Gắn bó với nhân viên của bạn là tốt nhưng chỉ dừng lại ở đó là sai lầm
Thomas A. Edison đã từng tuyên bố, chỉ 1% thiên tài là cảm hứng còn 99% là mồ hôi. Nhưng việc xây dựng một doanh nghiệp mà nhân viên thực sự yêu thích thì là điều gần như ngược lại khi tất cả là về nguồn cảm hứng, mồ hôi chỉ là một phần nhỏ trong quá trình đó.
Đây là kết luận bất ngờ của một nghiên cứu mới từ Bain & Company, được thực hiện cùng với Economist Intelligence Unit.
Nhiều nhà bình luận nói một cách lấp lửng về “sự gắn bó” (engagement) của nhân viên, như thể đó là một khái niệm bao trùm và dễ xác định. Nhưng thực ra để hiểu được nó chúng ta cần chia nó ra thành các yếu tố khác nhau.
Đầu tiên là yếu tố nền tảng – còn gọi là sự hài lòng của nhân viên (satisfied employees) – là các yếu tố cơ bản như có một môi trường làm việc an toàn và các công cụ cần thiết để thực hiện công việc.
Abraham Maslow đã dạy chúng ta rằng chúng ta không thể quan tâm đến những mục tiêu cao hơn cho đến khi chúng ta có được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, bao gồm cả vấn đề an toàn.
Tiếp theo là các yếu tố của sự tham gia hay gắn bó thực sự (engaged employees), chẳng hạn như cảm giác rằng bạn là một phần của một đội nhóm phi thường nào đó, rằng bạn đang học hỏi và phát triển và rằng bạn có thể tạo ra những giá trị và tác động thực sự.
Và yếu tố cuối cùng, chính là phần đỉnh của mô hình – yếu tố cảm hứng — là cảm giác rằng bạn có được sự ý nghĩa và mục đích từ sứ mệnh của công ty. Đó là nguồn cảm hứng.
Hầu hết chúng ta đều biết nguồn cảm hứng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Tại nơi làm việc, như một chuyên gia đã nói, nhân viên phản ứng khác nhau khi họ gặp phải những người khác nhau.
Những nhân viên hài lòng (satisfied employees) tổ chức một cuộc họp để thảo luận về những việc cần làm. Các nhân viên gắn bó (engaged employees) bắt đầu tìm kiếm những cách mới để mở rộng vấn đề và giải pháp.
Cuối cùng, những nhân viên đầy cảm hứng (inspired employees) sẽ vượt qua vấn đề đó ngay lập tức.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu từ Bain & Company đã khảo sát hơn 300 giám đốc điều hành cấp cao (senior executives) từ các công ty trên khắp thế giới.
Nhóm nghiên cứu yêu cầu họ đánh giá dựa trên ấn tượng của họ về đầu ra của nhân viên, năng suất tương ứng của những nhân viên không hài lòng, hài lòng, gắn bó và được truyền cảm hứng.
Kết quả sau nghiên cứu chỉ ra rằng những nhân viên gắn bó và được truyền cảm hứng có năng suất cao hơn những nhóm còn lại. Nếu những nhân viên hài lòng có năng suất ở mức chỉ số là 100, thì những nhân viên gắn bó sẽ ở mức 144, cao hơn gần một nửa.
Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là với những nhân viên được truyền cảm hứng, họ đạt điểm 225 trong thang điểm này, cao hơn nhiều so với các nhóm nhân viên còn lại.
Nói cách khác, từ góc độ định lượng thuần túy, sẽ mất 2.25 số nhân viên hài lòng để tạo ra hiệu suất tương tự như một nhân viên được truyền cảm hứng.
Các doanh nghiệp có thể làm gì để xây dựng sự hài lòng, mức độ gắn bó và cuối cùng là nguồn cảm hứng? Thật không may, hầu hết mọi thứ đều đi sai hướng.
Nhìn lại hình ở trên. Các nhà lãnh đạo thường quyết định rằng vấn đề thực sự của nhân viên là họ kiếm được bao nhiêu tiền. Trả tiền cho mọi người nhiều hơn và họ sẽ làm bất cứ điều gì bạn yêu cầu.
Trớ trêu thay, điều này có thể ảnh hưởng đến việc giảm bớt sự gắn bó bằng cách biến mọi thứ thành một công việc đơn thuần.
Hầu hết các nhân viên không phải là một cỗ máy và nhiều tiền hơn không dẫn đến việc gắn bó nhiều hơn.
Nếu mọi người thường xuyên phải vật lộn với các cuộc họp không cần thiết, quy trình phê duyệt rườm rà và những trở ngại thường gặp, họ khó có thể hài lòng, chưa nói đến việc gắn bó hoặc được truyền cảm hứng.
Nơi chúng ta làm việc, cách chúng ta làm việc và chúng ta làm việc với ai là những yếu tố quan trọng trong việc xác định những trải nghiệm tại nơi làm việc.
Điều này cũng giống với tuyên bố, “Tôi có quyền tự chủ để làm những công việc của mình.”
Bản thân công việc thường được máy móc hóa đến mức mọi người không có đủ các cơ hội để thực hiện khả năng phán đoán hoặc khả năng sáng tạo của bản thân.
Về những yếu tố truyền cảm hứng? Khi thành lập, hầu hết các doanh nghiệp đều có ý thức sâu sắc về mục đích và sứ mệnh (phần đỉnh của kim tự tháp) của nó, điều này truyền cảm hứng cho nhân viên trong toàn tổ chức.
Hãng hàng không Southwest Airlines hứa với mọi người về “quyền tự do bay” với mức giá rẻ. Walmart cho phép mọi người “tiết kiệm tiền, sống tốt hơn” (save money, live better).
Các doanh nghiệp có thể liên kết sứ mệnh của doanh nghiệp với các sứ mệnh cá nhân và dựa trên đội nhóm, đó cũng là cách để mọi người cảm thấy được truyền cảm hứng từ mục tiêu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đánh giá các nhà lãnh đạo của họ chủ yếu dựa trên hiệu suất – đó là yếu tố quyết định tiền thưởng – và sau đó dựa trên việc họ có truyền cảm hứng cho những người mà họ đang lãnh đạo hay không.
Tất nhiên, các doanh nghiệp cần những nhà lãnh đạo coi trọng cả hiệu suất và cảm hứng, cũng như là một nơi tuyệt vời để làm việc đòi hỏi cả hiệu suất cao và sự gắn bó cao.
Vấn đề là các nhà quản lý ngày nay thường rất giỏi trong việc đánh giá hiệu suất, trong khi chỉ có một số ít người nắm được nghệ thuật lãnh đạo bằng cách truyền cảm hứng.
Do đó, họ không thể quản lý các cá nhân phát huy hết tiềm năng của họ, xây dựng và lãnh đạo các đội nhóm thực sự tuyệt vời, đồng thời kết nối sứ mệnh của một nhóm hoặc cá nhân với mục đích chung của công ty.
Nhiều người tìm kiếm sự thỏa mãn trong công việc của họ. Nếu bạn không cố gắng truyền cảm hứng cho những nhân viên này, bạn đang lãng phí nguồn lực cho doanh nghiệp.
Một tin tốt là khả năng lãnh đạo bằng cách truyền cảm hứng có thể được dạy và nó có thể học được.
Trên thực tế, tất cả chúng ta đều sở hữu một số phẩm chất của những nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng.
Bí quyết là giúp các nhà lãnh đạo phát triển dựa trên những điểm mạnh mà họ hiện có và củng cố bất kỳ phẩm chất nào có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền cảm hứng của họ.
Điều này bắt đầu với những quy trình phản hồi 360 độ để đánh giá khả năng truyền cảm hứng hiện tại của mỗi nhà lãnh đạo.
Quá trình này thường cần rất nhiều thời gian và mồ hôi, nhưng những giá trị thực sự mà doanh nghiệp có thể nhận được thường nằm ngoài mức họ có thể tưởng tượng.
Theo MarketingTrips
Phản hồi