Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Hình ảnh các trang mạng xã hội quảng cáo, rao bán tiền giả.

Bộ Công an vừa phát đi thông báo, thời gian qua, tình trạng rao bán tiền giả trên mạng xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Những nội dung quảng cáo rao bán tiền giả đã lôi kéo một số người mua bán, tiêu thụ tiền giả, làm nảy sinh động cơ phạm tội, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh, trật tự.

Cụ thể, các đối tượng thường sử dụng tài khoản Facebook, Zalo, trang Fanpage… đăng tải những thông tin quảng cáo, mua bán tiền giả công khai trên không gian mạng với đủ mệnh giá. Chỉ cần tìm kiếm với một số từ khóa thông dụng như “tiền giả”, “triệu giả”, “polime”, “T.I.Ề.N.G.I.Ả”,… người dùng mạng xã hội có thể dễ dàng tìm thấy thông tin quảng cáo, rao bán tiền giả.

Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng là dùng kỹ thuật quay phim, chụp ảnh để quảng cáo, tạo niềm tin với người tiêu dùng với những nội dung như “mua 1 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả”, “tiền giả giống tiền thật đến 99%”, “tiêu dùng thoải mái không lo phát hiện”… nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.

Các đối tượng mua, bán tiền giả thường giao dịch qua tài khoản mạng xã hội để thống nhất số lượng, giá cả, phương thức giao dịch và phương thức thanh toán; sử dụng tài khoản ảo, sim rác để che giấu nhân thân, lai lịch gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Trong đó, tháng 1/2022, Công an thành phố Hồ Chí Minh phát hiện, bắt giữ 04 đối tượng cùng ngụ tại huyện Hóc Môn có hành vi rao bán tiền giả; tháng 3/2022, tháng 4/2022, Công an tỉnh Bến Tre đã khởi tố 04 bị can để điều tra hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả, triệt phá đường dây tàng trữ, lưu hành tiền giả lớn…

Trước tình trạng trên, Bộ Công an đưa khuyến cáo đối với người dân, tuyệt đối không được sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, vì đây là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người vi phạm có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm; phạm tội trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Khi phát hiện tiền giả và các hành vi như làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, đề nghị thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng (Công an, Biên phòng, Hải quan…); đồng thời, giao nộp tiền giả cho các cơ quan chức năng nêu trên hoặc Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Đề xuất tăng phạt gấp 10 lần, triệt xoá mua bán, sử dụng biển số xe giả

Trong dự thảo Nghị định 100 sửa đổi, một số vi phạm được Bộ Giao thông vận tải kiến nghị tăng mức phạt 2-5 lần. Đáng chú ý, hành vi bán, sản xuất biển số xe giả được đề xuất mức phạt tăng tới 10 lần…

Chia sẻ :


Vạch trần 6 chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã cảnh báo 6 chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chia sẻ :


Lừa đảo tài chính ngân hàng: Làm gì để không thành nạn nhân?

Người tiêu dùng tuyệt đối không truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của người tiêu dùng vào trang web/liên kết lạ.

Chia sẻ :


Triệt phá đường dây đánh bạc qua sàn SFX Capital với số tiền tới 90 triệu USD

Cơ quan Công an vừa triệt phá đường dây đặt cược tài chính qua sàn SFX Capital (https://sfxcapitals.com) với số tiền giao dịch lên đến 90 triệu USD (tương đương 2.160 tỷ đồng)…

Chia sẻ :


Gần 2.000 người “sập bẫy” lừa chạy quảng cáo trên mạng xã hội

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, phát hiện ngày 21/10/2020, tại phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Quá trình điều tra xác định, có khoảng gần 2.000 người trên khắp cả nước bị nhóm của Lương Ngọc Đức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ :


Rủi ro tiềm ẩn khi vay tiền qua mạng

Rủi ro từ việc vay tiền trên mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến, bởi chính các thủ tục vay quá “nhanh chóng và đơn giản” của hình thức vay tiền trên mạng tồn tại nhiều yếu tố lừa đảo trong đó.

Chia sẻ :


Bộ Công an: Các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân có dấu hiệu lừa đảo

Cục An ninh mạng và phòng, chống phạm tội sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vừa phát đi cảnh báo hoạt động của các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (binary option – BO) trên không gian mạng có dấu hiệu tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…

Chia sẻ :


Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng, Bộ Công an đề xuất áp dụng mức phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân trên 10.000 chủ thể dữ liệu.

Chia sẻ :


Trở thành ‘con mồi’ vì đăng thông tin ‘lỗi chuyển tiền’ lên mạng xã hội

Theo cơ quan điều tra, một trong những thủ đoạn mới nhất của nhóm tội phạm an ninh mạng là truy tìm “con mồi” trên các trang mạng xã hội (Facebook, Google) bằng cách tìm từ khóa như: “chuyển tiền nhầm”, “lỗi chuyển tiền”.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *