Kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, bên cạnh những dự báo lạc quan, cần nhìn nhận một thực tế là nền kinh tế khó khăn ngày càng lớn khi đại dịch COVID-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế – chính trị quốc tế có những biến động.

Kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Dây chuyền chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam. Ảnh (tư liệu) minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Năm 2020-2021 dù ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 nhưng GDP của nền kinh tế trong giai đoạn này vẫn duy trì tăng trưởng dương chủ yếu nhờ tăng trưởng xuất nhập khẩu và đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế, một số ngành hồi phục mạnh sau dịch như: bán lẻ, hàng cá nhân, dược phẩm… do cầu nội địa phục hồi tốt; trong đó ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú được kỳ vọng sẽ trở lại “bình thường mới” nhờ sự phục hồi của ngành du lịch, tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế.

Ngành xây dựng kỳ vọng vào đầu tư công, FDI và bất động sản. Một số ngành có sự phục hồi tốt đạt gần tiệm cận với tốc độ trước dịch là vận tải, kho bãi, lâm nghiệp… và logistics sẽ là điểm sáng, triển vọng tăng trưởng cao trong những năm tới. Số lượng hàng hoá thông quan qua các cảng biển Việt nam dự kiến sẽ tăng trưởng từ 12-15% trong vòng 2-3 năm tới do sự phục hồi của hoạt động sản xuất trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định, mặc dù, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, một số tổ chức quốc tế dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam.

Chẳng hạn, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng, tại Việt Nam, tiến trình phục hồi kinh tế sẽ mạnh lên từ việc thực thi Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho rằng, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023…

Dù vậy, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, môi trường kinh doanh ngày càng xuất hiện những thách thức mới, khó lường. Kinh tế Mỹ đang cho thấy những dấu hiệu chững lại, lạm phát tăng cao, khả năng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ cao trong khi sức mua bị giảm thấp.

Và một trong những rủi ro lớn nhất của nền kinh tế trong năm 2022 chính là lạm phát. Các dự báo của các tổ chức trong nước, quốc tế, cũng như các chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát năm nay sẽ tiệm cận ngưỡng 4% mà Chính phủ đặt ra, chứ không thể ở mức thấp như những năm vừa qua.

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam, đặt trong bối cảnh giá cả hàng hóa thế giới đang tăng cao, lạm phát của Việt Nam năm nay sẽ khoảng 4 – 4,5%. Con số này trong năm 2023 được ông Lâm dự báo ở mức 5 – 5,5%.

Cùng với đó, kinh tế châu Âu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái khi giá dầu và kim loại tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine. Kinh tế Trung Quốc đứng trước rủi ro tăng trưởng chậm lại. Lạm phát đang gia tăng tại nhiều nơi trên thế giới do giá năng lượng, lương thực trên toàn cầu tăng mạnh đã tạo tác động dây chuyền đến giá cả các hàng hoá dịch vụ khác…

Kích hoạt để hồi phục mạnh hơn nữa

Kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Sản xuất tại Công ty TNHH NMS Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Tính đến thời điểm này, triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 của hầu hết các ngành chính được dự báo tích cực. Tuy nhiên, một số ngành có sự hồi phục rất chậm, như hàng không và du lịch quốc tế; xây dựng và vật liệu, cần phải được kích hoạt để hồi phục mạnh hơn nữa, nhằm góp sức tăng trưởng kinh tế cao hơn, nhất là trong bối cảnh môi trường lãi suất đã “tạo đáy” và lạm phát có thể gia tăng vượt kỳ vọng.

Với phương pháp tiếp cận chủ yếu dựa trên dữ liệu (data-driven), ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup nhận định, các nhóm ngành đang hồi phục, nhưng hầu hết chưa về mức độ tăng trưởng trước khi COVID-19 diễn ra.

Nhấn mạnh các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn được duy trì vững chắc, ông Nguyễn Quang Thuân nhận xét các yếu tố này tạo ra một thị trường tiêu thụ nội địa lớn và hấp dẫn. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn khi đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng liên tục trên 12% trong 10 năm trở lại đây, dòng vốn FDI tiếp tục chảy mạnh vào, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất lớn trong khu vực.

Từ góc nhìn của quốc tế, ông Francois Painchaud cho rằng, Việt Nam đã duy trì thành công sự ổn định về tài khóa, cán cân đối ngoại và ổn định tài chính. Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của dịch COVID-19, đặc biệt, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp và kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung. Tuy nhiên, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng.

Tuy nhiên, theo ông Francois Painchaud, rủi ro đối với tăng trưởng nghiêng về tăng trưởng chậm lại trong khi rủi ro về lạm phát nghiêng về gia tăng lạm phát. Bên cạnh đó là các rủi ro khác như: việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, diễn biến trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp trong nước…

Ông Francois Painchaud cũng lưu ý chính sách tài khóa nên đi đầu trong việc hỗ trợ chính sách, đặc biệt nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực.

Còn ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh mới, để thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, nhất thiết phải đáp ứng được 3 yêu cầu chính. Đó là phải khẩn trương, kịp thời hiện thực hóa các hỗ trợ đến tay người dân và doanh nghiệp. Tiếp đến là tăng khả năng hấp thụ, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực. Và việc công khai, minh bạch vừa là giải pháp vừa là yêu cầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hoàn thành mục tiêu chương trình.

“Để Chương trình thực sự là ‘phao cứu sinh’ giúp phục hồi và vực dậy nền kinh tế, đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên, từ Nhà nước đến người dân và doanh nghiệp. Bản thân mỗi doanh nghiệp trước hết tự thay đổi để thích ứng với thay đổi trong bối cảnh mới. Doanh nghiệp cần năng động, chủ động, sáng tạo hơn, quản trị tốt hơn để thích ứng tốt hơn với xu hướng kinh doanh mới, thói quen tiêu dùng mới và công nghệ mới”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, công tác dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế ngành cần được cập nhật dựa trên những phân tích khoa học, chuyên sâu và đa chiều. Đây là những nỗ lực rất cần thiết, nhằm góp sức cho hoạch định chính sách cũng như hoạt động của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, để cùng hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước như các Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Kinh tế 3 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Sau nhiều năm chống chịu với đại dịch, ngay quý đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, khởi sắc ở hầu hết lĩnh vực, tạo sức bật cho những tháng còn lại. Số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới cao kỷ lục, nhu cầu vốn “tăng tốc”. Đáng chú ý, việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, sai phạm trong phát hành trái phiếu… cũng đem lại lợi ích lâu dài cho thị trường.

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế – xã hội quí II còn đối mặt nhiều thách thức

DNVN – Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang quý II, tình hình kinh tế – xã hội còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Chia sẻ :


Fitch Ratings: Mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam có triển vọng tích cực

DNVN – Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, Fitch Ratings vừa khẳng định xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB, triển vọng “tích cực”.

Chia sẻ :


GDP năm 2022 tăng cao nhất 12 năm

Nền kinh tế phục hồi sau Covid giúp GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%, mức cao nhất giai đoạn 2011-2022. Công bố số liệu…

Chia sẻ :


VNDirect: Điều chỉnh kỹ thuật là cơ hội để tăng tỷ trọng cổ phiếu

Theo Báo cáo chiến lược tháng 4, Chứng khoán VNDirect nhận định vùng 1,480-1,500 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số giảm về vùng hỗ trợ. Các chuyên gia ưu thích các cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ, dệt may, xây dựng, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp và ngân hàng do định giá hợp lý và triển vọng kinh doanh khả quan trong năm 2022.

Chia sẻ :


Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng tốc từ quý II/2022

Việt Nam được đánh giá là có nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và giới phân tích kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc từ quý II/2022.

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4 có sóng gió?

Các chuyên gia nhận định thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần thay thế cho những mối bận tâm hiện hữu trên thị trường về xung đột Nga – Ukraine, việc Fed nâng lãi suất, cơ quan chức năng bắt nhiều lãnh đạo doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Bất động sản được kỳ vọng phục hồi trong 2023

Nhờ được tháo gỡ pháp lý, thị trường bất động sản được dự báo dần hồi phục trong năm sau. Năm 2022, thị trường bất…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *