Sẽ có thêm 1 quận và 4 thành phố trực thuộc TP.HCM

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn:  "Định hướng Hóc Môn lên thành phố trực thuộc TP.HCM là phù hợp với xu thế chung" - Ảnh: ITN.

Sáng 02/6/2022, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai các đề án khoa học thuộc đề án đầu tư – xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2021-2030.

Theo các đề án nhánh, 4 huyện ngoại thành của TP.HCM là Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ sẽ được định hướng trở thành thành phố trực thuộc TPHCM. Riêng huyện Nhà Bè được định hướng trở thành quận đô thị vệ tinh.

Cụ thể, huyện Cần Giờ được định hướng phát triển thành thành phố, phát huy thế mạnh về đô thị xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường, trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao, đủ sức thu hút khách du lịch, cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trên cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Huyện Củ Chi đề xuất phát triển thành thành phố trực thuộc TP.HCM, định hướng phát triển đô thị sinh thái thông minh, phát triển các khu du lịch sinh thái ven sông; xây dựng, phát triển các trung tâm khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị…

Huyện Hóc Môn định hướng phát triển thành thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2021-2030. Trong đó, huyện sẽ phát triển thương mại, dịch vụ – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp. Tận dụng tiềm năng đất đai và nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển ngành logistics…

Huyện Bình Chánh định hướng chuyển thành thành phố trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2021-2025 và đề ra các chương trình đột phá, gồm đổi mới phát triển, hạ tầng, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản phẩm chủ lực…

Riêng huyện Nhà Bè định hướng phát triển thành quận đô thị vệ tinh. Hiện, huyện đang tập trung xây dựng quy hoạch đô thị mang tính chiến lược, linh hoạt có tính đa địa phương, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và lành mạnh, giao thông thông suốt, tập trung xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số…

Theo Sở Nội vụ TP.HCM, qua đối chiếu các tiêu chí khi chuyển huyện thành quận hoặc thành phố, dựa trên các yếu tố về dân số, diện tích, trình độ phát triển kinh tế- xã hội và cơ sở hạ tầng thì Bình Chánh là huyện đạt nhiều tiêu chí nhất (26/30 tiêu chí). Huyện Cần Giờ là địa phương đạt thấp nhất, chỉ có 19/30 tiêu chí, huyện Nhà Bè và Củ Chi đạt 23/30 tiêu chí.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn:  "Định hướng Hóc Môn lên thành phố trực thuộc TP.HCM là phù hợp với xu thế chung" - Ảnh: ITN.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn:  “Định hướng Hóc Môn lên thành phố trực thuộc TP.HCM là phù hợp với xu thế chung” – Ảnh: ITN.

Trình bày đề án nhánh tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết đặc thù của huyện còn nhiều khu vực nông thôn không thể chuyển thành đô thị, nếu chuyển lên quận thì có nhiều chỉ tiêu khó đạt. Do đó, đề án định hướng Hóc Môn lên thành phố trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2020- 2030 phù hợp với xu thế chung, định hướng phát triển đô thị sinh thái, hiện đại khu vực Tây Bắc của thành phố.

 
Huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi là 2 huyện ngoại thành có tổng diện tích khoảng 544ha, chiếm gần trọn phần lãnh thổ phía Bắc – Tây Bắc của TP.HCM; là cửa ngõ kết nối thành phố với các đô thị Đức Hòa (Long An), Trảng Bàng (Tây Ninh), Thủ Dầu Một (Bình Dương) của các tỉnh cả miền Tây và Đông Nam Bộ.
Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM.

Theo các chuyên gia, cả 5 huyện ngoại thành tại TP.HCM có vị trí cửa ngõ rất quan trọng, kết nối với các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Vì vậy, nhu cầu chuyển đổi và nâng cấp các đơn vị hành chính từ huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM là vấn đề cấp thiết.

PGS.TS Vũ Tấn Hưng, Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ kiêm phó giám đốc Học viện Khoa học xã hội trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng việc chuyển huyện thành quận hoặc thành phố sẽ thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện thể chế và cơ cấu tổ chức tinh gọn.

Đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM – TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch chung, cho biết cần phải có quy hoạch cụ thể, cập nhật đề án trong đợt điều chỉnh quy hoạch chung sắp tới; phải có chiến lược tạo ra quỹ đất, chính sách đền bù, tạo cuộc sống mới cho người dân và chiến lược huy động nguồn lực ban đầu để tạo ra nguồn lực mới, cân đối nguồn vốn Trung ương với địa phương…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hà Nội: phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng gần 11.000ha

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì…

Chia sẻ :


Hòa Bình sẽ đấu giá 1.443ha đất phục vụ phát triển khu đô thị, du lịch

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hoà Bình sẽ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khoảng 1.443ha, trong đó, có các khu đất tại 19 dự án khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch…

Chia sẻ :


Không phải Nha Trang, một huyện ở Khánh Hoà được quy hoạch thành đô thị sân bay, sinh thái đẳng cấp quốc tế: Vingroup có tiềm năng thành chủ đầu tư 3 siêu dự án!

Với quy hoạch này, bất động sản địa phương được kỳ vọng sẽ “cất cánh” trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Dương đến năm 2040 là đô thị cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ

 Hải Dương được xác định là đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng Nam và Đông Nam Đồng bằng Sông Hồng…

Chia sẻ :


Thẩm định quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040: Hướng đô thị kết nối quốc tế

Việc phát triển TP.HCM nằm trong mối tương quan với các đô thị trong khu vực Asean và hướng kết nối với quốc tế thông qua các tuyến hàng không, hàng hải…

Chia sẻ :


Thái Nguyên đề xuất bổ sung danh mục 312 dự án cần thu hồi đất

Trong tháng 8/2021, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh Nghị quyết thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ :


Thái Bình dự kiến đưa sân golf hơn 80ha vào sử dụng năm 2022

Sân golf Long Hưng dự kiến được đặt tại xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà có quy mô hơn 80ha. Thái Bình phấn đấu đến tháng 11/2021 triển khai dự án trên thực địa và phấn đấu đến hết quý II/2022 khánh thành, đưa sân golf vào sử dụng.

Chia sẻ :


Rà soát hồ sơ 2 khu đất tại Bà Rịa – Vũng Tàu liên quan đến con gái Chủ tịch Tân Hiệp Phát

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đã gửi văn bản yêu cầu cung cấp hồ sơ 02 khu đất tại Bà Rịa – Vũng Tàu mà bà Trần Ngọc Bích đã trúng đấu giá…

Chia sẻ :


Hải Dương sắp có thêm 2 cụm công nghiệp tổng diện tích 116,5 ha

Đó là cụm công nghiệp Tứ Cường thuộc xã Tứ Cường có diện tích 41,5 ha và  cụm công nghiệp Tứ Cường – Chi Lăng Bắc quy mô 75 ha tại các xã Tứ Cường, Chi Lăng Bắc và Ngũ Hùng…

Chia sẻ :


Khởi công dự án trục Đông – Tây và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có mức đầu tư hơn 2.100 tỷ

Với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng,  dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây tỉnh Hải Dương và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là dự án quan trọng, có tính kết nối vùng trong tỉnh và kết nối Hải Dương với các tỉnh lân cận…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *