Tỷ phú châu Phi từng lè kẻ ăn mày: “Tôi không có bằng đại học nhưng hàng nghìn cử nhân, thạc sỹ làm việc cho tôi”

Tỷ phú châu Phi từng lè kẻ ăn mày:

Sinh ra và lớn lên trong tuổi thơ nghèo đói, với nỗ lực đáng kinh ngạc, tỷ phú châu Phi Mike Mlombwa nói dù không có bằng đại học nhưng hàng nghìn cử nhân, thạc sỹ đang làm việc cho ông.

Malawi là một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới với nền nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp và dân cư phần lớn sống ở nông thôn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những khát vọng thay đổi cuộc đời bị dập tắt mà trái lại với những người như Mike Mlombwa, nó trở thành động lực để thực hiện những ước mơ làm giàu.

Mike Mlombwa là một tỷ phú nổi tiếng người Malawi. Hiện nay, ông là giám đốc của doanh nghiệp Countrywide Car Hire, dịch vụ cho thuê xe và lái xe riêng hoạt động tại các thành phố lớn, sân bay và khách sạn trên khắp Malawi. Gần đây ông cũng mạo hiểm tiến sâu vào ngành kinh doanh dịch vụ khách hàng với việc xây dựng các khách sạn. Ông được coi là một trong những minh chứng sáng giá của câu chuyện thành công về kinh doanh ở đất nước mình.

Tỷ phú châu Phi từng lè kẻ ăn mày: "Tôi không có bằng đại học nhưng hàng nghìn cử nhân, thạc sỹ làm việc cho tôi"

Đời ở thuê

Cái tên Mike Mlombwa vốn chẳng xa lạ gì với người dân xứ Malawi. Ông là một tỷ phú tại quốc gia này khi sở hữu hãng Country Car Hire, đồng thời là chủ của nhiều khách sạn. Thế nhưng điều thú vị là doanh nhân này từng rất nghèo khổ, thậm chí phải đi ăn xin để mưu sinh.

Sinh ra ở vùng Mwanza, giáp ranh với biên giới Mozambique, gia đình của Mlombwa nghèo đến mức ông phải đi ở thuê cho nhiều gia đình khác khi còn rất nhỏ. Để đổi lại, những gia đình này sẽ nuôi Mlombwa cũng như trả một phần tiền học phí cho cậu.

“Mẹ tôi rất nghèo nên tôi lớn lên với nhiều gia đình khác nhau trong làng khi làm thuê cho họ. Mỗi khi từ trường trở về, tôi lại đến làm vườn hoặc chăn trâu hay bất cứ công việc nào tại các gia đình mà tôi ở thuê”, ông Mlombwa nhớ lại.

Thế nhưng khi lên cấp 3, chẳng gia đình nào nhận nuôi Mlombwa nữa vì chi phí ăn học của chàng thanh niên này quá tốn. Vậy là Mlombwa phải đi bộ 60km lên thành phố Blantyre, trở thành một kẻ ăn xin chính hiệu khi chẳng có đồng nào trong túi cũng như chỗ để ở.

Quá cùng cực, cậu quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng Công giáo nơi đó và may mắn được mọi người giúp đỡ. Cuối cùng Mlombwa cũng được một người hảo tâm nhận thuê làm người giúp việc, qua đó đủ tiền trang trải sinh hoạt phí cũng như đi học trở lại.

“Một gia đình chấp nhận tôi vào làm giúp việc. Tôi vào đó làm việc nhưng vẫn cố gắng hoàn thành việc học của mình”, ông Mlombwa nhớ lại.

Tỷ phú châu Phi từng lè kẻ ăn mày: "Tôi không có bằng đại học nhưng hàng nghìn cử nhân, thạc sỹ làm việc cho tôi"
Mike Mlombwa hiện là giám đốc của doanh nghiệp Countrywide Car Hire

Thành công nhờ… bị ngân hàng từ chối

Sau khi tốt nghiệp, chàng trai trẻ này đi làm nghề bán văn phòng phẩm và dùng số tiền kiếm được để mua một chiếc xe hơi cũ, sau đó dùng nó để chạy qua biên giới Mozambique, Zambia và Nam Phi để buôn hàng. Công việc này thuận lợi khiến Mlombwa mua được chiếc xe thứ 2 rồi thứ 3.

Thế nhưng cái gì cũng có thời kỳ của nó. Công việc buôn hàng qua biên giới gặp khó khăn trước những đối thủ từ người nhập cư Ấn Độ. Cuối cùng Mlombwa phải suy nghĩ lại cho hướng đi mới vì cậu hiểu rằng thị trường đang dần bão hoà.

Với 3 chiếc xe có được từ việc đi buôn, Mlombwa nảy ra ý tưởng cho thuê ô tô vốn còn khá mới mẻ tại Malawi. Thế là năm 1997, chàng trai 28 tuổi này khởi nghiệp với hãng cho thuê xe.

“Và rồi tôi dần mở rộng đội xe của mình. Đến năm 2005 tôi đã có 7 chiếc ô tô cho thuê, rồi 15 chiếc vào năm 2007. Phần lớn trong số đó là xe cũ nhưng chẳng vấn đề gì với người dân Malawi. Đây là thời điểm mà tôi bắt đầu nghĩ đến việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để mở rộng kinh doanh”, doanh nhân Mlombwa nhớ lại.

Tại thời điểm đó, Mlombwa nhắm đến dịch vụ cho thuê xe tại sân bay vốn còn sơ khai, nhưng ông cần vốn để mở rộng hơn nữa mà ngân hàng thì chẳng đời nào chấp nhận một hãng xe non trẻ, không quan hệ, không thương hiệu như Mlombwa cả.

“Tôi không có bằng đại học như nhiều doanh nhân khác nên ngân hàng chẳng mấy mặn mà”, Mlombwa ngậm ngùi.

Để có thể thực hiện giấc mơ, Mlombwa không chịu từ bỏ. Ngân hàng từ chối cho vay khiến ông quay sang thỏa thuận với những hãng xe cho thuê khác. Công ty của ông sẽ thuê lại đội xe của họ và trả phí hoa hồng thay vì tự thân mở rộng đội xe.

Bất ngờ thay, chính quyết định trong bối cảnh gian khó này đã khiến công việc kinh doanh của Mlombwa bùng nổ. Lợi nhuận lớn từ việc cho thuê xe ở sân bay đã giúp ông có đủ tiền mua thêm ô tô và tiếp tục mở rộng quy mô. Đến khi doanh nghiệp đủ lớn, Mlombwa đã đủ tư cách để ngân hàng cho vay.

Tỷ phú châu Phi từng lè kẻ ăn mày: "Tôi không có bằng đại học nhưng hàng nghìn cử nhân, thạc sỹ làm việc cho tôi"
Đội xe của ông Mlombwa

“Khi công việc kinh doanh của tôi phát triển, các ngân hàng bắt đầu liên hệ và đề nghị cho vay”, Mlombwa tự hào nói.

Giờ đây, bất kỳ ai đến Malawi cũng có thể thấy đội xe cho thuê của Mlombwa phủ khắp các sân bay, khách sạn. Nhận thấy tiềm năng phát triển của đất nước nên Mlombwa có ý định mở rộng gấp đôi đội xe, đồng thời đầu tư bất động sản, xây dựng khách sạn nhằm tạo nên một hệ sinh thái bền vững cho mô hình kinh doanh của mình.

Tự hào vì xuất thân nghèo khó

Trái với nhiều người ở Malawi, tỷ phú Mlombwa khá tự hào về gốc gác nghèo khổ của mình trước tầng lớp thượng lưu giàu có nhiều đời.

“Tôi đến từ một gia đình rất nghèo. Khi tôi nói nghèo ở đây nghĩa là vô cùng cơ cực ấy, đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đến tận ngày nay tôi thỉnh thoảng vẫn chưa thể tin được rằng bản thân có thể đi được đến mức như thế này”, Mlombwa bộc bạch.

Mặc dù vẫn muốn có được bằng đại học nhưng tỷ phú Mlombwa cho biết ông không hề hối hận vì những gì đã trải qua.

“Tôi hạnh phúc khi là một nhà khởi nghiệp và phải đối mặt với nhiều thách thức. Nói thật thì tôi chẳng hối hận khi không tốt nghiệp đại học bởi bây giờ tôi đã có thể thuê được cả những người có bằng thạc sĩ hoặc hơn. Bằng gì thì họ cũng thành người phụ tá cho tôi mà thôi”, ông Mlombwa cười nói.

Bản thân vị tỷ phú trẻ của Malawi này cũng trần tình rằng việc khởi nghiệp ở đây không hề dễ khi các doanh nghiệp nhỏ khó lòng cạnh tranh với những tập đoàn lớn, nhất là những công ty đa quốc gia. Phần lớn nguồn vốn ngân hàng được ưu tiên cho doanh nghiệp quốc doanh và mức lãi suất cao ngất ngưởng có thể khiến nhiều hãng non trẻ phải lùi bước.

Nhận thức được vấn đề nay, Mlombwa đã thành lập hội IBAM nhằm hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp địa phương cũng như kêu gọi vốn đầu tư cho các doanh nghiệp mới.

Tỷ phú châu Phi từng lè kẻ ăn mày: "Tôi không có bằng đại học nhưng hàng nghìn cử nhân, thạc sỹ làm việc cho tôi"
Cựu Tổng thống Malawi Peter Mutharika bắt tay với tỷ phú Mlombwa

Theo Mlombwa, một nguyên nhân rất lớn khiến giới trẻ tại Malawi cũng như trên toàn Châu Phi thất bại khi khởi nghiệp là họ không kiên nhẫn, muốn giàu nhanh qua một đêm và hưởng thụ sớm.

“Họ quá vội vàng. Khi thấy doanh nghiệp làm ăn tốt sau năm đầu tiên họ đã muốn sống xa xỉ. Họ thích lái những chiếc xe Porsche và những bữa tiệc thâu đêm với gái đẹp”, ông Mlombwa ngao ngán nói.

Vị tỷ phú này khuyên các bạn trẻ nên khởi nghiệp nhỏ và phát triển lâu dài, bền vững chứ không nên quá vội vàng để rồi sụp đổ nhanh chóng.

“Giới trẻ bây giờ luôn hấp tấp. Họ muốn trở thành tỷ phú chỉ trong 2 năm để rồi phá sản trong năm tiếp theo. Đó là lý do tôi luôn nhắc mọi người rằng chỉ có thời gian mới chứng minh được bạn có là tỷ phú thật sự hay không”, ông Mlombwa nhấn mạnh.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD

Từ kinh nghiệm làm bảo vệ, ông Su Jin Lee đã xây dựng nền tảng đặt phòng trực tuyến Yanolija được định giá 1 tỷ USD

Chia sẻ :


Giảm giá kịch sàn căn hộ cho thuê: Giá thuê rẻ bằng phòng trọ sinh viên, căn hộ bỏ trống cả năm nhưng chủ nhà vẫn phải bỏ tiền túi hàng chục triệu đồng bù lỗ

Từ nhiều năm qua, hoạt động mua căn hộ rồi cho thuê đã mang lại lợi nhuận tốt cho không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư căn hộ cho thuê đang rơi vào tình cảnh điêu đứng và xuất hiện tình trạng giá thuê giảm kịch sàn.

Chia sẻ :


Những lời khuyên của Buffett để không chỉ là nhà đầu tư thành công mà còn trở thành một người tử tế

Những lời khuyên của Warren Buffett có thể áp dụng vào cả lĩnh vực kinh doanh cũng như cuộc sống hàng ngày, để mỗi con người trở nên hoàn thiện hơn.

Chia sẻ :


Khủng hoảng chi phí sinh hoạt: San sẻ từ chiếc bánh chung

“Khủng hoảng chi phí sinh hoạt” (cost of living crisis) đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với hầu như mỗi người nào đọc báo hay xem truyền hình, thậm chí là… chơi game ở Anh.

Chia sẻ :


Con gái nuôi tặng căn biệt thự khang trang cho mẹ nghèo từng nhặt rác, làm ‘osin’ nuôi mình ăn học

Cô con gái nuôi chia sẻ với báo chí: “Căn nhà chẳng thấm gì so với công sức của bà. Bà là người mẹ vĩ đại nhất”.

Chia sẻ :


Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan

Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan (Tặng đệ Đỗ Vũ và các bạn. Từ cái còm của Đỗ Vũ trong bài…

Chia sẻ :


Đại dịch trở thành cơ hội làm giàu chưa từng có, các gia đình ở Anh kiếm thêm 1,2 nghìn tỷ USD như thế nào?

Covid-19 đã dẫn đến một nghịch lý ở Anh: thời kỳ tồi tệ nhất đối với sức khỏe cộng đồng, việc làm và nền kinh tế đã biến thành thời điểm vàng để tạo ra của cải, miễn là người dân có nắm giữ tài sản.

Chia sẻ :


Quyết tâm nghỉ việc thay vì “bán rẻ linh hồn” cho các công ty, tôi kiếm gấp 3 lần thu nhập cũ chỉ trong 1 năm: Nếu biết 12 bài học này sớm hơn, cuộc sống đã tốt hơn rất nhiều

Bạn mơ ước một cuộc sống giàu sang, có nhà đẹp, xe to, được đi du lịch khắp nơi trên thế giới? Mục tiêu ấy không hề xa vời, nếu bạn lập kế hoạch chỉn chu cho mình.

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


Biệt đội “săn” bất động sản của Thế giới di động

Với hàng ngàn siêu thị của tập đoàn Thế giới di động (MWG) được đặt tại các vị trí rộng rãi, giao thông thuận lợi, dễ nhận diện và tập trung dân cư thì việc chuẩn bị cho các công việc tìm kiếm, phát triển mặt bằng là một khâu hết sức trọng điểm. MWG gọi đội tìm kiếm mặt bằng là “Biệt đội săn bất động sản”.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *