Xót xa nông dân Đà Lạt nhổ bỏ hàng chục tấn rau, hoa vì không bán được

Xót xa nông dân Đà Lạt nhổ bỏ hàng chục tấn rau, hoa vì không bán được - Ảnh 2.

Những cánh đồng rau, hoa tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) được người dân bấm bụng nhổ bỏ để lấy đất chuẩn bị cho vụ sau vì không bán được bởi giá thấp, phí vận chuyển tăng gấp 3 đến 4 lần.

 

browser not support iframe.

Mặc dù rau, hoa đã đến lúc thu hoạch nhưng người dân buộc phải nhổ bỏ vì không bán được. Đó là câu chuyện xót xa đang xảy ra trên những cánh đồng rau, hoa tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Theo ghi nhận, cánh đồng trồng rau xà lách caron của bà Nguyễn Thị Thanh Ngà (phường 8, TP.Đà Lạt) phải thuê người nhổ bỏ hàng chục tấn rau rồi cho máy cày chở đổ bỏ.

Trao đổi với phóng viên, bà Ngà chua xót cho biết giá bán thấp nhưng phí vận chuyển lại tăng gấp 2-3 lần khiến người dân không dám bán vì nắm chắc thua lỗ.

“Gia đình tôi có 1,2 ha đất trồng rau, toàn bộ là xà lách caron. Trước đó, 2.500 m2 trồng rau này, tôi đã cho các đoàn thiện nguyện đến cắt rau đưa đi hỗ trợ bà con ở vùng dịch như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Hiện 4.000 m2 này tôi chờ để đưa đi bán nhưng dịch ảnh hưởng quá nên rau không thể đưa đi được, buộc lòng phải nhổ bỏ làm đất chuẩn bị cho vụ sau” – bà Ngà nói.

Xót xa nông dân Đà Lạt nhổ bỏ hàng chục tấn rau, hoa vì không bán được - Ảnh 2.

Nông dân Đà Lạt thu gom rau xà lách caron lên xe máy cày đem đi đổ bỏ.

Theo nhiều người dân trồng rau, trước kia xe tải chở rau đi một chuyến thì phải trả phí 1 triệu đồng. Hiện nay, dịch Covid-19 bùng phát kéo theo nhiều phí cho tài xế như: phải xét nghiệm, khử khuẩn rồi mọi thứ đều tăng nên phải 2-3 triệu đồng.

“Hiện giá ra xà lách ca-ron chỉ giao động mức dưới 5.000 đồng/kg, giá thuê xe tải vận chuyển cao như hiện nay thì nhà vườn thua lỗ nặng sau khi trừ các chi phí” – bà Ngà thông tin.

Trung bình, 1 sào (1.000 m2), nhà vườn sẽ mất khoảng 25 triệu đồng tiền đầu tư giống, phân bón, thuốc, chưa tính công trồng, chăm sóc, thu hoạch.

 

Nhẩm tính, với 4.000 m2, hiện tại bà Ngà đã mất 100 triệu đồng chưa tính tiền công chăm sóc và cả công thuê người nhổ bỏ.

Xót xa nông dân Đà Lạt nhổ bỏ hàng chục tấn rau, hoa vì không bán được - Ảnh 3.

Hàng chục tấn rau bị người dân bỏ đống ở bờ vì không bán được.

Không chỉ rau là không bán được, hoa cũng lâm cảnh tương tự. Bà Nguyễn Thị Đức Tình (ngụ đường Mai Anh Đào, TP Đà Lạt) chia sẻ: “Vào thời điểm này năm ngoái, hoa đồng tiền có giá khoảng 1.500 đồng/bông, thế nhưng hiện nay thương lái không mua hoa nữa. Vì vậy, tôi vẫn phải thu hoạch những bông đã to rồi xếp đống bên bờ vườn, chiều tối sẽ đưa đi đổ”.

Cũng theo bà Tình, hiện nay gia đình bà đang canh tác 1.200 m2 hoa đồng tiền trên 1 năm tuổi. Trung bình, mỗi tuần chị phải cắt bỏ khoảng 6.000 bông rồi đem đổ bỏ. “Giờ cuốc bỏ thì tiếc vì hoa đồng tiền này thu hoạch được trong 3 – 4 năm. Trồng rau, trồng hoa giờ giống như canh bạc, hên xui lắm, đến vụ thì vẫn phải xuống giống, không thể để đất trống được” – bà Tình nói như mếu giữa vườn.

Xót xa nông dân Đà Lạt nhổ bỏ hàng chục tấn rau, hoa vì không bán được - Ảnh 4.

Xót xa

Ông Đa Cát Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, cho biết trong thời gian vừa qua, đơn vị cũng đã làm cầu nối để kết nối những doanh nghiệp muốn mua rau, củ, quả của người dân trên địa bàn để đưa đến các vùng dịch làm từ thiện với giá khá ưu đãi.

“Đây là cách làm giúp cho người dân không bị ảnh hưởng quá nặng nề do dịch Covid-19. Đồng thời, cũng giúp các đoàn làm thiện nguyện có nông sản để cung cấp, hỗ trợ cho vùng dịch. Thế nhưng, dịch bệnh bùng phát phức tạp kéo theo nhiều hệ lụy, giá cả xuống quá thấp, người nông dân lâm cảnh thua lỗ là không thể tránh khỏi” – ông Vinh phân trần.

Xót xa nông dân Đà Lạt nhổ bỏ hàng chục tấn rau, hoa vì không bán được - Ảnh 5.

Người trồng rau Đà Lạt lỗ nặng vì rau không bán được.

(Theo Người Lao Động)

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Giảm giá kịch sàn căn hộ cho thuê: Giá thuê rẻ bằng phòng trọ sinh viên, căn hộ bỏ trống cả năm nhưng chủ nhà vẫn phải bỏ tiền túi hàng chục triệu đồng bù lỗ

Từ nhiều năm qua, hoạt động mua căn hộ rồi cho thuê đã mang lại lợi nhuận tốt cho không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư căn hộ cho thuê đang rơi vào tình cảnh điêu đứng và xuất hiện tình trạng giá thuê giảm kịch sàn.

Chia sẻ :


TP.HCM: Cơ hội mua nhà phố đắt đỏ tại quận trung tâm trong mùa dịch

Có những bất động sản bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố. Dịch Covid-19 đã khiến tình trạng này thay đổi…

Chia sẻ :


Người nộp thuế được giảm nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân

Người có thu nhập từ 17 triệu đồng/tháng (1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (2 người phụ thuộc) chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Chia sẻ :


Giá đất điểm nóng giảm sâu, nhà đầu tư thờ ơ không xuống tiền

Sau Tết 2021, thị trường bất động sản nổi sóng với liên tiếp các cơn sốt đất. Khi cơn sốt qua đi, kế đó là dịch bệnh bùng phát đã khiến nhiều điểm nóng đất nền đầu năm quay đầu giảm giá. Tuy nhiên, dù hàng cắt lỗ tại những điểm nóng một thời này được rao bán trên thị trường nhưng giới đầu tư lại thờ ơ, không xuống tiền mua.

Chia sẻ :


Kiếm lời hàng trăm triệu đồng từ bán nhà nhỏ trong ngõ, ngách

Với mức giá chỉ 2 tỷ đồng/căn, nhà diện tích nhỏ trong ngõ ngách nội đô Hà Nội trở thành phân khúc ưa thích của nhiều nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Hòa Lạc được quy hoạch lên thành phố, cơn sốt đất “điên cuồng” có quay trở lại?

Cùng với các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, khu đô thị Hòa Lạc cũng được TP Hà Nội đề xuất quy hoạch lên thành phố.

Chia sẻ :


Cứ hễ đầu tư BĐS là lỗ, nhà đầu tư “kém duyên” này chỉ ra sự thật đằng sau những thương vụ thất bại

Trong 7 năm, anh T (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) đem tiền đi đầu tư 3 bất động sản (BĐS) thì gần như lỗ cả 3, chỉ có một BĐS là bán huề vốn bỏ ra. Nghĩ đến con đường đầu tư BĐS có phần gian nan của mình, anh T chỉ “ngậm ngùi” cho rằng mình “kém duyên” với BĐS.

Chia sẻ :


Thời của sốt đất: Rao bán lô đất 50 triệu đồng/m2 chưa ai mua, một tháng sau thấy hàng xóm “phát” giá tăng gấp đôi mà không hiểu vì sao

Thời của sốt đất là không biết nguyên nhân vì sao giá đất tăng cao. Chỉ biết, người bán sẵn sàng đưa ra mức giá cao, thậm chí gấp đôi mà không cần cơ sở tăng giá hay dựa trên nhu cầu thanh khoản thực tế.

Chia sẻ :


Hàng loạt homestay rao bán, giá giảm cả nửa vẫn không có khách

Dịch Covid-19 kéo dài suốt gần 2 năm khiến lượng khách du lịch đến Ninh Bình giảm mạnh. Điều này dẫn tới việc chủ đầu tư các homestay rơi vào cảnh điêu đứng vì nợ lãi ngân hàng, buộc phải rao bán hàng loạt homestay để trả nợ.

Chia sẻ :


Chị bán xôi mua mảnh đất 200 triệu đồng, sau 3 năm chỉ bán hoà vốn và bài học cho các F0 đầu tư BĐS: Đất có luôn tăng giá như lời đồn?

“Ai mà nói đầu tư đất luôn tăng giá thì họ chưa đi mua bán đất bao giờ, hoặc có mua đất và tăng giá cũng không biết vì sao đất lên giá”.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *