh sẽ thu hẹp số lượng công ty, khiến người dùng trả phí cao hơn…

Chia sẻ :


Kiến nghị xây dựng cơ chế cho doanh nghiệp tự chủ vaccine và xét nghiệm y tế

DNVN – Báo cáo của VCCI đề xuất Chính phủ cần nhìn nhận các doanh nghiệp (DN) là một chủ thể trong ứng phó COVID-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các DN. Tiến tới cho phép DN tự chủ trong cung ứng, lựa chọn vaccine và chủ động trong xét nghiệm y tế.

Chia sẻ :


Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án “3 tại chỗ”

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản, theo đó các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *