Tham vấn chuyên gia quốc tế về phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 “Made in Viet Nam”

Hội thảo trực tuyến tham vấn chuyên gia về thẩm định dữ liệu nghiên cứu lâm sàng và phê duyệt vaccine COVID-19 trong trường hợp khẩn cấp.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, sáng 4/8, Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Y tế Thế giới (WH)) tổ chức Hội thảo trực tuyến Tham vấn chuyên gia về thẩm định dữ liệu nghiên cứu lâm sàng và phê duyệt vaccine Covid-19 trong trường hợp khẩn cấp.

CHIẾN LƯỢC VACCINE LÀ MẤU CHỐT

Đây là phiên họp đầu tiên do hai cơ quan tổ chức với sự tham gia của Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS), các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng kế hoạch thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Covid-19 do Việt Nam sản xuất.

Tại điểm cầu trực tuyến, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine phòng Covid-19 đã thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh chiến lược vaccine là mấu chốt, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19. Việt Nam hiện có 2 ứng viên vaccine đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2-3 và đang cân nhắc xem xét tiến tới cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Do đó, Thứ trưởng bày tỏ mong muốn thu nhận nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia của WHO, MFDS Hàn Quốc và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine, đặc biệt là vấn đề cấp phép vaccine trong tình trạng khẩn cấp.

Trình bày tham luận tại Hội thảo, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, hai ứng viên vaccine trong nước gồm Nano Covax và Covivac đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 2 và thứ 3.

Cụ thể, vaccine Nano Covax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen và Học viện Quân y nghiên cứu đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, đang thực hiện đánh giá 3 yếu tố: tính an toàn, tính sinh miễn dịch, hiệu lực bảo vệ trên người Việt Nam tình nguyện từ 18 tuổi.

Trong đó, giai đoạn 3a tiến hành tiêm cho 1.000 đối tượng, đánh giá giữa kỳ tính an toàn, tính sinh miễn dịch. Tỷ lệ tiêm cho nhóm tình nguyện viên vaccine trên nhóm tiêm giả dược là 6:1.

Giai đoạn 3b được tiến hành trên 12.000 đối tượng. Tỷ lệ tiêm cho nhóm tình nguyện viên vaccine trên nhóm tiêm giả dược là 2:1.

Dự kiến, ngày 7/8 sẽ đánh giá tổng thể kết quả cuối cùng của giai đoạn 2 và trước ngày 15/8 sẽ có đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a. Trên cơ sở này, các cơ quan liên quan sẽ rà soát để có dữ liệu ban đầu về tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vacccine của giai đoạn 3a.

TS. Quang nhấn mạnh, Nano Covax là một trong những vaccine được tạo điều kiện để triển khai nghiên cứu, phát triển nhanh chóng trong thời gian qua.

Với vaccine Covivac do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đang đánh giá tính sinh miễn dịch của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2. Nhóm nghiên cứu cũng kỳ vọng cuối quý III đầu quý IV/2021 sẽ có kết quả đánh giá thử nghiệm lâm sàng của giai đoạn 2 để bước sang giai đoạn 3.

Về việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, ông Quang cho biết, Bộ Y tế đã phê duyệt đề cương thử nghiệm lâm sàng vaccine ARCT-154 phòng Covid-19. Đây là vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA do một tập đoàn của Việt Nam mua của Hoa Kỳ. Theo kế hoạch, ngày 8/8, nhóm nghiên cứu sẽ khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vaccine này.

Ngoài ra, 2 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 với Nga và Nhật Bản đã được ký kết và đang triển khai.

XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CẤP PHÉP LƯU HÀNH, SỬ DỤNG KHẨN CẤP

Đại diện WHO thông tin, trên thế giới hiện có 17 vaccine Covid-19 đang được sử dụng, trong đó có 7 loại được WHO cấp phép khẩn cấp. Tổ chức này khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng hướng dẫn cấp phép lưu hành, sử dụng khẩn cấp để áp dụng với vaccine sản xuất trong nước và nhập khẩu. Được biết, Việt Nam đang nỗ lực sớm hoàn thiện thông tư về vấn đề này.

WHO cũng đề nghị Việt Nam cần tiếp tục tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tiến trình cấp phép trong tình trạng khẩn cấp để giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển vaccine.

Theo chia sẻ của MFDS Hàn Quốc, tại quốc gia này, có 08 vaccine Covid-19 đang được thử nghiệm giai đoạn 1 hoặc 2, một số ứng viên dự kiến bắt đầu nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 trong 6 tháng cuối năm 2021.

Hầu hết các nhà sản xuất vaccine ở Hàn Quốc đang cân nhắc phát triển vaccine thế hệ hai, tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (pha 3) để so sánh tính sinh miễn dịch với vaccine Covid-19 đã được cấp phép thay vì thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu lực vaccine có đối chứng giả dược.

Về quy trình phê duyệt vaccine Covid-19 của MFDS Hàn Quốc rút ngắn tối đa thời gian từ giai đoạn phát triển tiền lâm sàng đến khi xuất xưởng vaccine, trong đó có hình thức đánh giá cuốn chiếu hồ sơ xin cấp phép nhưng vẫn phải trải qua đầy đủ các bước.

Trong đó, giai đoạn phát triển tiền lâm sàng phải họp tham vấn với đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine để giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển. Sau đó, nhóm nghiên cứu nộp hồ sơ xin cấp phép sản xuất thuốc mới; giảm thời gian tối đa từ khi nộp hồ sơ xin cấp phép sản xuất tới lúc nộp hồ sơ xin cấp phép sinh phẩm.

Trong thời gian này, nhà chức trách sẽ đánh giá sớm theo hình thức cuốn chiếu hồ sơ, tham vấn các ý kiến của Tổ thẩm định tâm huyết, Hội đồng tư vấn ba vòng để đánh giá trước khi cho phép sản xuất xuất xưởng.

Ông Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định, sau phiên họp đầu tiên này, hai bên sẽ tiếp tục có các phiên làm việc để tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực về phát triển vaccine Covid-19, đẩy nhanh quá trình xây dựng các quy định hướng dẫn phê duyệt vaccine và phát triển, mở rộng ứng dụng vacccine trong nước. Từ đó, nhanh chóng có vaccine phục vụ người dân Việt Nam và kỳ vọng đưa vaccine do Việt Nam sản xuất ra thế giới.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sẽ xây dựng nhà máy sản xuất vaccine phòng Covid-19 của Mỹ tại Việt Nam

Công nghệ vaccine mRNA phòng COVID-19 của Mỹ sẽ triển khai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vaccine này tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc…

Chia sẻ :


Nanocovax: Những điều tốt lành đang đến

Ngày 18/9/2021, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã thông qua báo cáo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ giai đoạn 3 với vaccine Nanocovax. Đây là lần thứ 2 hội đồng này họp đánh giá đối với vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam…

Chia sẻ :


Bổ sung hồ sơ Vaccine Nanocovax trước ngày 15/9 để đánh giá khả năng cấp phép cấp bách

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị nhóm nghiên cứu, nhà sản xuất vaccine Nanocovax khẩn trương tăng tốc, trước 15/9 nộp hồ sơ bổ sung gửi tới Hội đồng cấp phép, xem xét kết quả để đánh giá khả năng cấp phép cấp bách cho vaccine này…

Chia sẻ :


Hội đồng đạo đức: Đề xuất xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành cấp bách có điều kiện vaccine Nanocovax

Ngày 18/9/2021, Hội đồng đạo đức thống nhất về việc sử dụng các kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tính đến thời điểm đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3, gửi cho Thường trực Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc xem xét, đồng thời yêu cầu Nanocovax hoàn tất nghiên cứu vào tháng 3 năm 2022 theo đề cương đã được phê duyệt…

Chia sẻ :


Dự kiến cuối năm 2021, sẽ có một vaccine Covid-19 trong nước được cấp phép lưu hành

Hiện Việt Nam có 3 ứng viên vaccine phòng Covid-19 đang triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Dự kiến, đến cuối năm 2021 sẽ có kết quả phục vụ đăng ký lưu hành vaccine trong nước, ít nhất có 1 vaccine được cấp phép lưu hành…

Chia sẻ :


Ông lớn dược phẩm Hàn Quốc muốn mua quyền cung cấp Nanocovax trên toàn cầu trừ Việt Nam và Ấn Độ

Korea Times đưa tin, Công ty dược phẩm HLB (Hàn Quốc) đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Nanogen để mua quyền cung cấp vaccine Nanocovax trên toàn cầu, ngoại trừ ở Việt Nam và Ấn Độ.

Chia sẻ :


Nguồn vaccine khan hiếm, sao Nanocovax vẫn mãi “chờ”?

Trong khi nguồn vaccine trên thế giới đang khan hiếm, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội phải đích thân đi thương lượng để mua thêm thì Nanocovax -vaccine nội được xem là có triển vọng nhất, vẫn “mỏi cổ” chờ được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp…

Chia sẻ :


Thủ tướng đề nghị COVAX phân bổ nhanh vaccine Moderna cho Việt Nam

Tại cuộc họp trực tuyến với giám đốc điều hành Chương trình COVAX Aurélia Nguyen chiều 20/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị COVAX điều phối, cung cấp vaccine Moderna để Việt Nam tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ viêm cơ tim tăng nhẹ do vaccine Pfizer, tăng nhiều hơn do Covid

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech làm tăng nhẹ nguy cơ viêm cơ tim, nhưng không lớn bằng nguy cơ viêm cơ tim trong trường hợp nhiễm virus Sars-CoV-2…

Chia sẻ :


Chủ tịch nước, Thủ tướng gửi thư đề nghị EU hỗ trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa gửi thư cho EU đề nghị hỗ trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *