Việt Nam thuộc top 5 thế giới về chơi game NFT
Từ tháng 3-5/2022, khảo sát trên đã được thực hiện ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với số người tham gia từ 1.000-3.800 mỗi nơi tùy theo quy mô dân số. Kết quả cho thấy, game NFT hiện có sức hút lớn trên toàn cầu, đặc biệt ở khu vực châu Á. Theo đó, Ấn Độ đứng đầu khi có 33,8% số người được hỏi cho biết đang chơi game NFT, trong khi 11% dự định chơi. Các vị trí còn lại trong top 5 thuộc về Hồng Kông (28,7% và 7,6%), UAE (27,3% và 12,4%) và Philippines (25% và 14%).
23% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết đang chơi loại game này, trong khi 9,6% dự định chơi trong thời gian tới. Tỷ lệ người chơi ở các nhóm tuổi cũng khá tương đồng, với 21,7% ở độ tuổi 18-34, 23,7% ở độ tuổi 35-55 và 22,4% trên 55 tuổi. Trong khi đó, nhóm người chơi game NFT nhiều nhất trên thế giới tập trung chủ yếu ở 18-34 tuổi.
NFT là chứng nhận tài sản số dựa trên blockchain, được đánh giá minh bạch về tính chính danh và quyền sở hữu. Game NFT là các game được xây dựng và phát triển trên nền tảng blockchain, mỗi game sẽ có một nền kinh tế và một token (đồng tiền) riêng khác nhau.
Game NFT hiện chủ yếu thuộc loại P2E (play to earn – chơi để kiếm tiền), tức cho phép người tham gia kiếm token hoặc tài sản NFT để bán và kiếm lời. Trò chơi phổ biến nhất dạng này là Axie Infinity. Một số game NFT khác có thể kể đến ứng dụng Sandbox chuyên về mua bán bán đất ảo; hay StepN khuyến khích người chơi chạy bộ để thu thập NFT và token.
Phần thưởng khi người chơi kết thúc game chính là những phần quà có giá trị dưới dạng NFT (viết tắt của từ Non-Fungible-Token). Những đồng tiền này đặc biệt có thể đổi ra mệnh giá tiền thật thông qua các sàn giao dịch với giá trị rất cao.
Tuy vậy, thị trường game NFT đang có dấu hiệu chững lại. Theo giới chuyên gia, hầu hết trò chơi dạng này không bền vững vì người dùng chơi chủ yếu để kiếm và rút tiền hơn là đầu tư trở lại trong game. Dù các công ty đang cố gắng đa dạng các loại hình để thu hút, một số chuyên gia vẫn tin chúng chỉ là trào lưu nhất thời, không thể tồn tại lâu dài.
Từ tháng 3-5/2022, khảo sát trên đã được thực hiện ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với số người tham gia từ 1.000-3.800 mỗi nơi tùy theo quy mô dân số. Kết quả cho thấy, game NFT hiện có sức hút lớn trên toàn cầu, đặc biệt ở khu vực châu Á. Theo đó, Ấn Độ đứng đầu khi có 33,8% số người được hỏi cho biết đang chơi game NFT, trong khi 11% dự định chơi. Các vị trí còn lại trong top 5 thuộc về Hồng Kông (28,7% và 7,6%), UAE (27,3% và 12,4%) và Philippines (25% và 14%).
23% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết đang chơi loại game này, trong khi 9,6% dự định chơi trong thời gian tới. Tỷ lệ người chơi ở các nhóm tuổi cũng khá tương đồng, với 21,7% ở độ tuổi 18-34, 23,7% ở độ tuổi 35-55 và 22,4% trên 55 tuổi. Trong khi đó, nhóm người chơi game NFT nhiều nhất trên thế giới tập trung chủ yếu ở 18-34 tuổi.
NFT là chứng nhận tài sản số dựa trên blockchain, được đánh giá minh bạch về tính chính danh và quyền sở hữu. Game NFT là các game được xây dựng và phát triển trên nền tảng blockchain, mỗi game sẽ có một nền kinh tế và một token (đồng tiền) riêng khác nhau.
Game NFT hiện chủ yếu thuộc loại P2E (play to earn – chơi để kiếm tiền), tức cho phép người tham gia kiếm token hoặc tài sản NFT để bán và kiếm lời. Trò chơi phổ biến nhất dạng này là Axie Infinity. Một số game NFT khác có thể kể đến ứng dụng Sandbox chuyên về mua bán bán đất ảo; hay StepN khuyến khích người chơi chạy bộ để thu thập NFT và token.
Phần thưởng khi người chơi kết thúc game chính là những phần quà có giá trị dưới dạng NFT (viết tắt của từ Non-Fungible-Token). Những đồng tiền này đặc biệt có thể đổi ra mệnh giá tiền thật thông qua các sàn giao dịch với giá trị rất cao.
Tuy vậy, thị trường game NFT đang có dấu hiệu chững lại. Theo giới chuyên gia, hầu hết trò chơi dạng này không bền vững vì người dùng chơi chủ yếu để kiếm và rút tiền hơn là đầu tư trở lại trong game. Dù các công ty đang cố gắng đa dạng các loại hình để thu hút, một số chuyên gia vẫn tin chúng chỉ là trào lưu nhất thời, không thể tồn tại lâu dài.
Phản hồi