Gang thép Hà Nội (HSV): Lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 21,7% kế hoạch năm 2021

Gang thép Hà Nội (HSV): Lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 21,7% kế hoạch năm 2021

CTCP Gang thép Hà Nội (Mã CK: HSV) ghi nhận kết quả kinh doanh bán niên 2021 với các với kết quả doanh thu ấn tượng. Cụ thể, sau 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của HSV đạt hơn 172 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 4,2 tỷ đồng, hoàn thành 121,7% kế hoạch năm 2021, cao hơn 71% so với lợi nhuận đạt được cả năm 2020.

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh phế và phôi của HSV đã ghi nhận hơn 172 tỷ đồng doanh thu do giá thép phế và phôi điều chỉnh lên và nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục tăng cao trong thời gian qua. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm 2021, HSV đã hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu đề ra năm 2021, hoàn thành 121,7% kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2021.

Gang thép Hà Nội (HSV): Lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 21,7% kế hoạch năm 2021 - Ảnh 1.

Điểm đáng chú ý với kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, HSV có sự tăng trưởng đáng kể về biên lợi nhuận gộp, đạt 5,8%, tăng hơn 1,6 lần so với biên lợi nhuận gộp của năm 2020, và là mức biên cao nhất kể từ năm 2017 đến nay.

Trong đó, mảng hoạt động gia công sản xuất phôi thép mới được công ty bắt đầu triển khai từ tháng 5/2021. Chỉ tính riêng trong tháng 5 và 6/2021, HSV đã phân phối gần 4.000 tấn phôi cho đối tác Nhật Bản. Với sản lượng 40.000 tấn/năm, mảng hoạt động sản xuất phôi thép hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị doanh thu đột biến cho HSV năm 2021.

Để phục vụ mục đích mở rộng kinh doanh, cuối quý 2/2021, Gang Thép Hà Nội đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc phát hành dự kiến 5 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng, tương đương tổng giá trị huy động là 50 tỷ. Theo đó, trong quý 3/2021, HSV sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Đại diện Gang Thép Hà Nội cho biết, số tiền 50 tỷ đồng từ đợt huy động vốn lần này sẽ dùng để mua đất mở rộng kho (10 tỷ đồng) và mua hàng hóa, tăng quy mô kinh doanh mở rộng thị phần, bổ sung vốn lưu động (40 tỷ đồng).

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, năm 2021 ngành thép đang có những bước tăng trưởng vượt bậc. Như vậy, hoạt động kinh doanh của ngành thép nói chung và HSV nói riêng sẽ vẫn tiếp tục duy trì tích cực khi (i) Nhu cầu tiêu thụ thép sẽ tiếp tục tăng khi hoạt động sản xuất phục hồi sau dịch Covid-19; (ii) Giá bán thép có khả năng tiếp tục tăng nhanh hơn giá thành quặng thép, (iii) Nguồn cung thép khan hiếm khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu thép.

Cổ phiếu HSV hiện giao dịch ổn định quanh ngưỡng 17.000 đồng/cp. Giá đóng cửa ngày 2/8 đạt 17.300 đồng/cp, tăng hơn 17% so với thời điểm cuối tháng 4/2021.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Gang thép Cao Bằng (CBI): Quý 2 lãi 153 tỷ đồng, cao gấp 18 lần cùng kỳ

Nhờ giá bán và sản lượng tiêu thụ phôi thép tăng cao giúp Gang thép Cao Bằng (CBI) lãi cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Chia sẻ :


ĐHĐCĐ HMC: Chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 75% cho năm 2021

Sáng ngày 07/04/2022, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: HMC) đã được tổ chức.

Chia sẻ :


Lãnh đạo Thép Tiến Lên đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu TLH

Đây cũng là người có liên quan tới Chủ tịch HĐQT của Thép Tiến Lên.

Chia sẻ :


Thép Pomina (POM): Chuyển lỗ hàng trăm tỷ sang có lãi ròng 144 tỷ nửa đầu năm, thực hiện 34% chỉ tiêu 2021

Mới đây, HĐQT đã thông qua kế hoạch phát hành tối đa 70 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu. Sau phát hành, Thép Pomina (POM) dự tăng vốn điều lệ lên hơn 3.500 tỷ đồng, mục đích nhằm tăng quy mô vốn.

Chia sẻ :


Nikkei Asia: Cơ hội thay thế thép nhập khẩu cho Hòa Phát từ chính sách mới của Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang áp đặt các hạn chế về môi trường khắt khe hơn đối với các nhà sản xuất thép của nước mình. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty Đông Nam Á như Hòa Phát có cơ hội mở rộng.

Chia sẻ :


Đại gia Việt thắng đậm, tiền lãi về túi gấp 10 lần năm ngoái

Nhiều DN ghi nhận kết quả vượt trội trong thời kỳ đại dịch bùng nổ trên thế giới và lan rộng tại Việt Nam. Những thay đổi khó ngờ trên thị trường hàng hóa thế giới giúp không ít tổ chức bứt phá.

Chia sẻ :


Thép Tiến Lên (TLH): Cổ phiếu về đáy ngắn hạn, gia đình Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà muốn tăng sở hữu lên gần 38% vốn

Động thái mua vào của bà Phượng diễn ra trong bối cảnh TLH giảm mạnh sau khi chạm đỉnh. Hiện, TLH đang giao dịch tại mức 15.200 đồng/cp.

Chia sẻ :


Sau thăng hoa 17.000 tỷ, đại gia Lê Phước Vũ đối mặt biến động mới

Thành công ấn tượng mang về cả chục nghìn tỷ đồng trong vòng một năm qua nhưng sự thuận lợi không kéo dài mãi. Doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ và ngành tôn thép nói chung đối mặt với những khó khăn mới.

Chia sẻ :


Choáng trước giá vật liệu xây dựng tăng cao

Trong 3 tháng đầu năm 2022, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) ghi nhận nhiều loại tăng giá chóng mặt trong đó phổ biến như sắt, thép, xi măng, cát xây dựng… đã tăng giá khoảng 10 – 20% so với thời điểm cuối năm 2021. Riêng, giá thép tăng 7 lần từ đầu năm đến nay.

Chia sẻ :


Trái chiều kết quả kinh doanh các doanh nghiệp xây dựng giữa “bão giá” nguyên vật liệu trong nửa đầu năm 2021

Đà tăng phi mã của giá nguyên vật liệu đã gây áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp ngành xây dựng, khi mà thép hiện chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 20% chi phí đầu vào của các công trình.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *