ĐHĐCĐ Timexco: Kế hoạch kinh doanh 2022 thận trọng

ĐHĐCĐ Timexco: Kế hoạch kinh doanh 2022 thận trọng

*Tài liệu họp ĐHĐCĐ TMC

Kinh doanh vượt kế hoạch trong quý 1

Chia sẻ về tình hình kinh doanh, Giám đốc Hoàng Đình Sơn cho biết quý 1 và quý 2/2022 chiết khấu hoa hồng của TMC còn ở mức thấp. Trong quý 1 đã chứng kiến nhiều đợt điều hành giá xăng dầu lên xuống khác nhau. Tuy nhiên, Công ty ghi nhận đã tận dụng một số điều kiện, tồn kho hợp lý. Theo đó, lợi nhuận quý 1 đem về vượt kế hoạch đề ra.

Ban lãnh đạo TMC cho rằng tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ được kiểm soát tương đối nhờ chiến dịch phủ vaccine nhưng vẫn sẽ còn gây tác động nhiều mặt đến nền kinh tế thế giới và trong nước cũng như giá dầu thô.

Việc dự báo cho tình hình kinh doanh cả năm 2022 là tương đối khó khăn. Do ngoài COVID, hiện đang có rất nhiều biến động về địa chính trị, kinh tế.

Đặt kế hoạch kinh doanh 2022 thận trọng

TMC xây dựng kế hoạch năm 2022 khá thận trọng, căn cứ tình hình thực hiện 2021 và theo hướng dẫn của PVOIL về chiết khấu hoa hồng, giá bán xăng dầu các loại. Trong đó, doanh thu dự kiến 1,759 tỷ đồng, tăng 12% song lãi sau thuế đi lùi khoảng 14% còn 12 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của TMC

Đvt: Tỷ đồng

ĐHĐCĐ Timexco: Kế hoạch kinh doanh 2022 thận trọng

Nguồn: VietstockFinance

Để thực hiện mục tiêu trên, TMC tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh kinh doanh những ngành hàng phù hợp, xác định kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực chính và trọng tâm để phát triển. Việc triển khai các dự án đầu tư sẽ thực hiện theo nguyên tắc thận trọng, trên cơ sở cân đối nguồn lực và đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Một số giải pháp trong năm nay như đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá hình thức thanh toán mua xăng dầu không tiền mặt qua ví điện tử cho khách hàng cá nhân và quảng bá hình thức mua xăng dầu PVOIL Easy cho khách hàng doanh nghiệp để hạn chế sử dụng tiền mặt. Tăng cường tìm kiếm và phát triển hệ thống khách hàng công nghiệp giao hàng tại kho và bãi xe khách hàng thông qua PVOIL Mobile…

Bám sát phân tích thị trường, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh để triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh thích hợp, linh hoạt trong bán hàng. Thực hiện tiết kiệm chi phí kinh doanh thông qua các hình thức khoán chi phí cho các bộ phận, đơn vị kinh doanh.

Chia cổ tức 2022 tối thiểu 6%

Trong năm 2021 vừa qua, làn sóng COVID bùng phát từ cuối tháng 4 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giám đốc Hoàng Đình Sơn cho biết, cả lãnh đạo và nhân viên TMC có giai đoạn phải ở lại các cơ sở hoạt động, dù lúc đó không kinh doanh gì đáng kể. Nhiệm vụ chính là duy trì hoạt động, bảo vệ tài sản Công ty.

Giai đoạn này, sản lượng tiêu thụ xăng dầu của TMC giảm mạnh, các ngành kinh doanh khác như kinh doanh xe máy, kho bãi, sắt thép cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Đến tháng 10, dịch bệnh thuyên giảm, nhu cầu tiêu thụ tăng dần và các mảng kinh doanh cũng có sự hồi phục tương đối.

TMC kết thúc năm 2021 với kết quả doanh thu 1,568 tỷ đồng và lãi sau thuế 14 tỷ đồng, lần lượt thực hiện 89% và 115% kế hoạch đề ra. Theo đó, cổ đông thông qua phương án chia cổ tức năm 2021 tỷ lệ 9%, tương ứng hơn 11 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, cổ đông đã thống nhất điều chỉnh phương án chia cổ tức năm 2022 là tối thiểu 6%, thay vì 6% như tài liệu cung cấp ban đầu.

Liên quan đến vấn đề cổ tức 2022, ông Đỗ Hoàng Phúc – Chủ tịch HĐQT đánh giá mức 6% là “an toàn”. Công ty có thể chia mức cổ tức cao hơn tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế. Việc trích lập các quỹ và chia cổ tức năm 2022 sẽ thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2023.

Cuộc họp kết thúc với tất cả tờ trình đều được thông qua với tỷ lệ thống nhất cao. Các cổ đông (ngoài PVOIL và Saigon Petro) chấp thuận cho TMC thực hiện các hợp đồng mua bán xăng dầu có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản (của TMC) đối với các đơn vị thành viên PVOIL và Saigon Petro.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


‘Vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn bị từ chối lập hãng bay

Việc chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không chuyên chở hàng hóa cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa khả năng mất cân đối cung – cầu của thị trường trong bối cảnh Covid-19.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính “lên dây cót” thu nội địa tăng 8 – 9% vào năm tới

Bộ Tài chính đặt mục tiêu tăng thu nội địa đạt 8-9%/năm trong 2 – 3 năm tới khi nền kinh tế thoát khỏi Covid – 19…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4 có sóng gió?

Các chuyên gia nhận định thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần thay thế cho những mối bận tâm hiện hữu trên thị trường về xung đột Nga – Ukraine, việc Fed nâng lãi suất, cơ quan chức năng bắt nhiều lãnh đạo doanh nghiệp…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Các doanh nghiệp tại Bình Dương đã được vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng

Với gói vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng, người dân, doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


“Vaccine số, kháng thể số” cho doanh nghiệp

Cũng như con người, trước nguy cơ “nhiễm Covid”, các doanh nghiệp cần những phương thức phòng ngừa, những liều “vaccine” giúp tăng sức đề kháng để hạn chế tác động của dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn…

Chia sẻ :


Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 16/3/2022

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý Kính thưa cử tri và nhân dân cả nước, Trước hết, tôi xin…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *